Chiến dịch phản công lớn của quân đội Ukraine hiện đã kéo dài hơn 2 tháng, tổng lực lượng được đầu tư cho đến nay đã vượt quá 30 lữ đoàn; phần lớn quân số mà Ukraine dự trữ cho chiến dịch phản công đã được sử dụng. Nhưng sau khi trả giá đắt, tiến độ tổng thể của quân đội Ukraine rõ ràng là không lạc quan, cơ bản vẫn dậm chân tại chỗ.Bây giờ, quân đội Ukraine đã không có bất kỳ mũi đột phá nào vào đến tuyến phòng thủ chính và chỉ có thể tiếp cận đến tuyến phòng thủ vòng ngoài của Nga. Vì vậy, chúng ta không thể không đặt câu hỏi, đâu là bí ẩn của tuyến phòng thủ Nga? Tại sao quân đội Ukraine khó tiếp cận đến vậy?Thực ra, để khám phá bí ẩn về tuyến phòng thủ của Nga, chúng ta phải bắt đầu từ những bài học thất bại về họ tại Kharkov năm ngoái. Trước cuộc phản công mùa thu năm 2022 của Ukraine, quân đội Nga cho rằng, họ không cần thiết phải xây dựng tuyến phòng thủ dày đặc, chỉ cần vận dụng bố cục tiền tuyến + hỏa lực + lực lượng cơ động để phong tỏa các đô thị lớn và huyết mạch giao thông.Do đó, các cuộc phản công của quân đội Ukraine trước đây chủ yếu sử dụng lực lượng tập trung để tấn công các trọng điểm của Nga dọc theo các trục đường giao thông chính; vì vậy, cách triển khai chiến đấu này của quân đội Nga là đủ để đối phó.Tuy nhiên, sau khi Ukraine thay đổi chiến thuật và áp dụng chiến lược đột phá chiến tuyến và tiến công nhanh theo chiều sâu; do vậy quân đội Nga khó có thể đối phó với diễn biến chiến trường nhanh, trong khi quân số của họ lại ít, lại rải trên một chiến tuyến lại rộng. Điều đó dẫn đến thất bại của quân Nga ở Kharkov.Từ đó, quân đội Nga rút ra bài học, một mặt huy động thêm quân để tăng quân số đóng chốt trên tiền tuyến; đồng thời xây dựng các tuyến phòng thủ kiên cố, có chiều sâu. Ví dụ trên tuyến phòng thủ Zaporozhye, Quân đội Nga đã xây dựng hệ thống phòng thủ ba tuyến.Trên hướng Orekhiv ở nam Zaporozhye, được coi là khu vực phòng ngự trọng điểm, Quân đội Nga đã chia từ đường tiếp xúc với quân Ukraine đến thị trấn Tokmak, thành khu vực phòng ngự phía trước, khu vực phòng ngự cốt lõi và khu vực phòng ngự dự bị. Thường được gọi là tuyến phòng thủ thứ nhất, thứ hai và thứ ba.Nói một cách chính xác, một tuyến phòng thủ không đơn giản chỉ là một tuyến, mà thực sự là một vành đai; tất cả đều có chiều sâu đến vài km. Các vành đai hoặc khu vực phòng thủ khác nhau, sẽ đóng vai trò khác nhau.Trong số đó, vai trò của khu vực phòng thủ tiền phương là đưa ra cảnh báo sớm và buộc quân đội Ukraine phải triển khai lực lượng sớm, đồng thời cầm chân và tiêu hao lực lượng của đối phương. Khu vực này chủ yếu bố trí các trận địa mìn và tiêu diệt quân Ukraine bằng hỏa lực pháo binh hoặc không quân.Khu vực phòng thủ cốt lõi đóng vai trò tiêu hao một lượng lớn sinh lực và vũ khí của đối phương, thậm chí đánh bại lực lượng tấn công của Ukraine. Cuối cùng là khu vực phòng thủ dự bị, đó là một vị trí dự phòng và là khu vực đóng quân của lực lượng cơ động.Ngay tại thời điểm hiện nay, ngay cả sau khi quân đội Nga được huy động với quân số lớn, thì cũng rất khó để tập trung lực lượng ở mức đặc biệt cao trên chiến tuyến dài hàng nghìn km. Do đó, Nga đưa ra nguyên tắc về phòng ngự điểm và cơ động phản kích.Triển khai phòng ngự điểm có nghĩa là triển khai quân tập trung ở một số điểm quan trọng trên tuyến phòng thủ; trong khi giữa mỗi điểm phòng thủ bố trí những bãi mìn, hàng rào thép gai, hào chống tăng, UAV giám sát và hỏa lực pháo binh… để tạo thành một khu vực tiêu diệt địch. Cùng với đó là triển khai lực lượng cơ động tinh nhuệ, làm lực lượng phản kích; sẵn sàng cơ động đánh địch ngoài công sự.Các bãi mìn mà chúng ta thấy cho đến nay, chỉ là một trong những vũ khí được quân đội Nga sử dụng, để cầm chân Ukraine trước tuyến phòng thủ đầu