Từ ngày 1/1/2012, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất.
|
Đi xe đạp cũng có thể bị thổi nồng độ cồn. Ảnh minh hoạ. |
Không chỉ có vậy, thông tin người đi xe đạp cũng có thể bị kiểm tra nồng độ cồn và có mức xử phạt lên tới 600.000 đồng cũng khiến nhiều người hoang mang.
Mới đây trên mạng xã hội, xuất hiện một câu chuyện được cho là người đầu tiên đi xe đạp bị thổi phạt nồng độ cồn thu hút sự chú ý của dư luận. Người đàn ông này tâm sự đang đạp xe thì bị gọi vào kiểm tra, trước đó anh cũng đã uống vài chén với bạn bè thật. Mức phạt được đưa ra là 600.000 đồng trong khi chiếc xe đạp cũ anh bán đứt tại chỗ cũng chỉ được 200.000 đồng. Thế này thì bán xe cũng chẳng đủ tiền nộp phạt.
|
Tâm sự của người đàn ông đi xe đạp bị phạt 600.000 đồng. |
Ngay sau khi dòng tâm sự trên được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự bức xúc với nghị định mới ra. Facebooker tên T.T bình luận: "Đạp xe mà có nồng độ cồn phạt tới 600.000 đồng có quá lắm không? Đành rằng có thây gây tai nạn nhưng mà phạt vậy hơi mạnh tay quá, hơn nữa tai nạn xe đạp cũng không hay để lại hậu quả quá nghiêm trọng".
Trái lại, K.M.N bày tỏ: "Xe nào mà tài xế say rượu cũng nguy hiểm như nhau hết. Phạt nặng mới sợ, mới răn đe được. Mọi người chấp hành nghiêm túc thì ai phạt mà phải sợ?".
|
Nhiều người hài hước cho rằng, nếu uống rượu bia thì nên di chuyển bằng phương tiện khác như...ngựa. |
Xem thêm clip: Những hình phạt nồng độ cồn đối với người đi xe đạp, xe máy, và xe ô tô | VTV24 - Nguồn: Youtube