Quân đội Mỹ mới đây đã thực hiện thành công những bài kiểm tra đặc biệt đối với tên lửa PrSM - loại đạn tấn công dự kiến sẽ dành cho hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS và M270 MLRS.Đại diện nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong quá trình thử nghiệm, hệ thống HIMARS đã phóng 2 tên lửa PrSM và bắn trúng mục tiêu với vòng tròn sai số thấp, bài kiểm tra khẳng định độ chính xác và khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí.“Tên lửa đạn đạo chiến thuật PrSM đã thể hiện hiệu suất tác chiến cũng như độ tin cậy vượt trội so với các sản phẩm cũ”, đại diện của Tập đoàn Lockheed Martin cho biết sau khi cuộc thử nghiệm diễn ra thành công.Được biết tên lửa tấn công chính xác tầm xa thuộc thế hệ tiếp theo với tên gọi PrSM của Quân đội Mỹ có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu của đối phương từ cách xa hơn 400 km, vượt 100 km so với phiên bản tốt nhất của ATACMS hiện nay.Ngoài ra do kích thước nhỏ gọn, mỗi xe mang phóng tự hành thuộc tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS và M270 MLRS có thể chứa 2 - 4 tên lửa PrSM thay vì chỉ 1 - 2 như ATACMS, ngoài ra kiến trúc mở của vũ khí mang lại tiềm năng hiện đại hóa lớn.Lục quân Mỹ hiện đang xem xét 2 phiên bản cải tiến của tên lửa đó là PrSM Increment 2 với hệ thống dẫn đường đa chế độ, còn được gọi là tên lửa chống hạm trên đất liền LBASM, bên cạnh đó là PrSM Increment 3 với đầu đạn nặng hơn trong khi vẫn duy trì kích thước và tầm bắn.Chưa dừng lại đây, trong năm 2023, những "gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng" của Mỹ là Lockheed Martin và liên doanh Raytheon Technologies - Northrop Grumman đã bắt đầu phát triển dự án tên lửa PrSM Increment 4, kéo dài cự ly tác chiến lên tới 1.000 km.Tương lai gần, PrSM sẽ thay thế toàn bộ MGM-140 ATACMS, hiện nay loại tên lửa trên vẫn là phương tiện chính để tấn công lực lượng mặt đất đối phương ở độ sâu chiến thuật của chiến trường, vũ khí mới sẽ có tầm sát thương lớn hơn trong khi vẫn sử dụng các bệ phóng hiện tại.Đặc biệt vào tháng 6 năm nay, Mỹ đã thực hiện thành công bài kiểm tra khi cho tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM bắn hạ mục tiêu di chuyển trên mặt nước, cho thấy tiềm năng đặc biệt của vũ khí mới.Với sự thành công của dự án nghiên cứu chế tạo tên lửa PrSM, Mỹ có thể "rảnh tay" viện trợ toàn bộ số đạn ATACMS lạc hậu còn trong kho cho Ukraine theo đúng yêu cầu của Kyiv.Một vấn đề nữa phải nhắc tới đó là cơ số tên lửa ATACMS trong kho dự trữ của Mỹ không còn nhiều, cho nên số viện trợ cho Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sớm cạn kiệt, nhất là với tốc độ sử dụng như hiện nay của Kyiv.Khi đó không loại trừ khả năng chính quyền Ukraine sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm tên lửa PrSM thế hệ mới nhất, đây là điều mà các quan chức tại Washington rất khó lòng từ chối.Khi đối diện một vũ khí nhỏ gọn nhưng lại có uy lực lớn và cực kỳ khó đánh chặn như tên lửa PrSM, phòng không Nga sẽ đứng trước thách thức cực lớn, đặc biệt khi họ chưa có biện pháp chống lại ATAMCS một cách có hiệu quả.Ngoài sản xuất phục vụ nhu cầu của Quân đội Mỹ, Tập đoàn Lockheed Martin có thể sẽ sớm xuất khẩu tên lửa PrSM cho những đồng minh thân thiết của Washington tại châu Âu nhằm tạo lập thế trận răn đe Nga.
