Bắt đầu từ tháng 5 vừa rồi, dàn pháo kéo M777 đã bắt đầu được Ukraine đưa ra trận.Đây là loại lựu pháo được Mỹ viện trợ cho Ukraine, để khắc phục vấn đề thiếu thốn đạn dược mà Kiev đang phải đối mặt, sau chỉ hơn 2 tháng giao tranh với Nga.Trước khi có lựu pháo M777 trong tay, quân đội Ukraine sử dụng pháo kéo cỡ nòng 152mm theo chuẩn Liên Xô.Vấn đề là lượng đạn pháo cỡ 152mm của Ukraine là có hạn, thậm chí các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã vét sạch kho đạn 152mm để viện trợ cho Kiev, nhưng vẫn không đủ để Ukraine sử dụng.Đạn pháo cỡ nòng 152mm cũng được xếp vào loại "hiếm" trên thế giới, khi chỉ Nga và Trung Quốc sản xuất loại đạn này với số lượng lớn.Các quốc gia sử dụng pháo cỡ nòng 152mm như Ukraine, chỉ có một lượng dự trữ nhất định và tới nay đã không có khả năng sản xuất đạn 152mm. Mỹ buộc phải viện trợ khẩn cấp pháo M777 và đạn cỡ 155mm cho Ukraine để đảm bảo Kiev có đủ hỏa lực mạnh trên chiến trường.Trong khi các loại trực thăng, máy bay hay thậm chí xe tăng theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ, có thể mua dễ dàng từ nhiều quốc gia Đông Âu, đạn pháo cỡ 152mm lại là "của hiếm". Bản thân các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, nay đã chuyển sang sử dụng cỡ nòng 155mm chuẩn NATO, hoặc phụ thuộc vào nguồn đạn pháo nhập khẩu từ Nga.Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, quân đội nước này đã làm chủ hoàn toàn lựu pháo M777 từ Mỹ. Thực tế thì, loại pháo này trước khi được chuyển giao cho Ukraine, Mỹ đã tháo bỏ hệ thống máy tính tính toán đạn đạo tự động.Tuy nhiên, "một cánh én không thể làm nên mùa xuân". Trong trường hợp của lựu pháo M777 cũng vậy, bản thân quân đội Ukraine cũng thừa nhận, hỏa lực pháo binh của Nga áp đảo gấp 10 tới 15 lần, khiến cho các loại pháo hiện đại được Mỹ và NATO viện trợ, trở nên kém hiệu quả trước pháo binh Nga.
Bắt đầu từ tháng 5 vừa rồi, dàn pháo kéo M777 đã bắt đầu được Ukraine đưa ra trận.
Đây là loại lựu pháo được Mỹ viện trợ cho Ukraine, để khắc phục vấn đề thiếu thốn đạn dược mà Kiev đang phải đối mặt, sau chỉ hơn 2 tháng giao tranh với Nga.
Trước khi có lựu pháo M777 trong tay, quân đội Ukraine sử dụng pháo kéo cỡ nòng 152mm theo chuẩn Liên Xô.
Vấn đề là lượng đạn pháo cỡ 152mm của Ukraine là có hạn, thậm chí các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã vét sạch kho đạn 152mm để viện trợ cho Kiev, nhưng vẫn không đủ để Ukraine sử dụng.
Đạn pháo cỡ nòng 152mm cũng được xếp vào loại "hiếm" trên thế giới, khi chỉ Nga và Trung Quốc sản xuất loại đạn này với số lượng lớn.
Các quốc gia sử dụng pháo cỡ nòng 152mm như Ukraine, chỉ có một lượng dự trữ nhất định và tới nay đã không có khả năng sản xuất đạn 152mm. Mỹ buộc phải viện trợ khẩn cấp pháo M777 và đạn cỡ 155mm cho Ukraine để đảm bảo Kiev có đủ hỏa lực mạnh trên chiến trường.
Trong khi các loại trực thăng, máy bay hay thậm chí xe tăng theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ, có thể mua dễ dàng từ nhiều quốc gia Đông Âu, đạn pháo cỡ 152mm lại là "của hiếm". Bản thân các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, nay đã chuyển sang sử dụng cỡ nòng 155mm chuẩn NATO, hoặc phụ thuộc vào nguồn đạn pháo nhập khẩu từ Nga.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, quân đội nước này đã làm chủ hoàn toàn lựu pháo M777 từ Mỹ. Thực tế thì, loại pháo này trước khi được chuyển giao cho Ukraine, Mỹ đã tháo bỏ hệ thống máy tính tính toán đạn đạo tự động.
Tuy nhiên, "một cánh én không thể làm nên mùa xuân". Trong trường hợp của lựu pháo M777 cũng vậy, bản thân quân đội Ukraine cũng thừa nhận, hỏa lực pháo binh của Nga áp đảo gấp 10 tới 15 lần, khiến cho các loại pháo hiện đại được Mỹ và NATO viện trợ, trở nên kém hiệu quả trước pháo binh Nga.