tiên. Bản thân bãi mìn không chỉ tiêu diệt quân đội Ukraine, mà mấu chốt là đánh gẫy tiềm năng tấn công của Ukraine; sau đó quân Nga mới sử dụng hỏa lực toàn diện để công kích.Trong khu vực phòng thủ chính, cũng có một số lượng lớn các chiến hào chống tăng, vật cản răng rồng, dây thép gai và bãi mìn hỗn hợp; tiếp theo là lớp hầm hào, công sự chiến đấu của Nga và các điểm hỏa lực khác nhau.Nhưng cho đến nay, ngoại trừ một chiếc xe bọc thép Ukraine bị mất do chạy lạc vào chiến hào chống tăng, thì các mũi đột kích của Ukraine nói chung vẫn chưa đụng đến hệ thống công sự phức tạp của quân đội Nga.Trong bối cảnh đó, việc quân đội Ukraine sao chép chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh ở khu vực Kharkov vào năm ngoái rõ ràng là không thực tế. Do đó, họ dần dần chọn chiến thuật tại Kherson và tiến hành một cuộc tấn công thử nghiệm.Mấu chốt của mô hình Kherson là quân Ukraine không ngừng dùng pháo tầm xa chính xác tiêu hao quân Nga ở tiền phương; với hậu phương thì dùng vũ khí tầm xa, tấn công đường tiếp tế. Nên ta thấy quân Ukraine đang muốn phá cầu trong khu vực kiểm soát của Quân đội Nga; đó là một biểu hiện của chiến thuật này.Tuy nhiên, lực lượng phòng ngự của Quân đội Nga ở tuyến phía nam hiện có nhiều đường tiếp tế, khác với tuyến ở bờ tây Kherson chỉ có thể dựa vào một vài cây cầu. Hơn nữa, khả năng phòng thủ biên giới của Quân đội Nga hiện đã hoàn thiện hơn nhiều so với Kherson.Nếu quân đội Ukraine muốn chọc thủng hệ thống phòng thủ hiện tại của Nga, ngoài việc tung nốt lực lượng dự bị cuối cùng, họ có thể sẽ tìm cách thay đổi chiến thuật. Nếu cuộc chiến cứ tiếp tục như vậy, không chỉ quân Ukraine thiệt hại nặng, mà quân đội Nga sẽ nắm bắt cơ hội để phản công, nhờ lực lượng cơ động tinh nhuệ đang nằm ở phía sau. >>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh thuyền kayak sát thủ Quân đội Ukraine sắp triển khai:
Chiến dịch phản công lớn của quân đội Ukraine hiện đã kéo dài hơn 2 tháng, tổng lực lượng được đầu tư cho đến nay đã vượt quá 30 lữ đoàn; phần lớn quân số mà Ukraine dự trữ cho chiến dịch phản công đã được sử dụng. Nhưng sau khi trả giá đắt, tiến độ tổng thể của quân đội Ukraine rõ ràng là không lạc quan, cơ bản vẫn dậm chân tại chỗ.
Bây giờ, quân đội Ukraine đã không có bất kỳ mũi đột phá nào vào đến tuyến phòng thủ chính và chỉ có thể tiếp cận đến tuyến phòng thủ vòng ngoài của Nga. Vì vậy, chúng ta không thể không đặt câu hỏi, đâu là bí ẩn của tuyến phòng thủ Nga? Tại sao quân đội Ukraine khó tiếp cận đến vậy?
Thực ra, để khám phá bí ẩn về tuyến phòng thủ của Nga, chúng ta phải bắt đầu từ những bài học thất bại về họ tại Kharkov năm ngoái. Trước cuộc phản công mùa thu năm 2022 của Ukraine, quân đội Nga cho rằng, họ không cần thiết phải xây dựng tuyến phòng thủ dày đặc, chỉ cần vận dụng bố cục tiền tuyến + hỏa lực + lực lượng cơ động để phong tỏa các đô thị lớn và huyết mạch giao thông.
Do đó, các cuộc phản công của quân đội Ukraine trước đây chủ yếu sử dụng lực lượng tập trung để tấn công các trọng điểm của Nga dọc theo các trục đường giao thông chính; vì vậy, cách triển khai chiến đấu này của quân đội Nga là đủ để đối phó.
Tuy nhiên, sau khi Ukraine thay đổi chiến thuật và áp dụng chiến lược đột phá chiến tuyến và tiến công nhanh theo chiều sâu; do vậy quân đội Nga khó có thể đối phó với diễn biến chiến trường nhanh, trong khi quân số của họ lại ít, lại rải trên một chiến tuyến lại rộng. Điều đó dẫn đến thất bại của quân Nga ở Kharkov.
Từ đó, quân đội Nga rút ra bài học, một mặt huy động thêm quân để tăng quân số đóng chốt trên tiền tuyến; đồng thời xây dựng các tuyến phòng thủ kiên cố, có chiều sâu. Ví dụ trên tuyến phòng thủ Zaporozhye, Quân đội Nga đã xây dựng hệ thống phòng thủ ba tuyến.
Trên hướng Orekhiv ở nam Zaporozhye, được coi là khu vực phòng ngự trọng điểm, Quân đội Nga đã chia từ đường tiếp xúc với quân Ukraine đến thị trấn Tokmak, thành khu vực phòng ngự phía trước, khu vực phòng ngự cốt lõi và khu vực phòng ngự dự bị. Thường được gọi là tuyến phòng thủ thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Nói một cách chính xác, một tuyến phòng thủ không đơn giản chỉ là một tuyến, mà thực sự là một vành đai; tất cả đều có chiều sâu đến vài km. Các vành đai hoặc khu vực phòng thủ khác nhau, sẽ đóng vai trò khác nhau.
Trong số đó, vai trò của khu vực phòng thủ tiền phương là đưa ra cảnh báo sớm và buộc quân đội Ukraine phải triển khai lực lượng sớm, đồng thời cầm chân và tiêu hao lực lượng của đối phương. Khu vực này chủ yếu bố trí các trận địa mìn và tiêu diệt quân Ukraine bằng hỏa lực pháo binh hoặc không quân.
Khu vực phòng thủ cốt lõi đóng vai trò tiêu hao một lượng lớn sinh lực và vũ khí của đối phương, thậm chí đánh bại lực lượng tấn công của Ukraine. Cuối cùng là khu vực phòng thủ dự bị, đó là một vị trí dự phòng và là khu vực đóng quân của lực lượng cơ động.
Ngay tại thời điểm hiện nay, ngay cả sau khi quân đội Nga được huy động với quân số lớn, thì cũng rất khó để tập trung lực lượng ở mức đặc biệt cao trên chiến tuyến dài hàng nghìn km. Do đó, Nga đưa ra nguyên tắc về phòng ngự điểm và cơ động phản kích.
Triển khai phòng ngự điểm có nghĩa là triển khai quân tập trung ở một số điểm quan trọng trên tuyến phòng thủ; trong khi giữa mỗi điểm phòng thủ bố trí những bãi mìn, hàng rào thép gai, hào chống tăng, UAV giám sát và hỏa lực pháo binh… để tạo thành một khu vực tiêu diệt địch. Cùng với đó là triển khai lực lượng cơ động tinh nhuệ, làm lực lượng phản kích; sẵn sàng cơ động đánh địch ngoài công sự.
Các bãi mìn mà chúng ta thấy cho đến nay, chỉ là một trong những vũ khí được quân đội Nga sử dụng, để cầm chân Ukraine trước tuyến phòng thủ đầu tiên. Bản thân bãi mìn không chỉ tiêu diệt quân đội Ukraine, mà mấu chốt là đánh gẫy tiềm năng tấn công của Ukraine; sau đó quân Nga mới sử dụng hỏa lực toàn diện để công kích.
Trong khu vực phòng thủ chính, cũng có một số lượng lớn các chiến hào chống tăng, vật cản răng rồng, dây thép gai và bãi mìn hỗn hợp; tiếp theo là lớp hầm hào, công sự chiến đấu của Nga và các điểm hỏa lực khác nhau.
Nhưng cho đến nay, ngoại trừ một chiếc xe bọc thép Ukraine bị mất do chạy lạc vào chiến hào chống tăng, thì các mũi đột kích của Ukraine nói chung vẫn chưa đụng đến hệ thống công sự phức tạp của quân đội Nga.
Trong bối cảnh đó, việc quân đội Ukraine sao chép chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh ở khu vực Kharkov vào năm ngoái rõ ràng là không thực tế. Do đó, họ dần dần chọn chiến thuật tại Kherson và tiến hành một cuộc tấn công thử nghiệm.
Mấu chốt của mô hình Kherson là quân Ukraine không ngừng dùng pháo tầm xa chính xác tiêu hao quân Nga ở tiền phương; với hậu phương thì dùng vũ khí tầm xa, tấn công đường tiếp tế. Nên ta thấy quân Ukraine đang muốn phá cầu trong khu vực kiểm soát của Quân đội Nga; đó là một biểu hiện của chiến thuật này.
Tuy nhiên, lực lượng phòng ngự của Quân đội Nga ở tuyến phía nam hiện có nhiều đường tiếp tế, khác với tuyến ở bờ tây Kherson chỉ có thể dựa vào một vài cây cầu. Hơn nữa, khả năng phòng thủ biên giới của Quân đội Nga hiện đã hoàn thiện hơn nhiều so với Kherson.
Nếu quân đội Ukraine muốn chọc thủng hệ thống phòng thủ hiện tại của Nga, ngoài việc tung nốt lực lượng dự bị cuối cùng, họ có thể sẽ tìm cách thay đổi chiến thuật. Nếu cuộc chiến cứ tiếp tục như vậy, không chỉ quân Ukraine thiệt hại nặng, mà quân đội Nga sẽ nắm bắt cơ hội để phản công, nhờ lực lượng cơ động tinh nhuệ đang nằm ở phía sau.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh thuyền kayak sát thủ Quân đội Ukraine sắp triển khai: