Mới đây (23h ngày 26/1/2015), tiểu hành tinh 2004 BL86 có kích thước bằng cả quả núi vừa sượt ngang Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn. Theo tính toán của chuyên gia, tiểu hành tinh 2004 BL86 có kích thước khoảng 0,53km, bay cách Trái đất với khoảng cách 1.198.961km, vận tốc lên tới 35.000 dặm/giờ. Ảnh: Vị trí tiểu hành tinh 2004 BL86 vào ngày 19/1/2015.Sáng ngày 2/1/2015, một thiên thạch rộng 5m, được các nhà thiên văn đặt tên là 2014 AA đã đâm vào bầu khí quyển Trái đất ở phía trên Đại Tây Dương. Theo tính toán của nhà vật lý Peter Brown, sức công phá của 2014 AA tương đương với vụ nổ của 500 đến 1.000 tấn TNT, tuy nhiên thiên thạch quá nhỏ để có thể còn nguyên vẹn sau khi đâm xuống bầu khí quyển và va chạm với bề mặt Trái đất nên không gây ra điều gì quá nguy hại. Ảnh: Thiên thạch 2014 AA đi vào bầu khí quyển Trái đất.Tháng 8/2014, dư luận được dịp hoang mang khi tờ Dailystar dẫn lời các nhà khoa học cho biết, thiên thạch mang mã số 1950 DA, có đường kính khoảng 1km lao đi với vận tốc 14,5 km/giây hướng thẳng về Trái đất, nguy cơ thiên thạch đâm vào Trái đất là 1/300. Khi đâm vào Trái đất, thiên thạch này sẽ tạo ra vụ nổ tương đương với 44.800 triệu tấn thuốc nổ TNT. Theo dự đoán với tốc độ như vậy thiên thạch sẽ tiến tới Trái đất vào ngày 16/3/2880.Thiên thạch 2014 DX110, có đường kính khoảng 30m và khối lượng 16.000 tấn từng bay sát Trái đất vào ngày 6/3/2014, ở khoảng cách khoảng 345.600 km, tương đương 9/10 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.Tháng 2/2013, khối thiên thạch 2012 DA14 có chiều rộng 45m bay khá gần Trái đất với tốc độ là 28.000 km/h nhưng không gây nên hiểm họa cho loài người. Thiên thạch chỉ cách Trái đất khoảng 27.700km (tương đương 1/13 khoảng cách giữa địa cầu và Mặt trăng.Theo tính toán của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2012, tiểu hành tinh mang số hiệu 2011 AG5 sẽ lao vào Trái đất ngày 5/2/2040. Tỉ lệ của việc va chạm là 1/625, cho thấy khả năng xảy ra rất cao. Sau đó, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu chuyển hướng tiểu hành tinh ra khỏi đường bay đến Trái đất. Ảnh: Mô tả vụ nổ lớn có thể xảy ra nếu 2011 AG5 va chạm với Trái đất.Ngoài những lần thiên thạch suýt tấn công Trái đất, lịch sử vũ trụ cũng từng ghi nhận nhiều vụ thiên thạch va phải Trái đất gây hủy diệt. Điển hình gần nhất là vụ khối thiên thạch từ vũ trụ lao xuống vùng Chelyabinsk thuộc miền trung nước Nga vào ngày 15/2/2013 gây ra nhiều thiệt hại nặng nề và người và tài sản.Vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong vòng 100 năm tại Nga khiến hơn 1.000 người bị thương và làm hư hại hàng nghìn tòa nhà. Thiên thạch bốc cháy trong khí quyển, gây nên tiếng nổ lớn kèm theo ánh sáng chói lòa trên bầu trời. Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan. Phần lớn nạn nhân bị thương nhẹ do các mảnh kính vỡ văng vào cơ thể. Sóng xung kích của vụ nổ mạnh gấp 30 lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.Vào khoảng 66 triệu năm trước đây, một thiên thạch khổng lồ cũng đã đâm xuống Mexico và hủy diệt sự sống của những con khủng long cuối cùng cũng như hầu hết hệ thực vật trên Trái đất.
