Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết quân đội Anh và Pháp sẽ là những lực lượng đầu tiên tiến vào Ukraine. Theo Đài truyền hình Tsargrad của Nga, chuyên gia quân sự Nga, Đại tá Baranets đã đe dọa rằng, nếu quân đội Pháp đổ bộ vào Odessa, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả thảm khốc.Kể từ thời Sa hoàng, thành phố Odessa đã là bàn đạp để Nga hoàng can thiệp vào Bán đảo Balkan. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cảng Odessa, quân đội Nga (RFAF) thậm chí còn chiếm vùng Bessarabia của Romania.Odessa cũng là một thành phố rất đặc biệt, dưới thời Liên Xô, để buôn lậu và thu thập thông tin tình báo, Liên Xô chấp thuận cho các công ty và tổ chức phương Tây vào Odessa để thành lập các văn phòng thương mại; và trên thực tế có rất nhiều nhân viên tình báo ẩn náu ở đó.Các công ty thương mại và nhân viên tình báo của Anh, Mỹ, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đã liên lạc và thông đồng với nhiều lực lượng khác nhau ở Odessa. Đây cũng là thành phố cảng lớn nhất của Liên Xô có thể hoạt động quanh năm, do nước ở đây không bị đóng băng.Hiện nay, Odessa có rất nhiều phái đoàn phương Tây, sĩ quan NATO, lính đánh thuê phương Tây, hàng hóa viện trợ của các quốc gia cho Ukraine, v.v. Odessa cũng là một trong những chiến lợi phẩm quan trọng nhất, trong chiến thắng của phương Tây trong chiến tranh Lạnh.Hiện nay, sự can thiệp của quân đội chính quy NATO vào Ukraine, đã trở thành vấn đề có thể được thảo luận một cách công khai. Nếu các nước phương Tây muốn đạt được lợi ích ở Ukraine, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đưa quân tới Ukraine. Họ gửi quân càng sớm thì sẽ chiếm được vị trí càng tốt. Nếu đến quá muộn, không chỉ mất đi những vị trí tốt mà còn phải ra tiền tuyến để lấp đầy khoảng trống.Một khi Ukraine mất Odessa, điều này không chỉ có nghĩa là nước này sẽ hoàn toàn trở thành một quốc gia không giáp biển, mà còn mất đi các tuyến đường hàng hải và khả năng tiếp cận viện trợ quân sự bên ngoài. Hải quân Ukraine quá yếu và họ còn hy vọng quân đội Anh và Pháp sẽ tiến vào Odessa để bảo vệ kênh viện trợ của NATO. Đồng thời AFU cũng rút thêm một số binh lính ở đây, để chuyển tới mặt trận Donbass.Quân đội Pháp có khả năng sẵn sàng chiến đấu tương đối tốt, Pháp cũng là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Lực lượng lục quân của quân đội Pháp có khả năng chiến đấu tương đối cao, lực lượng hải quân và không quân cũng rất mạnh; công tác bảo đảm hậu cần tốt.Nhưng so với một số quân đội châu Âu, quân đội Pháp thậm chí còn không tốt bằng quân đội Ba Lan. Tổng thống Macron vẫn đang chìm trong mộng tưởng là quốc gia “lãnh đạo châu Âu”, nhưng liệu quân đội Pháp có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga sau khi tới Odessa hay không vẫn còn phải chờ xem.Trong khi đó, các cuộc đàm phán ở cấp tham mưu trưởng với đại diện của Anh và Pháp về khả năng triển khai lực lượng "gìn giữ hòa bình" nước ngoài tại Ukraine đã bắt đầu tại Kiev. Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Pavlo Palisa, cho biết "liên minh những bên mong muốn" đưa quân vào lãnh thổ Ukraine, bao gồm các nước Baltic, Bắc Âu, cũng như Pháp và Anh.Tổng cộng, đại diện quân sự từ 10-12 quốc gia dự kiến sẽ có mặt tại Ukraine. Về vấn đề này, chính quyền Ukraine đặt nhiều hy vọng nhất vào London và Paris. Rõ ràng là Kiev không mong đợi sự hiện diện của lực lượng quân sự từ Litva, Latvia và Estonia, những quốc gia mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực lực.Một ngày trước đó, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, đã đề xuất rằng trong "liên minh những quốc gia tự nguyện", phải có một người có thể nối lại liên lạc và đối thoại với Tổng thống Putin. Theo Tổng thống Phần Lan, vai trò này nên do các nhà lãnh đạo Pháp và Anh đảm nhiệm, với tư cách là lực lượng nòng cốt của "liên minh".Trước đó, Tổng thống Phần Lan bày tỏ sự tin tưởng rằng sớm hay muộn châu Âu cũng sẽ phải khôi phục quan hệ với Liên bang Nga. