|
Tuyến đường vận tải Biển Bắc (màu trắng) trên đầu vùng cực. Nguồn Wikipedia |
Tờ Diplomat cho biết, hạm đội Phương Bắc bắt đầu cuộc tập trận theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh Hải quân Nga và các cơ quan tình báo ở Washington cũng như Moscow, đều chú ý đến cuộc tập trận này.
Bởi vì tình hình hiện tại ở Bắc Cực có liên quan trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Mỹ, đó là “Tuyến đường vận tải Biển Bắc”. Người Mỹ sẵn sàng đặt câu hỏi về tuyên bố kiểm soát tuyến đường thủy này của Nga, thậm chí bằng vũ lực.
Đảo Kotelny từ lâu đã là điểm phòng thủ trung gian quan trọng nhất trên Tuyến đường biển phía Bắc. Nga dự định sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình, để bảo vệ họ khỏi bất kỳ sự đe dọa nào của các quốc gia khác.
|
Các căn cứ quân sự của Nga (màu đỏ) tại Bắc Cực. Nguồn Topwar
|
Kể từ năm 2012, Hạm đội Phương Bắc hầu như năm nào cũng tổ chức các cuộc tập trận trên đảo. Do đó, mọi thứ xảy ra trên đảo Kotelny luôn giống như một vấn đề lớn.
Nhưng tại sao Washington lại lo lắng khi theo dõi cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc năm nay?
Vấn đề là Lầu Năm Góc không thể không liên kết quá trình huấn luyện chiến đấu của người Nga với những gì đang xảy ra gần như đồng thời trên bờ biển Thái Bình Dương.
|
Chiến hạm và các phương tiện của Hạm đội Phương Bắc Nga tham gia cuộc tập trận. Ảnh: RT |
Như truyền thông Nga và Trung Quốc đưa tin, một đội hình chung ấn tượng giữa lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc gồm 11 tàu chiến và tàu bảo đảm, gần đây đã tiến đến bờ biển Thái Bình Dương trong một đội hình thống nhất.
Tất cả những điều này khiến Lầu Năm Góc vô cùng lo lắng; để quan sát cuộc tập trận chung Nga-Trung gần lãnh hải nước này, Hải quân Mỹ còn cử một hạm đội hùng hậu theo dõi “nhất cử, nhất động”.
Tổng hợp tất cả lại với nhau, dẫn đến kết luận rằng, các bên tranh giành quyền kiểm soát “Tuyến đường biển phía Bắc” đang phô trương sức mạnh của mình.
|
Tàu chiến Trung Quốc và Nga tham gia tập trận hải quân chung năm 2021 (Ảnh: Xinhua). |
Theo tuyên bố của Nga, tuyến đường biển phía Bắc là “tuyến giao thông quốc gia được hình thành trong lịch sử nước Nga”. Moskva sẵn sàng cung cấp tàu phá băng hộ tống cho mọi khách hàng trên toàn bộ tuyến đường, để đảm bảo an toàn hàng hải đáng tin cậy. Tất nhiên, nó không miễn phí.
Mỹ khẳng định các quyền ngoài lãnh thổ đối với toàn bộ các tuyến đường vận chuyển chính ở Bắc Cực và không có ý định tìm kiếm sự cho phép đi lại hòa bình từ bất kỳ quốc gia nào, kể cả Nga.
Tuy nhiên, rất khó để Washington hiện thực hóa tham vọng của mình ở Bắc Cực, vì Nga có đội tàu phá băng lớn nhất thế giới ở các vĩ độ cao, 5 trong số đó là tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân.
|
Khả năng tiếp cận ngày càng tăng của các tuyến đường vận chuyển và cảng mới mở ở Bắc Cực, mang theo những tác động địa chính trị đáng lo ngại. Ảnh: NOAA |
Vào mùa hè năm 2020, việc chế tạo con tàu thứ sáu - tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân hạng nhất thuộc Dự án 10510 mạnh nhất thế giới "Nước Nga" - đã bắt đầu ở Viễn Đông.
Ngoài ra, đừng quên con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân "Con đường Biển Bắc" được đóng ở Crimea trong thời kỳ Xô Viết.
Trước các hành động quyết liệt của Nga ở khu vực Biển Bắc, Mỹ đương nhiên lép vế trước sức mạnh của Moscow.
Có thể thấy, cả hai bên eo biển Bering đều đang hết sức chú ý đến mọi động thái của đối phương ở Bắc Cực, đồng thời dốc toàn lực chuẩn bị cho những diễn biến xấu nhất ở vùng băng giá này.