Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong hệ Mặt trời. Trên bề mặt Titan, mặt trăng của sao Thổ giống hình chiếc nhẫn. Sao Thổ làm lu mờ Mặt trời. Hình ảnh này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini, cho thấy sao Thổ và Mặt trời trong một thời điểm nhật thực. Màu sắc kỳ lạ được chụp bởi tàu Voyager 1 của NASA khi đi khám phá vòng ngoài của hệ Mặt trời. Tàu Voyager tiết lộ cấu trúc phức tạp các vòng của sao Thổ. Sao Thổ xuất hiện với hình lục giác lạ. Hầu hết các nhà khoa học đều tán thành ý kiến sao Thổ là một quả bóng khí khổng lồ, không có một bề mặt vững chắc. Do đó, sao Thổ có chỗ cực phẳng và chỗ phình ra ở xích đạo. Đây là hình ảnh ban đêm ở cực bắc của sao Thổ được chụp bởi bản đồ phổ thị giác và hồng ngoại trên tàu Cassini. Xoáy cực, 2004. Hình ảnh này được chụp bởi Đài quan sát W.M Keck tại Mauna Kea, Hawaii. Hình vuông màu đen ở phía dưới bên phải ảnh đại diện cho dữ liệu bị mất. Nhiệt độ kỳ lạ trên mặt trăng Mimas. Mimas là một mặt trăng nhỏ bên trong của sao Thổ, được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà thiên văn William Herschel. Mimas có nhiệt độ kỳ lạ vào ban ngày, với nhiệt độ ấm áp bên trái, và nhiệt độ lạnh đối lập ở bên phải. Các vành đai sao Thổ. Nasa (cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ) đã mô phỏng các vành đai của sao Thổ với các màu sắc riêng biệt. Mỗi màu sắc đại diện cho thông tin về kích thước các vành đai ở các vùng khác nhau dựa trên các hiệu ứng đo được của tín hiệu vô tuyến. Bề mặt của mặt trăng Enceladus. Đây là hình ảnh bề mặt của Enceladus, mặt trăng lớn thứ sáu của sao Thổ, bằng khoảng một phần mười kích thước của Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.
Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong hệ Mặt trời. Trên bề mặt Titan, mặt trăng của sao Thổ giống hình chiếc nhẫn.
Sao Thổ làm lu mờ Mặt trời. Hình ảnh này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini, cho thấy sao Thổ và Mặt trời trong một thời điểm nhật thực.
Màu sắc kỳ lạ được chụp bởi tàu Voyager 1 của NASA khi đi khám phá vòng ngoài của hệ Mặt trời. Tàu Voyager tiết lộ cấu trúc phức tạp các vòng của sao Thổ.
Sao Thổ xuất hiện với hình lục giác lạ. Hầu hết các nhà khoa học đều tán thành ý kiến sao Thổ là một quả bóng khí khổng lồ, không có một bề mặt vững chắc. Do đó, sao Thổ có chỗ cực phẳng và chỗ phình ra ở xích đạo. Đây là hình ảnh ban đêm ở cực bắc của sao Thổ được chụp bởi bản đồ phổ thị giác và hồng ngoại trên tàu Cassini.
Xoáy cực, 2004. Hình ảnh này được chụp bởi Đài quan sát W.M Keck tại Mauna Kea, Hawaii. Hình vuông màu đen ở phía dưới bên phải ảnh đại diện cho dữ liệu bị mất.
Nhiệt độ kỳ lạ trên mặt trăng Mimas. Mimas là một mặt trăng nhỏ bên trong của sao Thổ, được phát hiện vào năm 1789 bởi nhà thiên văn William Herschel. Mimas có nhiệt độ kỳ lạ vào ban ngày, với nhiệt độ ấm áp bên trái, và nhiệt độ lạnh đối lập ở bên phải.
Các vành đai sao Thổ. Nasa (cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ) đã mô phỏng các vành đai của sao Thổ với các màu sắc riêng biệt. Mỗi màu sắc đại diện cho thông tin về kích thước các vành đai ở các vùng khác nhau dựa trên các hiệu ứng đo được của tín hiệu vô tuyến.
Bề mặt của mặt trăng Enceladus. Đây là hình ảnh bề mặt của Enceladus, mặt trăng lớn thứ sáu của sao Thổ, bằng khoảng một phần mười kích thước của Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.