Từ trước đến nay, sao Thổ vẫn luôn được cho là hành tinh có hệ vành đai bụi vũ trụ lớn nhất trong hệ Mặt trời, rộng khoảng 7.000-80.000km tính từ đường xích đạo của sao Thổ. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh J1407b có vành đai khổng lồ lớn gấp 200 lần vành đai của sao Thổ, lớn gấp nhiều lần so với đường kính của chính nó.
|
Hành tinh J1407b có vành đai bụi khổng lồ lớn gấp 200 lần vành đai của sao Thổ. |
Các nhà thiên văn phát hiện hệ
vành đai khổng lồ bao quanh ngôi sao lùn nâu nằm cách Trái đất hơn 430 năm ánh sáng qua quan sát kính thiên văn. Đây là lần đầu tiên một hệ thống vành đai được nhìn thấy bên ngoài Hệ mặt trời.
Hành tinh J1407b được phát hiện bên ngoài dải Ngân hà, có ít nhất 30 vành đai xung quanh, mỗi vành đai rộng hàng chục triệu km. Dựa trên những đường cong ánh sáng, các nhà nghiên cứu tính toán được đường kính của hệ thống vành đai kéo dài gần 120 triệu km và chứa một một lượng bụi vũ trụ dày đặc khiến cho ánh sáng không thể xuyên qua. Độ rộng vành đai gấp 120 lần đường kính của
Mặt trời và gấp 13.000 lần so với Trái đất.
|
Nếu sao Thổ có vành đai khổng lồ của hành tinh J1407b thì chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. |
Các nhà khoa học cho rằng, các vành đai sẽ mỏng dần trong vài triệu năm tới, cuối cùng sẽ biến mất, có thể nó chỉ còn lại giống như vành đai của sao Thổ hiện nay. Do đó, có thể trước đây sao Thổ cũng có một vành đai rất lớn.
Chu kỳ quỹ đạo của J1407b xung quanh ngôi sao của nó kéo dài khoảng một thập kỷ dài, và khối lượng của nó có thể gấp 40 lần sao Mộc. Nếu chúng ta có thể thay thế các vành đai của sao Thổ bằng vành đai của J1407b, chúng ta có thể dễ dàng quan sát hành tinh này vào ban đêm. Nó lớn và sáng hơn Mặt trăng nhiều lần.
Hành tinh J1407b có sự tồn tại của một vành đai khổng lồ xung quanh có thể che khuất ánh sáng từ một Mặt trời gần đó và khiến cho hiện tượng Nhật thực xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài.