Cục CSGT: Không có việc ăn hoa quả, uống siro bị phạt nồng độ cồn

Google News

(Kiến Thức) - Cục trưởng Cục CSGT khẳng định không có chuyện người dân ăn hoa quả hoặc uống siro mà bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.
 

Chiều 9/1, thượng tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn Cục CSGT, Bộ Công an cho hay, đơn vị đã kiểm tra 150 lần với người ăn nhiều loại hoa quả khác nhau, sau đó dùng máy đo được kiểm định cho thấy "hơi thở không có nồng độ cồn". Với trường hợp uống siro ho, máy báo chỉ số nồng độ cồn ở mức 1,2 mlg/lít khí thở, tuy nhiên sau 5 phút hoặc sau khi tài xế uống nước và đo lại thì không còn nồng độ cồn.
Thượng tá Nhật nói thêm: "CSGT tạo điều kiện cho tài xế trình bày và khiếu nại, thậm chí được thử nồng độ cồn bằng máu tại cơ quan chuyên môn, điều này sẽ đảm bảo khách quan trước khi cảnh sát ra quyết định xử phạt".
Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng CSGT cũng khẳng định "không có chuyện ăn hoa quả hay uống siro mà bị xử phạt". Cục CSGT đã quán triệt tới các đơn vị, nếu tài xế trình bày "vừa ăn hoa quả hoặc uống siro thì sẽ cho họ uống nước hoặc đợi 5 phút sau thổi lại".
Cuc CSGT: Khong co viec an hoa qua, uong siro bi phat nong do con
Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng CSGT. Ảnh:TP. 
Ngày 9/1/2020, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, từ ngày 1 đến 9/1/2020, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 3.785 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 12,5 tỷ đồng.
Trong đó, một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Tây Ninh (308 trường hợp), Đắk Lắk (214 trường hợp), Bắc Giang (203 trường hợp), thành phố Hồ Chí Minh (182 trường hợp), Vĩnh Phúc (145 trường hợp), Quảng Ninh (135 trường hợp), Gia Lai (133 trường hợp), Hà Nội (129 trường hợp), Thanh Hóa (114 trường hợp)…

Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ 1/1/2020.

Theo đó, chỉ cần có nồng độ cồn vượt mức 0, lái xe sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 400.000 đến 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

>>> Xem thêm video: Ăn quả vải, uống siro ho thổi lên nồng độ cồn

Nguồn: Đài Truyền Hình Quốc Phòng Việt Nam.

Trung Vương

>> xem thêm

Bình luận(0)