|
Ảnh: Hệ thống phóng đạn phản lực M270 và HIMARS. Nguồn Wikipedia |
Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, việc Quân đội Ukraine được viện trợ bệ phóng tên lửa 227mm HIMARS và loại vũ khí này thực sự mạnh hơn nhiều các loại vũ khí trước đó mà Quân đội Ukraine đang sở hữu, như tên lửa chống tăng hoặc UAV có tải trọng bom nhỏ.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý rằng pháo binh Ukraine không hề yếu, khi Quân đội Ukraine dựa vào NATO để thực hiện trinh sát từ máy bay không người lái, vệ tinh hoặc các phương tiện khác.
Thứ hai, Quân đội Ukraine được kết nối với hệ thống chỉ huy của NATO, và có thể giám sát chiến trường và liên lạc tương tác trong thời gian thực. Điều này khiến Quân đội Nga phải trả giá đắt trên chiến trường.
Do quy mô tuyệt đối của việc sử dụng pháo binh của cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng việc thiếu thông tin của cả hai bên, vì vậy khó có thể phân tích khách quan về công việc chiến đấu của họ.
Dựa trên những video những cảnh quay của các vụ phóng tên lửa HIMARS, cũng như bản đồ các đám cháy được tổng hợp từ dữ liệu vệ tinh giám sát không gian. Với những thông tin này, có thể thấy những trận đấu pháo ở chiến trường Ukraine khốc liệt như thế nào.
|
Ảnh: Một bệ phóng đạn tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine. Nguồn Sina |
Nói cách khác, thế giới bên ngoài không thể biết rõ ràng về hiệu suất của pháo binh trên chiến trường Ukraine và những phân tích, phần lớn là suy đoán. Vì vậy, Mỹ có một “không gian tuyệt vời” để quảng cáo cho tính năng của tên lửa HIMARS.
Nhưng có một điều có thể khẳng định, pháo binh là lực lượng tấn công chính của cả hai bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Cuộc chiến đã huy động tất cả các mẫu pháo dã chiến và bệ phóng tên lửa của Liên Xô thời hậu chiến, kể cả pháo xe kéo và pháo tự hành.
Nhưng một vấn đề gây ngạc nhiên là tại sao các loại pháo mới của Quân đội Nga lại ít được sử dụng, khi có quá ít pháo đời mới tham chiến?
Ước tính số lượng pháo mới quá ít. Theo những bức ảnh mới nhất về lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV mới nhất và hiện đại nhất của Nga, tổng số lượng ước tính là hai mươi hoặc ba mươi khẩu.
|
Ảnh: Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV mới nhất và hiện đại nhất của Nga. Nguồn Sputnik |
Về phía Quân đội Ukraine, họ đã sử dụng một số lượng đáng kể pháo cỡ 155mm của phương Tây. Anh viện trợ 20 pháo tự hành AS-90, Ba Lan viện trợ 18 khẩu pháo tự hành, sử sụng khung gầm pháo tự hành K9 của Hàn Quốc + tháp pháo AS-90; đây có thể là loại pháo tự hành lớn nhất, trong số các loại pháo tự hành mà Quân đội Ukraine đã nhận được.
Ngoài ra còn có 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, cùng số pháo tự hành M109 Paladin của Na Uy và một chục khẩu PzH 2000 của Đức. Bỉ đã hứa với Ukraine số lượng súng M109 tương tự, nhưng hiện vẫn chưa có.
Cũng có quốc gia gửi pháo xe kéo FH70 tới 250 khẩu, nhưng thực tế thì ít hơn rất nhiều. Loại pháo nước ngoài lớn nhất trong Quân đội Ukraine là lựu pháo kéo M777 của Mỹ, hiện có khoảng 120 khẩu đã được sử dụng.
|
Ảnh: Pháo tự hành AS-90 của Quân đội Anh. Nguồn Wikipedia |
Cũng như các loại vũ khí khác, yếu tố số lượng đóng vai trò rất lớn trong các cuộc đối đầu pháo binh. Quân đội Nga có nhiều lợi thế về số lượng pháo và đạn, nên có thể tập trung hỏa lực áp đảo ở các khu vực quan trọng.
Bên cạnh đó, Nga có thể nhanh chóng bổ sung sự thiếu hụt về vũ khí do hỏng hóc hoặc hao hụt trong chiến đấu, điều này rất quan trọng trong điều kiện chiến đấu kéo dài. Và các loại pháo của Liên Xô có sức chịu đựng tuyệt vời và có thể trụ được thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của pháo binh Nga là số lượng đạn dẫn đường tương đối ít, chỉ được sử dụng để chống lại các mục tiêu quan trọng.
Bất lợi thứ hai là pháo binh Nga đặc biệt thiếu các phương tiện trinh sát và điều khiển hỏa lực tiên tiến cũng như kinh nghiệm sử dụng chúng.
|
Ảnh: Pháo xe kéo 152mm 2A36 Giatsint-B của Quân đội Nga bắn ngắm trực tiếp mục tiêu ở mặt trận Donbass. Nguồn Sina |
Pháo binh Nga không chỉ thiếu UAV trinh sát pháo binh, mà còn thiếu radar trinh sát pháo binh, thiết bị giám sát tự động, thiết bị tham chiếu địa hình và máy tính đường đạn; tất cả đều có quá ít.
Theo báo cáo từ thực địa, các loại pháo cũ, nên thường có thời gian phản pháo chậm, khiến đối phương có thời gian rút chạy an toàn.
Loại pháo 152mm lớn nhất của Quân đội Nga có tầm bắn không đủ, khi chỉ có tầm bắn kém hơn 10 km so với loại pháo tự hành tốt nhất của phương Tây.
Ví dụ pháo xe kéo 152mm 2A36 Giatsint-B có tầm bắn tối đa 20 km, 203mm 2S7 Pion có tầm bắn 20-30 km, thì pháo HIMARS của Mỹ có tầm bắn 70 km; vì vậy, tầm bắn của pháo Nga là hoàn toàn không đạt yêu cầu.
|
Ảnh: Một xe phóng đạn pháo phản lực BM-27 Uragan của Quân đội Nga tại chiến trường Uklraine. Nguồn Avia.pro |
May mắn cho Nga là Quân đội Ukraine không có nhiều bệ phóng tên lửa HIMARS và thao tác chưa thành thạo. Thành công lớn nhất của Quân đội Ukraine trong những tuần và ngày gần đây, đó là gây sức ép buộc các đơn vị đồn trú của Nga rút khỏi Đảo Rắn và phá hủy một số kho đạn ở hậu phương Nga; và họ sẽ là không thể, nếu không có loại pháo tầm xa này.
Xung đột Nga-Ukraine có thể là cuộc xung đột đầu tiên trong thế kỷ 21 sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo với số lượng lớn.
Trong vài tuần qua, truyền thông Nga cho biết rằng, một khi pháo binh Nga bắt đầu tấn công các tuyến phòng thủ của Ukraine, pháo binh Ukraine đã tiến hành pháo kích vào các khu dân cư gần nhất trong các khu vực Nga kiểm soát, buộc người Nga phải quay pháo để tìm kiếm pháo binh Ukraine. Do đó, Quân đội Ukraine đã tìm cách làm chậm bước tiến của Quân đội Nga.
|
Ảnh: Một trận địa pháo của Quân đội Nga đang khai hỏa. Nguồn Topwar |
Nhưng việc tìm kiếm và tiêu diệt các đội hình pháo binh của Ukraine không hề dễ dàng, khi tất cả hỏa lực của pháo binh Nga đều nằm ngoài tầm bắn tối đa của các bệ phóng tên lửa Tochka-U và HIMARS của Ukraine và pháo binh Nga chưa thể gây ra mối đe dọa nào.
Để tổ chức “phản pháo” hiệu quả, Quân đội Nga cần phải nỗ lực hơn nữa: phát hiện vị trí hỏa lực của Ukraine, sau đó lần theo dấu vết của pháo binh, và cuối cùng là bắn trúng, đúng thời cơ.
Rõ ràng là trong nhiều trường hợp, trinh sát pháo binh Nga không thể tìm thấy hoặc phá hủy các khẩu đội pháo của Ukraine; bởi vì Quân đội Nga thiếu khả năng giám sát thời gian thực trên chiến trường.
|
Ảnh: Pháo xe kéo 152mm 2A36 Giatsint-B của Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine. Nguồn Sina |
Điều này đồng nghĩa với việc Quân đội Nga chỉ có thể tăng mật độ bắn, số lượng đạn pháo trong một ngày là 50.000-70.000 viên, tương đương với lượng đạn pháo của Quân đội Mỹ tại chiến trường Iraq trong một tháng.
Do đó, để có thể tiếp tục phá hủy vũ khí và binh lực của Ukraine, Quân đội Nga phải khẩn trương đưa vào chiến trường những vũ khí pháo binh tầm xa với số lượng lớn và sử dụng rộng rãi các loại đạn dẫn đường.