Mới đây (23h ngày 26/1/2015), tiểu hành tinh 2004 BL86 có kích thước bằng cả quả núi vừa sượt ngang Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn. Theo tính toán của chuyên gia, tiểu hành tinh 2004 BL86 có kích thước khoảng 0,53km, bay cách Trái đất với khoảng cách 1.198.961km, vận tốc lên tới 35.000 dặm/giờ. Ảnh: Vị trí tiểu hành tinh 2004 BL86 vào ngày 19/1/2015.
Sáng ngày 2/1/2015, một thiên thạch rộng 5m, được các nhà thiên văn đặt tên là 2014 AA đã đâm vào bầu khí quyển Trái đất ở phía trên Đại Tây Dương. Theo tính toán của nhà vật lý Peter Brown, sức công phá của 2014 AA tương đương với vụ nổ của 500 đến 1.000 tấn TNT, tuy nhiên thiên thạch quá nhỏ để có thể còn nguyên vẹn sau khi đâm xuống bầu khí quyển và va chạm với bề mặt Trái đất nên không gây ra điều gì quá nguy hại. Ảnh: Thiên thạch 2014 AA đi vào bầu khí quyển Trái đất.
Tháng 8/2014, dư luận được dịp hoang mang khi tờ Dailystar dẫn lời các nhà khoa học cho biết,
thiên thạch mang mã số 1950 DA, có đường kính khoảng 1km lao đi với vận tốc 14,5 km/giây hướng thẳng về Trái đất, nguy cơ thiên thạch đâm vào Trái đất là 1/300. Khi đâm vào Trái đất, thiên thạch này sẽ tạo ra vụ nổ tương đương với 44.800 triệu tấn thuốc nổ TNT. Theo dự đoán với tốc độ như vậy thiên thạch sẽ tiến tới Trái đất vào ngày 16/3/2880.
Thiên thạch 2014 DX110, có đường kính khoảng 30m và khối lượng 16.000 tấn từng bay sát
Trái đất vào ngày 6/3/2014, ở khoảng cách khoảng 345.600 km, tương đương 9/10 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.
Tháng 2/2013, khối thiên thạch 2012 DA14 có chiều rộng 45m bay khá gần Trái đất với tốc độ là 28.000 km/h nhưng không gây nên hiểm họa cho loài người. Thiên thạch chỉ cách Trái đất khoảng 27.700km (tương đương 1/13 khoảng cách giữa địa cầu và Mặt trăng.
Theo tính toán của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) năm 2012, tiểu hành tinh mang số hiệu 2011 AG5 sẽ lao vào Trái đất ngày 5/2/2040. Tỉ lệ của việc va chạm là 1/625, cho thấy khả năng xảy ra rất cao. Sau đó, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu chuyển hướng tiểu hành tinh ra khỏi đường bay đến Trái đất. Ảnh: Mô tả vụ nổ lớn có thể xảy ra nếu 2011 AG5 va chạm với Trái đất.
Ngoài những lần thiên thạch suýt tấn công Trái đất, lịch sử vũ trụ cũng từng ghi nhận nhiều vụ thiên thạch va phải Trái đất gây hủy diệt. Điển hình gần nhất là vụ khối thiên thạch từ vũ trụ lao xuống vùng Chelyabinsk thuộc miền trung nước Nga vào ngày 15/2/2013 gây ra nhiều thiệt hại nặng nề và người và tài sản.
Vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong vòng 100 năm tại Nga khiến hơn 1.000 người bị thương và làm hư hại hàng nghìn tòa nhà. Thiên thạch bốc cháy trong khí quyển, gây nên tiếng nổ lớn kèm theo ánh sáng chói lòa trên bầu trời. Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan. Phần lớn nạn nhân bị thương nhẹ do các mảnh kính vỡ văng vào cơ thể. Sóng xung kích của vụ nổ mạnh gấp 30 lần vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.
Vào khoảng 66 triệu năm trước đây, một thiên thạch khổng lồ cũng đã đâm xuống Mexico và hủy diệt sự sống của những con khủng long cuối cùng cũng như hầu hết hệ thực vật trên Trái đất.