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Macron lần đầu tiên phát biểu về nhu cầu thành lập một “liên minh tự nguyện”. Nhưng giới chuyên gia cũng nhận thấy, Pháp đang cố gắng cài lợi ích của họ, trong việc thực hiện các đơn đặt hàng cho các nước châu Âu tham gia hỗ trợ cho Kiev.Trong lúc này, NATO không tin vào khả năng tấn công của Ukraine, Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, Tướng Christopher Cavoli cho biết, AFU sẽ không thể thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn. Ông đã báo cáo điều này trong phiên điều trần tại ủy ban liên quan của Thượng viện Mỹ và cho biết, trong giai đoạn này rất khó để dự đoán các hoạt động tấn công lớn của AFU.Tuyên bố này có vẻ bất ngờ, đặc biệt khi xét đến việc ông Cavoli, trước đây luôn ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và là một trong những người vận động hành lang chính cho việc chuyển giao các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, bao gồm cả tên lửa HIMARS, cho AFU.Có thể có nhiều lý do khác nhau cho sự thay đổi đột ngột trong cách diễn đạt như vậy. Một số dự đoán thì cho rằng, Washington đang bắt đầu hạ thấp kỳ vọng về những thành công của Ukraine trên tiền tuyến và đang báo hiệu những khó khăn ngay cả khi có sự hỗ trợ của phương Tây.Một số dự đoán khác thì cho rằng, bằng cách tạo ra ấn tượng yếu kém, các đồng minh phương Tây đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của Nga; trong khi vẫn tiếp tục chuyển giao vũ khí và huấn luyện quân đội Ukraine. Chiến thuật tương tự đã được sử dụng trước đây vào năm 2023, bất chấp những tuyên bố về "năng lực không đủ" của AFU, Kiev đã cố gắng thực hiện một cuộc tấn công lớn ở phía nam. (nguồn ảnh Topwar, Ukrinform, TASS, Kyiv Post).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết quân đội Anh và Pháp sẽ là những lực lượng đầu tiên tiến vào Ukraine. Theo Đài truyền hình Tsargrad của Nga, chuyên gia quân sự Nga, Đại tá Baranets đã đe dọa rằng, nếu quân đội Pháp đổ bộ vào Odessa, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả thảm khốc.
Kể từ thời Sa hoàng, thành phố Odessa đã là bàn đạp để Nga hoàng can thiệp vào Bán đảo Balkan. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cảng Odessa, quân đội Nga (RFAF) thậm chí còn chiếm vùng Bessarabia của Romania.
Odessa cũng là một thành phố rất đặc biệt, dưới thời Liên Xô, để buôn lậu và thu thập thông tin tình báo, Liên Xô chấp thuận cho các công ty và tổ chức phương Tây vào Odessa để thành lập các văn phòng thương mại; và trên thực tế có rất nhiều nhân viên tình báo ẩn náu ở đó.
Các công ty thương mại và nhân viên tình báo của Anh, Mỹ, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đã liên lạc và thông đồng với nhiều lực lượng khác nhau ở Odessa. Đây cũng là thành phố cảng lớn nhất của Liên Xô có thể hoạt động quanh năm, do nước ở đây không bị đóng băng.
Hiện nay, Odessa có rất nhiều phái đoàn phương Tây, sĩ quan NATO, lính đánh thuê phương Tây, hàng hóa viện trợ của các quốc gia cho Ukraine, v.v. Odessa cũng là một trong những chiến lợi phẩm quan trọng nhất, trong chiến thắng của phương Tây trong chiến tranh Lạnh.
Hiện nay, sự can thiệp của quân đội chính quy NATO vào Ukraine, đã trở thành vấn đề có thể được thảo luận một cách công khai. Nếu các nước phương Tây muốn đạt được lợi ích ở Ukraine, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đưa quân tới Ukraine. Họ gửi quân càng sớm thì sẽ chiếm được vị trí càng tốt. Nếu đến quá muộn, không chỉ mất đi những vị trí tốt mà còn phải ra tiền tuyến để lấp đầy khoảng trống.
Một khi Ukraine mất Odessa, điều này không chỉ có nghĩa là nước này sẽ hoàn toàn trở thành một quốc gia không giáp biển, mà còn mất đi các tuyến đường hàng hải và khả năng tiếp cận viện trợ quân sự bên ngoài. Hải quân Ukraine quá yếu và họ còn hy vọng quân đội Anh và Pháp sẽ tiến vào Odessa để bảo vệ kênh viện trợ của NATO. Đồng thời AFU cũng rút thêm một số binh lính ở đây, để chuyển tới mặt trận Donbass.
Quân đội Pháp có khả năng sẵn sàng chiến đấu tương đối tốt, Pháp cũng là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Lực lượng lục quân của quân đội Pháp có khả năng chiến đấu tương đối cao, lực lượng hải quân và không quân cũng rất mạnh; công tác bảo đảm hậu cần tốt.
Nhưng so với một số quân đội châu Âu, quân đội Pháp thậm chí còn không tốt bằng quân đội Ba Lan. Tổng thống Macron vẫn đang chìm trong mộng tưởng là quốc gia “lãnh đạo châu Âu”, nhưng liệu quân đội Pháp có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga sau khi tới Odessa hay không vẫn còn phải chờ xem.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán ở cấp tham mưu trưởng với đại diện của Anh và Pháp về khả năng triển khai lực lượng "gìn giữ hòa bình" nước ngoài tại Ukraine đã bắt đầu tại Kiev. Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Pavlo Palisa, cho biết "liên minh những bên mong muốn" đưa quân vào lãnh thổ Ukraine, bao gồm các nước Baltic, Bắc Âu, cũng như Pháp và Anh.
Tổng cộng, đại diện quân sự từ 10-12 quốc gia dự kiến sẽ có mặt tại Ukraine. Về vấn đề này, chính quyền Ukraine đặt nhiều hy vọng nhất vào London và Paris. Rõ ràng là Kiev không mong đợi sự hiện diện của lực lượng quân sự từ Litva, Latvia và Estonia, những quốc gia mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực lực.
Một ngày trước đó, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, đã đề xuất rằng trong "liên minh những quốc gia tự nguyện", phải có một người có thể nối lại liên lạc và đối thoại với Tổng thống Putin. Theo Tổng thống Phần Lan, vai trò này nên do các nhà lãnh đạo Pháp và Anh đảm nhiệm, với tư cách là lực lượng nòng cốt của "liên minh".
Trước đó, Tổng thống Phần Lan bày tỏ sự tin tưởng rằng sớm hay muộn châu Âu cũng sẽ phải khôi phục quan hệ với Liên bang Nga. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Macron lần đầu tiên phát biểu về nhu cầu thành lập một “liên minh tự nguyện”. Nhưng giới chuyên gia cũng nhận thấy, Pháp đang cố gắng cài lợi ích của họ, trong việc thực hiện các đơn đặt hàng cho các nước châu Âu tham gia hỗ trợ cho Kiev.
Trong lúc này, NATO không tin vào khả năng tấn công của Ukraine, Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, Tướng Christopher Cavoli cho biết, AFU sẽ không thể thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn. Ông đã báo cáo điều này trong phiên điều trần tại ủy ban liên quan của Thượng viện Mỹ và cho biết, trong giai đoạn này rất khó để dự đoán các hoạt động tấn công lớn của AFU.
Tuyên bố này có vẻ bất ngờ, đặc biệt khi xét đến việc ông Cavoli, trước đây luôn ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và là một trong những người vận động hành lang chính cho việc chuyển giao các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, bao gồm cả tên lửa HIMARS, cho AFU.
Có thể có nhiều lý do khác nhau cho sự thay đổi đột ngột trong cách diễn đạt như vậy. Một số dự đoán thì cho rằng, Washington đang bắt đầu hạ thấp kỳ vọng về những thành công của Ukraine trên tiền tuyến và đang báo hiệu những khó khăn ngay cả khi có sự hỗ trợ của phương Tây.
Một số dự đoán khác thì cho rằng, bằng cách tạo ra ấn tượng yếu kém, các đồng minh phương Tây đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của Nga; trong khi vẫn tiếp tục chuyển giao vũ khí và huấn luyện quân đội Ukraine. Chiến thuật tương tự đã được sử dụng trước đây vào năm 2023, bất chấp những tuyên bố về "năng lực không đủ" của AFU, Kiev đã cố gắng thực hiện một cuộc tấn công lớn ở phía nam. (nguồn ảnh Topwar, Ukrinform, TASS, Kyiv Post).