1.Pulsar J1311-3430
Nó nặng bằng hai lần khối lượng mặt trời nhưng chỉ rộng bằng Washington, DC - và nó ngày càng lớn hơn bằng cách “ăn thịt” một ngôi sao đồng hành bình thường.
Hai đối tượng này di chuyển quanh nhau trong thời gian 93 phút, liên tục có trong điệu nhảy gần gũi, chết chóc trong vũ trụ.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Đồng thời, chùm tia của Pulsar J1311-3430 tách ra khỏi ngôi sao đồng hành. Vật liệu bổ sung đó cung cấp cho Pulsar J1311-3430 nhiều năng lượng hơn, khiến nó quay nhanh hơn, đồng nghĩa đối tác của nó cạn kiệt năng lượng dần.
2. CFBDSIR2149 lang thang vũ trụ một mình
|
Nguồn ảnh: Space. |
Nằm cách xa ngôi sao mẹ và thế giới hành tinh anh chị em của nó, hành tinh bất hảo CFBDSIR2149 lang thang trong vũ trụ một mình.
CFBDSIR2149 đã bị loại khỏi hệ mặt trời trong những năm hình thành hỗn loạn, khi quỹ đạo của các hành tinh khác tự thiết lập và đưa CFBDSIR2149 ra ngoài vũ trụ. Các nhà thiên văn học ước tính rằng, có hàng tỷ hành tinh như vậy đã và đang tồn tại.
3. El Gordo
|
Nguồn ảnh: Space. |
Còn được gọi là ACT-CL J0102-4915 hoặc SPT-CL J0102-4915, nó là cụm thiên hà xa nhất, lớn nhất được quan sát ở khoảng cách xa cách Trái Đất khoảng 7 tỷ năm ánh sáng, cụm thiên hà này giữ kỷ lục là cụm thiên hà xa xôi lớn nhất đã được phát hiện với khối lượng bằng 3 triệu tỷ lần khối lượng mặt trời, được tìm thấy bởi Đài quan sát Chandra X-ray của NASA.
Cụm thiên hà này có tên chính thức là 'ACT-CL J0102-4915', đã được các nhà nghiên cứu đặt cho một 'biệt danh' là 'El Gordo', viết tắt của "Fat One" hoặc "Big One" trong tiếng Tây Ban Nha.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực