Ấn Độ đã vượt qua Nga về số lượng hàng không mẫu hạm đang hoạt động sau khi New Delhi đưa vào vận hành tàu sân bay nội địa INS Vikrant cách đây vài ngày.Như vậy, Hải quân Ấn Độ đã có hai tàu sân bay phục vụ sau khi tàu INS Vikramaditya - vốn là chiếc tuần dương hạm Đô đốc Gorshkov của Nga được hoán cải vào năm 2014.Mặc dù có thể thấy một số đặc điểm nhất định của "thiết kế Liên Xô" trên chiến INS Vikrant, nhưng vẫn phải công nhận đây là sự phát triển nội bộ, do chính lực lượng vũ trang nước này tiến hành.Con tàu dài 262 m với lượng choán nước 47.400 tấn này là tàu sân bay đầu tiên được đóng tại Ấn Độ, tỷ lên nội địa hóa được tuyên bố là 75%, với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp địa phương.NS Vikrant được thiết kế cho một phi đội máy bay gồm 30 phương tiện và thủy thủ đoàn 1.600 người. Tiêm kích chủ lực được cho là MiG-29K mà Ấn Độ dự định mua từ Liên bang Nga, nhưng gần đây khả năng cao New Delhi đã thay đổi ý định.Một loạt thảm họa khi hoạt động và các vấn đề tồn tại với dòng chiến đấu cơ này đang buộc các nhà chức trách quốc gia Nam Á phải tìm kiếm một giải pháp thay thế hiệu quả.Sự thay thế dành cho MiG-29K đã được nhìn thấy trong chiến đấu cơ nội địa Tejas của họ, nhưng việc chuyển đổi loại máy bay chiến đấu "trên bộ" này thành phương tiện hoạt động trên tàu sân bay đã gặp phải vấn đề.Chính vì vậy, hiện tại một lựa chọn với chiếc Rafale-M của Pháp đang được xem xét , nó có cơ hội khá tốt về mặt hợp nhất với phi đội không quân hiện có. Mặc dù tồn tại những lo ngại khá thực tế về tốc độ cung cấp của Paris.Một lựa chọn khác là F/A-18 Super Horne đặc biệt khi mà Boeing thậm chí đã chứng minh khả năng chiếc tiêm kích này có khả năng cất cánh từ đường băng kiểu nhảy cầu.Đối với Tập đoàn Being, Ấn Độ có thể trở thành một khách hàng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Hải quân Mỹ có kế hoạch từ bỏ F/A-18 và thay thế bằng tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35.Đồng thời, hợp đồng hiện tại của Being với khách hàng cơ sở kết thúc vào năm 2024 và tất cả các nhà khai thác F/A-18 khác cũng có kế hoạch cho chúng ngừng hoạt động để thay thế bằng F-35, cho nên công ty Mỹ rất hy vọng sẽ tìm được thị trường mới là Ấn Độ.Điều quan trọng nữa là Ấn Độ chỉ còn rất ít thời gian để lựa chọn loại máy bay nào, khi thời hạn để đưa INS Vikrant vào trạng thái sẵn sàng hoạt động được ấn định vào giữa năm 2023. Do đó, không loại trừ khả năng New Delhi sẽ dừng lại ở MiG-29K.Đồng thời cần lưu ý rằng việc chế tạo tàu INS Vikrant, bắt đầu từ năm 2009, đã gặp phải một số vấn đề và việc đưa nó vào vận hành từng được lên kế hoạch vào năm 2014. Chi phí của dự án đã vượt quá 3 tỷ USD, như vậy là đội vốn lên đến 6 lần.Nhưng trong mọi trường hợp, Ấn Độ đã vượt qua Liên bang Nga về số lượng hàng không mẫu hạm hiện có, ngay cả khi chúng ta coi chiếc Đô đốc Kuzentsov đang nằm cảng như một đơn vị tác chiến.Cần nhắc lại rằng tàu sân bay duy nhất của Nga đã được sửa chữa từ năm 2017, mốc thời gian quay lại hạm đội liên tục bị đẩy lùi và hiện tại đã là năm 2024, không loại trừ khả năng con tàu sẽ bị loại biên.Rõ ràng hiện nay Ấn Độ đã vượt xa Nga về năng lực đóng tàu chiến cỡ lớn. Ngay tại Moskva, có nhiều ý kiến cho rằng cần cho chiếc Đô đốc Kuznetsov nghỉ hưu nhưng ý tưởng này bị bác bỏ bởi họ không có khả năng đóng một con tàu lớn như vậy vào thời điểm hiện nay.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên. (Nguồn: Báo Người Lao Động)
Ấn Độ đã vượt qua Nga về số lượng hàng không mẫu hạm đang hoạt động sau khi New Delhi đưa vào vận hành tàu sân bay nội địa INS Vikrant cách đây vài ngày.
Như vậy, Hải quân Ấn Độ đã có hai tàu sân bay phục vụ sau khi tàu INS Vikramaditya - vốn là chiếc tuần dương hạm Đô đốc Gorshkov của Nga được hoán cải vào năm 2014.
Mặc dù có thể thấy một số đặc điểm nhất định của "thiết kế Liên Xô" trên chiến INS Vikrant, nhưng vẫn phải công nhận đây là sự phát triển nội bộ, do chính lực lượng vũ trang nước này tiến hành.
Con tàu dài 262 m với lượng choán nước 47.400 tấn này là tàu sân bay đầu tiên được đóng tại Ấn Độ, tỷ lên nội địa hóa được tuyên bố là 75%, với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp địa phương.
NS Vikrant được thiết kế cho một phi đội máy bay gồm 30 phương tiện và thủy thủ đoàn 1.600 người. Tiêm kích chủ lực được cho là MiG-29K mà Ấn Độ dự định mua từ Liên bang Nga, nhưng gần đây khả năng cao New Delhi đã thay đổi ý định.
Một loạt thảm họa khi hoạt động và các vấn đề tồn tại với dòng chiến đấu cơ này đang buộc các nhà chức trách quốc gia Nam Á phải tìm kiếm một giải pháp thay thế hiệu quả.
Sự thay thế dành cho MiG-29K đã được nhìn thấy trong chiến đấu cơ nội địa Tejas của họ, nhưng việc chuyển đổi loại máy bay chiến đấu "trên bộ" này thành phương tiện hoạt động trên tàu sân bay đã gặp phải vấn đề.
Chính vì vậy, hiện tại một lựa chọn với chiếc Rafale-M của Pháp đang được xem xét , nó có cơ hội khá tốt về mặt hợp nhất với phi đội không quân hiện có. Mặc dù tồn tại những lo ngại khá thực tế về tốc độ cung cấp của Paris.
Một lựa chọn khác là F/A-18 Super Horne đặc biệt khi mà Boeing thậm chí đã chứng minh khả năng chiếc tiêm kích này có khả năng cất cánh từ đường băng kiểu nhảy cầu.
Đối với Tập đoàn Being, Ấn Độ có thể trở thành một khách hàng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Hải quân Mỹ có kế hoạch từ bỏ F/A-18 và thay thế bằng tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35.
Đồng thời, hợp đồng hiện tại của Being với khách hàng cơ sở kết thúc vào năm 2024 và tất cả các nhà khai thác F/A-18 khác cũng có kế hoạch cho chúng ngừng hoạt động để thay thế bằng F-35, cho nên công ty Mỹ rất hy vọng sẽ tìm được thị trường mới là Ấn Độ.
Điều quan trọng nữa là Ấn Độ chỉ còn rất ít thời gian để lựa chọn loại máy bay nào, khi thời hạn để đưa INS Vikrant vào trạng thái sẵn sàng hoạt động được ấn định vào giữa năm 2023. Do đó, không loại trừ khả năng New Delhi sẽ dừng lại ở MiG-29K.
Đồng thời cần lưu ý rằng việc chế tạo tàu INS Vikrant, bắt đầu từ năm 2009, đã gặp phải một số vấn đề và việc đưa nó vào vận hành từng được lên kế hoạch vào năm 2014. Chi phí của dự án đã vượt quá 3 tỷ USD, như vậy là đội vốn lên đến 6 lần.
Nhưng trong mọi trường hợp, Ấn Độ đã vượt qua Liên bang Nga về số lượng hàng không mẫu hạm hiện có, ngay cả khi chúng ta coi chiếc Đô đốc Kuzentsov đang nằm cảng như một đơn vị tác chiến.
Cần nhắc lại rằng tàu sân bay duy nhất của Nga đã được sửa chữa từ năm 2017, mốc thời gian quay lại hạm đội liên tục bị đẩy lùi và hiện tại đã là năm 2024, không loại trừ khả năng con tàu sẽ bị loại biên.
Rõ ràng hiện nay Ấn Độ đã vượt xa Nga về năng lực đóng tàu chiến cỡ lớn. Ngay tại Moskva, có nhiều ý kiến cho rằng cần cho chiếc Đô đốc Kuznetsov nghỉ hưu nhưng ý tưởng này bị bác bỏ bởi họ không có khả năng đóng một con tàu lớn như vậy vào thời điểm hiện nay.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên. (Nguồn: Báo Người Lao Động)