Nga có một "cây át chủ bài" ẩn nấp dưới lớp băng ở Bắc Cực nhằm đề phòng trường hợp bị đối thủ như Mỹ hoặc NATO tiến hành cuộc tấn công hạt nhân. Trang Sohu của Trung Quốc mới có bài viết về vấn đề này.Theo đó, năm ngoái, Hải quân Nga đã gây chấn động thế giới với cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở vùng biển Bắc Cực nhằm kiểm tra năng lực tác chiến của lực lượng hạt nhân chiến lược.Trong cuộc diễn tập này, ba tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga đã xuyên thủng lớp băng dày và đồng thời nổi lên tại một điểm đã định trước. Hành động trên được thực hiện chuyên nghiệp, rất nhanh chóng.Ngay cả các chuyên gia quân sự Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng tàu ngầm hạt nhân của Nga có thể nhanh chóng nổi lên tại bất cứ nơi nào ở Bắc Cực, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay đêm, để phóng tên lửa hạt nhân chiến lược.“Bạn không nên nghĩ rằng công nghệ phá vỡ lớp băng bao phủ là đơn giản. Trong các cuộc tập trận ở Bắc Cực, người Mỹ đã cố gắng lặp lại cách hoạt động của các tàu ngầm Nga, và kết quả là rất khó chịu"."Tàu ngầm Mỹ chỉ xuyên qua một phần lớp băng và không thể phóng tên lửa. Trong khi các thủy thủ cố gắng đưa phần còn lại của thân tàu lên mặt nước thì phần dưới lại bị đóng băng. Như vậy tàu ngầm Mỹ đã bị chặn trong băng", tờ Sohu nói rõ.Ấn phẩm tiếng Trung Quốc nhấn mạnh rằng ngày nay không quốc gia nào trên thế giới có thể phát hiện một tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga đang ẩn náu dưới lớp băng ở Bắc Cực.Xét đến thực tế là những tàu ngầm chiến lược vẫn sẵn sàng chiến đấu và có thể tấn công kẻ thù bất cứ lúc nào, chúng ta có thể nói rằng Liên bang Nga có một con át chủ bài mạnh mẽ tiềm ẩn ở Bắc Cực trong trường hợp bị Mỹ tấn công hạt nhân.Không nghi ngờ gì nữa, những vũ khí này là một biện pháp răn đe rất quan trọng đối với Mỹ hay bất cứ quốc gia NATO nào khác nếu họ có ý định thực hiện hành động quân sự đối với nước Nga.“Hiện tại, Nga tiếp tục củng cố các đường biên giới ở Bắc Cực, khẳng định vị thế độc tôn của mình tại Bắc Băng Dương. Ngay cả Mỹ với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh cũng không thể theo kịp Nga ở đây”, tờ Sohu viết.Tập trung xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa cũng là cách mà Hải quân Nga tập trung theo đuổi từ lâu nhằm xóa bỏ thua thiệt về tàu mặt nước so với Hải quân Mỹ và NATO.Với một tên lửa chiến lược phóng đi từ Bắc Cực, nó sẽ đến được mục tiêu trong thời gian nhanh nhất và vô hiệu hóa mọi hệ thống đánh chặn do thời gian để phản ứng là vô cùng ngắn. Lợi thế lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân Nga so với Mỹ đó là kích thước lớn, một chiến hạm 20 nghìn tấn dĩ nhiên sẽ dễ dàng xuyên thủng lớn băng dày tốt hơn hẳn con tàu chỉ có lượng giãn nước 6 - 7 nghìn tấn.Theo nhận xét từ các chuyên gia quân sự quốc tế, trong tương lai gần, Mỹ và NATO chưa thể đưa ra phương án hiệu quả nhằm chống lại "át chủ bài" của Nga dưới lớp băng Bắc Cực.
Nga có một "cây át chủ bài" ẩn nấp dưới lớp băng ở Bắc Cực nhằm đề phòng trường hợp bị đối thủ như Mỹ hoặc NATO tiến hành cuộc tấn công hạt nhân. Trang Sohu của Trung Quốc mới có bài viết về vấn đề này.
Theo đó, năm ngoái, Hải quân Nga đã gây chấn động thế giới với cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở vùng biển Bắc Cực nhằm kiểm tra năng lực tác chiến của lực lượng hạt nhân chiến lược.
Trong cuộc diễn tập này, ba tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga đã xuyên thủng lớp băng dày và đồng thời nổi lên tại một điểm đã định trước. Hành động trên được thực hiện chuyên nghiệp, rất nhanh chóng.
Ngay cả các chuyên gia quân sự Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng tàu ngầm hạt nhân của Nga có thể nhanh chóng nổi lên tại bất cứ nơi nào ở Bắc Cực, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay đêm, để phóng tên lửa hạt nhân chiến lược.
“Bạn không nên nghĩ rằng công nghệ phá vỡ lớp băng bao phủ là đơn giản. Trong các cuộc tập trận ở Bắc Cực, người Mỹ đã cố gắng lặp lại cách hoạt động của các tàu ngầm Nga, và kết quả là rất khó chịu".
"Tàu ngầm Mỹ chỉ xuyên qua một phần lớp băng và không thể phóng tên lửa. Trong khi các thủy thủ cố gắng đưa phần còn lại của thân tàu lên mặt nước thì phần dưới lại bị đóng băng. Như vậy tàu ngầm Mỹ đã bị chặn trong băng", tờ Sohu nói rõ.
Ấn phẩm tiếng Trung Quốc nhấn mạnh rằng ngày nay không quốc gia nào trên thế giới có thể phát hiện một tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga đang ẩn náu dưới lớp băng ở Bắc Cực.
Xét đến thực tế là những tàu ngầm chiến lược vẫn sẵn sàng chiến đấu và có thể tấn công kẻ thù bất cứ lúc nào, chúng ta có thể nói rằng Liên bang Nga có một con át chủ bài mạnh mẽ tiềm ẩn ở Bắc Cực trong trường hợp bị Mỹ tấn công hạt nhân.
Không nghi ngờ gì nữa, những vũ khí này là một biện pháp răn đe rất quan trọng đối với Mỹ hay bất cứ quốc gia NATO nào khác nếu họ có ý định thực hiện hành động quân sự đối với nước Nga.
“Hiện tại, Nga tiếp tục củng cố các đường biên giới ở Bắc Cực, khẳng định vị thế độc tôn của mình tại Bắc Băng Dương. Ngay cả Mỹ với tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh cũng không thể theo kịp Nga ở đây”, tờ Sohu viết.
Tập trung xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa cũng là cách mà Hải quân Nga tập trung theo đuổi từ lâu nhằm xóa bỏ thua thiệt về tàu mặt nước so với Hải quân Mỹ và NATO.
Với một tên lửa chiến lược phóng đi từ Bắc Cực, nó sẽ đến được mục tiêu trong thời gian nhanh nhất và vô hiệu hóa mọi hệ thống đánh chặn do thời gian để phản ứng là vô cùng ngắn.
Lợi thế lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân Nga so với Mỹ đó là kích thước lớn, một chiến hạm 20 nghìn tấn dĩ nhiên sẽ dễ dàng xuyên thủng lớn băng dày tốt hơn hẳn con tàu chỉ có lượng giãn nước 6 - 7 nghìn tấn.
Theo nhận xét từ các chuyên gia quân sự quốc tế, trong tương lai gần, Mỹ và NATO chưa thể đưa ra phương án hiệu quả nhằm chống lại "át chủ bài" của Nga dưới lớp băng Bắc Cực.