Tình hình chiến trường Nga-Ukraine hiện nay như thế nào? Những tuyên bố của Nga và Ukraine đều là các thủ thuật tuyên truyền và độ tin cậy có thể không cao. Tuy nhiên, qua bức ảnh chụp vệ tinh của Mỹ, có thể đánh giá khách quan tình hình chiến trường Nga-Ukraine lúc này.Hệ thống thông tin về các đám cháy của “Hệ thống quản lý tài nguyên toàn cầu”, thuộc cơ quan vũ trụ Mỹ NASA, là bản đồ trực quan hàng ngày về các đám cháy toàn cầu, được tạo bởi vệ tinh đo bức xạ hình ảnh hồng ngoại, ánh sáng có thể nhìn thấy được của vệ tinh.Hệ thống vệ tinh này của NASA, có thể kiểm tra tình hình hỏa hoạn trên khắp thế giới 24/24 giờ. Loại vệ tinh giám sát tình hình hỏa hoạn này, cũng có thể kiểm chứng hỏa lực chiến đấu trên chiến trường.Từ bức ảnh này, có thể thấy hai đặc điểm quan trọng, thứ nhất là hỏa lực của Quân đội Nga trên tuyến đầu của chiến trường là rất dày đặc. Điều này cũng chứng tỏ Quân đội Nga có ưu thế tuyệt đối về hỏa lực pháo binh. Trên chiến tuyến, Quân đội Nga có lợi thế gấp 8 lần về số lượng pháo hạng nặng và gấp 10-15 lần lợi thế về số lượng đạn được bắn ra.Vì vậy, có thể thấy ở gần tuyến bắn, pháo binh Nga bắn rất dồn dập, dẫn đến tổn thất rất nặng nề cho Quân đội Ukraine đang phòng ngự trên các điểm tựa phòng ngự trên chiến tuyến. Quân đội Nga muốn tiêu hao và làm bị thương các lực lượng chiến đấu của Quân đội Ukraine, bằng các đợt pháo kích liên tục cường độ cao.Hơn nữa, việc Quân đội Nga tổ chức pháo kích liên tục, vào đường liên lạc phía sau tuyến phòng ngự của Ukraine cũng rất thâm độc; có thể nhận thấy rằng, việc cung cấp hậu cần cho Quân đội Ukraine trên tiền tuyến là rất khó khăn.Từ bức ảnh này, có thể thấy một đặc điểm quan trọng khác, đó là có nhiều điểm sáng trong đám cháy, trong vực sâu phía sau chiến tuyến của Quân đội Nga, đã vượt xa số điểm sáng trong đám cháy sâu phía sau chiến tuyến của Quân đội Ukraine.Điều này là do Quân đội Ukraine đang sử dụng tên lửa tầm xa HIMARS, để tấn công tầm xa và chính xác các mục tiêu như kho đạn, các doanh trại đóng quân, sở chỉ huy của Quân đội Nga. HIMARS tương đương với một loại tên lửa đất đối đất tầm trung và tầm ngắn giá rẻ và phóng nhanh, có khả năng tấn công hiệu quả các kho đạn, trung tâm vật chất và chỉ huy của đối phương trong cự ly 80 km phía sau.Việc Quân đội Ukraine đưa tên lửa HIMARS vào chiến đấu, việc này có ảnh hưởng rất mục tiêu đến các chiến thuật hiện tại của Quân đội Nga. Một khi tuyến cung cấp hậu cần bị phá hủy, chiến thuật làm mềm chiến trường bằng hỏa lực pháo binh của Quân đội Nga, sẽ không bền vững.Trang Topwar của Nga xác nhận: Trong 5-7 ngày qua, Quân đội Nga đã có hơn 10 kho đạn pháo và các loại đạn dược khác, một số kho dầu, 10 sở chỉ huy và nhiều doanh trại đã bị tấn công; ngoài ra, một số trận địa phòng không và pháo binh bị Quân đội Ukraine tấn công.Để có thể phá hủy các hệ thống tên lửa HIMAR, Quân đội Nga chỉ có thể sử dụng ưu thế trên không và lực lượng tình báo mặt đất, phát hiện nơi cất giấu của các bệ phóng và tên lửa HIMARS, sau đó tiến hành tập kích nhanh bằng các loại tên lửa tốc độ cao như Iskander.