Từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực. Theo đó, người điều khiển xe ôtô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất) sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.Đối với người điều khiển xe mô tô, nếu trong cơ thể có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ cũng bị phạt từ 400-600 nghìn đồng. Quy định mới trên đã khiến nhiều tranh cãi trái chiều nổ ra trên mạng xã hội.Tranh cãi thì tranh cãi nhưng quy định đã đặt ra, ai cũng phải chấp hành. Bởi vậy mà sau khi có quy định này, nhiều dân mạng đùa rằng năm mới 2020 sẽ là một năm lành mạnh, nói không với rượu bia và cả các loại hoa quả có lượng đường lớn.Sau khi quy định được ban hành, nhiều đám cỗ như cưới hỏi, tất niên nói không với rượu bia mà chỉ phục vụ nước lọc, nước ngọt có ga khiến cộng đồng mạng thích thú.Những thức uống có cồn không chỉ gây mất an toàn giao thông, thực tế ở nhiều đám cỗ, việc nhậu nhẹt say xỉn khiến gia đình mất vui khi xảy ra tình trạng cãi nhau, đánh nhau bởi có hơi men trong người.Dù là đàn ông hay phụ nữ đều tránh xa thức uống có cồn, vừa tránh bị nộp phạt nếu bất ngờ bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở vừa vui vẻ, lại vừa đỡ tốn kém hơn rất nhiều.Hình ảnh trên bàn nhậu chỉ có coca chứ không hề xuất hiệu bia, rượu khiến cộng đồng mạng rất thích thú. Cứ như thế này thì các bà vợ là người ủng hộ nghị định mới nhất.Vì một cuộc sống lành mạnh không rượu bia, không bị phạt thì cứ uống nước ngọt cho lành.Xem thêm clip: Bao nhiêu lâu có thể lái xe sau khi uống rượu, bia? - Nguồn: Youtube
Từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực. Theo đó, người điều khiển xe ôtô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất) sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, nếu trong cơ thể có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ cũng bị phạt từ 400-600 nghìn đồng. Quy định mới trên đã khiến nhiều tranh cãi trái chiều nổ ra trên mạng xã hội.
Tranh cãi thì tranh cãi nhưng quy định đã đặt ra, ai cũng phải chấp hành. Bởi vậy mà sau khi có quy định này, nhiều dân mạng đùa rằng năm mới 2020 sẽ là một năm lành mạnh, nói không với rượu bia và cả các loại hoa quả có lượng đường lớn.
Sau khi quy định được ban hành, nhiều đám cỗ như cưới hỏi, tất niên nói không với rượu bia mà chỉ phục vụ nước lọc, nước ngọt có ga khiến cộng đồng mạng thích thú.
Những thức uống có cồn không chỉ gây mất an toàn giao thông, thực tế ở nhiều đám cỗ, việc nhậu nhẹt say xỉn khiến gia đình mất vui khi xảy ra tình trạng cãi nhau, đánh nhau bởi có hơi men trong người.
Dù là đàn ông hay phụ nữ đều tránh xa thức uống có cồn, vừa tránh bị nộp phạt nếu bất ngờ bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở vừa vui vẻ, lại vừa đỡ tốn kém hơn rất nhiều.
Hình ảnh trên bàn nhậu chỉ có coca chứ không hề xuất hiệu bia, rượu khiến cộng đồng mạng rất thích thú. Cứ như thế này thì các bà vợ là người ủng hộ nghị định mới nhất.
Vì một cuộc sống lành mạnh không rượu bia, không bị phạt thì cứ uống nước ngọt cho lành.
Xem thêm clip: Bao nhiêu lâu có thể lái xe sau khi uống rượu, bia? - Nguồn: Youtube