Quân đội Mỹ mới đây đã thực hiện thành công những bài kiểm tra đặc biệt đối với tên lửa PrSM - loại đạn tấn công dự kiến sẽ dành cho hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS và M270 MLRS.
Đại diện nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong quá trình thử nghiệm, hệ thống HIMARS đã phóng 2 tên lửa PrSM và bắn trúng mục tiêu với vòng tròn sai số thấp, bài kiểm tra khẳng định độ chính xác và khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí.
“Tên lửa đạn đạo chiến thuật PrSM đã thể hiện hiệu suất tác chiến cũng như độ tin cậy vượt trội so với các sản phẩm cũ”, đại diện của Tập đoàn Lockheed Martin cho biết sau khi cuộc thử nghiệm diễn ra thành công.
Được biết tên lửa tấn công chính xác tầm xa thuộc thế hệ tiếp theo với tên gọi PrSM của Quân đội Mỹ có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu của đối phương từ cách xa hơn 400 km, vượt 100 km so với phiên bản tốt nhất của ATACMS hiện nay.
Ngoài ra do kích thước nhỏ gọn, mỗi xe mang phóng tự hành thuộc tổ hợp pháo phản lực M142 HIMARS và M270 MLRS có thể chứa 2 - 4 tên lửa PrSM thay vì chỉ 1 - 2 như ATACMS, ngoài ra kiến trúc mở của vũ khí mang lại tiềm năng hiện đại hóa lớn.
Lục quân Mỹ hiện đang xem xét 2 phiên bản cải tiến của tên lửa đó là PrSM Increment 2 với hệ thống dẫn đường đa chế độ, còn được gọi là tên lửa chống hạm trên đất liền LBASM, bên cạnh đó là PrSM Increment 3 với đầu đạn nặng hơn trong khi vẫn duy trì kích thước và tầm bắn.
Chưa dừng lại đây, trong năm 2023, những "gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng" của Mỹ là Lockheed Martin và liên doanh Raytheon Technologies - Northrop Grumman đã bắt đầu phát triển dự án tên lửa PrSM Increment 4, kéo dài cự ly tác chiến lên tới 1.000 km.
Tương lai gần, PrSM sẽ thay thế toàn bộ MGM-140 ATACMS, hiện nay loại tên lửa trên vẫn là phương tiện chính để tấn công lực lượng mặt đất đối phương ở độ sâu chiến thuật của chiến trường, vũ khí mới sẽ có tầm sát thương lớn hơn trong khi vẫn sử dụng các bệ phóng hiện tại.
Đặc biệt vào tháng 6 năm nay, Mỹ đã thực hiện thành công bài kiểm tra khi cho tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM bắn hạ mục tiêu di chuyển trên mặt nước, cho thấy tiềm năng đặc biệt của vũ khí mới.
Với sự thành công của dự án nghiên cứu chế tạo tên lửa PrSM, Mỹ có thể "rảnh tay" viện trợ toàn bộ số đạn ATACMS lạc hậu còn trong kho cho Ukraine theo đúng yêu cầu của Kyiv.
Một vấn đề nữa phải nhắc tới đó là cơ số tên lửa ATACMS trong kho dự trữ của Mỹ không còn nhiều, cho nên số viện trợ cho Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sớm cạn kiệt, nhất là với tốc độ sử dụng như hiện nay của Kyiv.
Khi đó không loại trừ khả năng chính quyền Ukraine sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm tên lửa PrSM thế hệ mới nhất, đây là điều mà các quan chức tại Washington rất khó lòng từ chối.
Khi đối diện một vũ khí nhỏ gọn nhưng lại có uy lực lớn và cực kỳ khó đánh chặn như tên lửa PrSM, phòng không Nga sẽ đứng trước thách thức cực lớn, đặc biệt khi họ chưa có biện pháp chống lại ATAMCS một cách có hiệu quả.
Ngoài sản xuất phục vụ nhu cầu của Quân đội Mỹ, Tập đoàn Lockheed Martin có thể sẽ sớm xuất khẩu tên lửa PrSM cho những đồng minh thân thiết của Washington tại châu Âu nhằm tạo lập thế trận răn đe Nga.