Để HIMARS thực sự phát huy được sức mạnh, chúng phải được hỗ trợ bởi số lượng lớn vệ tinh do thám, UAV trinh sát và tình báo mặt đất. Sau đó, các bệ phóng HIMARS chạy vào đường cao tốc với tốc độ cao; khi đến vị trí, phóng đạn nhanh và rút ngay khỏi trận địa. Toàn bộ quá trình chỉ mất chưa đầy 2 phút.Hơn nữa, tốc độ nạp đạn của bệ phóng tên lửa HIMARS theo kiểu mô-đun, nên thời gian rút ngắn rất nhiều so với bệ phóng tên lửa Tornado mà Liên Xô sản xuất. Như vậy, nhiệm vụ của bệ phóng tên lửa HIMARS không phải để chế áp hỏa lực, mà để tấn công vào chiều sâu phòng ngự của đối phương theo kiểu “phẫu thuật”. Đánh giá chung, chiến thuật của Quân đội Nga trên chiến trường Donbass hiện nay cũng không có gì mới và sáng tạo. Tuy có ưu thế pháo gấp 8 lần, ưu thế về hỏa lực gấp từ 10-15 lần; nhưng trong vài tháng, tốc độ tiến quân ở Luhansk và Donetsk diễn ra chậm chạp.Quân đội Nga thực sự có lợi thế lớn, nhưng lợi thế đó dựa trên số lượng pháo, đạn, cũng như ưu thế trên không tuyệt đối. Tập trung ưu thế lớn như vậy, sau mấy tháng chiến đấu, theo quy luật thì nhất định quân Nga sẽ thắng lợi.Tuy nhiên, cảnh tượng không mấy choáng ngợp, sau vài tháng giao tranh, một nửa khu vực do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Luhansk mới được tái chiếm, và 45% khu vực do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Donetsk chưa giành được.Quân đội Nga đã tập trung một lợi thế lớn như vậy và đã chiến đấu trong nhiều tháng. 70% lực lượng tấn công mặt đất của Quân đội Nga đã tập trung ở các khu vực chiến trường trọng điểm; Luhansk và Donetsk nằm trong khu vực do Ukraine kiểm soát chưa đầy 30.000 km vuông, nhưng vẫn còn 10.000 km vuông mà Nga chưa thể tràn ngập được.
Tình hình chiến trường Nga-Ukraine hiện nay như thế nào? Những tuyên bố của Nga và Ukraine đều là các thủ thuật tuyên truyền và độ tin cậy có thể không cao. Tuy nhiên, qua bức ảnh chụp vệ tinh của Mỹ, có thể đánh giá khách quan tình hình chiến trường Nga-Ukraine lúc này.
Hệ thống thông tin về các đám cháy của “Hệ thống quản lý tài nguyên toàn cầu”, thuộc cơ quan vũ trụ Mỹ NASA, là bản đồ trực quan hàng ngày về các đám cháy toàn cầu, được tạo bởi vệ tinh đo bức xạ hình ảnh hồng ngoại, ánh sáng có thể nhìn thấy được của vệ tinh.
Hệ thống vệ tinh này của NASA, có thể kiểm tra tình hình hỏa hoạn trên khắp thế giới 24/24 giờ. Loại vệ tinh giám sát tình hình hỏa hoạn này, cũng có thể kiểm chứng hỏa lực chiến đấu trên chiến trường.
Từ bức ảnh này, có thể thấy hai đặc điểm quan trọng, thứ nhất là hỏa lực của Quân đội Nga trên tuyến đầu của chiến trường là rất dày đặc. Điều này cũng chứng tỏ Quân đội Nga có ưu thế tuyệt đối về hỏa lực pháo binh. Trên chiến tuyến, Quân đội Nga có lợi thế gấp 8 lần về số lượng pháo hạng nặng và gấp 10-15 lần lợi thế về số lượng đạn được bắn ra.
Vì vậy, có thể thấy ở gần tuyến bắn, pháo binh Nga bắn rất dồn dập, dẫn đến tổn thất rất nặng nề cho Quân đội Ukraine đang phòng ngự trên các điểm tựa phòng ngự trên chiến tuyến. Quân đội Nga muốn tiêu hao và làm bị thương các lực lượng chiến đấu của Quân đội Ukraine, bằng các đợt pháo kích liên tục cường độ cao.
Hơn nữa, việc Quân đội Nga tổ chức pháo kích liên tục, vào đường liên lạc phía sau tuyến phòng ngự của Ukraine cũng rất thâm độc; có thể nhận thấy rằng, việc cung cấp hậu cần cho Quân đội Ukraine trên tiền tuyến là rất khó khăn.
Từ bức ảnh này, có thể thấy một đặc điểm quan trọng khác, đó là có nhiều điểm sáng trong đám cháy, trong vực sâu phía sau chiến tuyến của Quân đội Nga, đã vượt xa số điểm sáng trong đám cháy sâu phía sau chiến tuyến của Quân đội Ukraine.
Điều này là do Quân đội Ukraine đang sử dụng tên lửa tầm xa HIMARS, để tấn công tầm xa và chính xác các mục tiêu như kho đạn, các doanh trại đóng quân, sở chỉ huy của Quân đội Nga.
HIMARS tương đương với một loại tên lửa đất đối đất tầm trung và tầm ngắn giá rẻ và phóng nhanh, có khả năng tấn công hiệu quả các kho đạn, trung tâm vật chất và chỉ huy của đối phương trong cự ly 80 km phía sau.
Việc Quân đội Ukraine đưa tên lửa HIMARS vào chiến đấu, việc này có ảnh hưởng rất mục tiêu đến các chiến thuật hiện tại của Quân đội Nga. Một khi tuyến cung cấp hậu cần bị phá hủy, chiến thuật làm mềm chiến trường bằng hỏa lực pháo binh của Quân đội Nga, sẽ không bền vững.
Trang Topwar của Nga xác nhận: Trong 5-7 ngày qua, Quân đội Nga đã có hơn 10 kho đạn pháo và các loại đạn dược khác, một số kho dầu, 10 sở chỉ huy và nhiều doanh trại đã bị tấn công; ngoài ra, một số trận địa phòng không và pháo binh bị Quân đội Ukraine tấn công.
Để có thể phá hủy các hệ thống tên lửa HIMAR, Quân đội Nga chỉ có thể sử dụng ưu thế trên không và lực lượng tình báo mặt đất, phát hiện nơi cất giấu của các bệ phóng và tên lửa HIMARS, sau đó tiến hành tập kích nhanh bằng các loại tên lửa tốc độ cao như Iskander.
Để HIMARS thực sự phát huy được sức mạnh, chúng phải được hỗ trợ bởi số lượng lớn vệ tinh do thám, UAV trinh sát và tình báo mặt đất. Sau đó, các bệ phóng HIMARS chạy vào đường cao tốc với tốc độ cao; khi đến vị trí, phóng đạn nhanh và rút ngay khỏi trận địa. Toàn bộ quá trình chỉ mất chưa đầy 2 phút.
Hơn nữa, tốc độ nạp đạn của bệ phóng tên lửa HIMARS theo kiểu mô-đun, nên thời gian rút ngắn rất nhiều so với bệ phóng tên lửa Tornado mà Liên Xô sản xuất. Như vậy, nhiệm vụ của bệ phóng tên lửa HIMARS không phải để chế áp hỏa lực, mà để tấn công vào chiều sâu phòng ngự của đối phương theo kiểu “phẫu thuật”.
Đánh giá chung, chiến thuật của Quân đội Nga trên chiến trường Donbass hiện nay cũng không có gì mới và sáng tạo. Tuy có ưu thế pháo gấp 8 lần, ưu thế về hỏa lực gấp từ 10-15 lần; nhưng trong vài tháng, tốc độ tiến quân ở Luhansk và Donetsk diễn ra chậm chạp.
Quân đội Nga thực sự có lợi thế lớn, nhưng lợi thế đó dựa trên số lượng pháo, đạn, cũng như ưu thế trên không tuyệt đối. Tập trung ưu thế lớn như vậy, sau mấy tháng chiến đấu, theo quy luật thì nhất định quân Nga sẽ thắng lợi.
Tuy nhiên, cảnh tượng không mấy choáng ngợp, sau vài tháng giao tranh, một nửa khu vực do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Luhansk mới được tái chiếm, và 45% khu vực do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Donetsk chưa giành được.
Quân đội Nga đã tập trung một lợi thế lớn như vậy và đã chiến đấu trong nhiều tháng. 70% lực lượng tấn công mặt đất của Quân đội Nga đã tập trung ở các khu vực chiến trường trọng điểm; Luhansk và Donetsk nằm trong khu vực do Ukraine kiểm soát chưa đầy 30.000 km vuông, nhưng vẫn còn 10.000 km vuông mà Nga chưa thể tràn ngập được.