Theo thông tin được tờ Topwar đăng tải, các quan chức phụ trách hậu cần của Quân đội Ukraine phàn nàn rằng, vũ khí do phương Tây viện trợ rất khó sử dụng, đặc biệt là pháo M777 do Mỹ cung cấp, thường xuyên hỏng hóc và cần được sửa chữa.Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Denis Sharapov cũng bày tỏ sự không hài lòng với lựu pháo M777. Ông cho biết, sau mỗi trận chiến đấu với Quân đội Nga, hai trong số sáu khẩu pháo M777 cần được sửa chữa, vì chúng đã bị phá hủy; thậm chí Quân đội Nga còn lấy việc săn lùng lựu pháo M777 như một hình thức “giải trí”. Là một trong những loại pháo tiên tiến nhất của Quân đội Mỹ, lựu pháo M777 đã thu hút rất nhiều sự chú ý khi đưa vào chiến trường Ukraine và đạt kết quả khá tốt trong các trận chiến sau đó, khi phá hủy hơn chục xe tăng và xe bọc thép của Nga chỉ trong vòng vài ngày.Truyền thông phương Tây từng công khai việc Quân đội Ukraine sử dụng lựu pháo M777, để lật ngược tình thế trên chiến trường và giành thế chủ động. Sau đó, có rất ít “tin tức tốt lành” về lựu pháo M777, khi biết rằng Quân đội Nga đã liên tiếp phá hủy một số lựu pháo M777.Theo thông tin từ báo chí nước ngoài, sau hơn 40 ngày tham chiến, Quân đội Ukraine chỉ còn lại khoảng 30 khẩu, trong số 108 khẩu M777 do Mỹ và NATO chuyển đến Ukraine; chưa bằng 1/3 so với ban đầu.Trong tay Quân đội Mỹ, lựu pháo M777 là một vũ khí nổi tiếng, với ưu điểm triển khai linh hoạt, tầm bắn xa, uy lực mạnh, độ chính xác khi tấn công cao và mức độ số hóa cao. Tại sao M777 đột nhiên đánh mất danh tiếng sau khi đến Ukraine? Vậy vấn đề ở đâu?Vấn đề nằm ở chính Quân đội Ukraine, vũ khí trang bị dù tối tân đến đâu, thì tính năng của cũng bị hạn chế, nếu không có hệ thống tác chiến đồng bộ. Chất lượng chiến đấu tổng thể của Quân đội Ukraine không cao, thiếu hệ thống chiến đấu hoàn chỉnh, đương nhiên không thể sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp.Việc triển khai linh hoạt của lựu pháo M777, dựa trên khả năng là nó có thể kéo bằng một xe tải quân sự phù hợp, hoặc di chuyển bằng máy bay trực thăng hạng nặng tiên tiến; đồng thời cũng cần kíp pháo thủ thao tác thành thạo. Quân đội Mỹ thường sử dụng máy bay trực thăng hạng nặng tiên tiến, để triển khai nhanh pháo M777, từ vị trí tập kết đến trận địa bắn, hoặc từ trận địa này đến trận địa khác, Trong khi Quân đội Ukraine không có máy bay trực thăng phù hợp, chưa nói đến họ mất ưu thế trên không.Trong cuộc chiến tại Iraq, một đại đội pháo binh của Quân đội Mỹ đã triển khai 8 khẩu M777, hoàn thành 3 đợt bắn nhanh trong cuộc hành quân. Thời gian từ khi pháo chiếm lĩnh trận địa, thiết bị pháo, bắn cho đến rút khỏi trận địa; toàn bộ quá trình không quá 5 phút.Theo thông tin được tờ Forbes đăng tải, Quân đội Ukraine cũng thực hiện các bước tương tự với pháo M777, nhưng phải mất ít nhất 20 phút để triển khai, đủ để Quân đội Nga khóa được vị trí của trận địa pháo M777 của Quân đội Ukraine, sau đó tung đòn phản pháo. Tất nhiên, không thể nói hoàn toàn đó là trình độ của các đơn vị pháo binh Quân đội Ukraine, và bản thân lựu pháo M777 cũng có những vấn đề. Những khẩu pháo M777 mà Mỹ viện trợ Ukraine, đều là phiên bản thiếu; đặc biệt là hệ thống tác chiến kỹ thuật số quan trọng nhất. Như vậy những khẩu pháo M777 trong tay Quân đội Ukraine, do bị thiếu những bộ phận quan trọng, nên tính năng cũng chỉ như những loại pháo thông thường từ thời Liên Xô, mà Quân đội Ukraine đang sở hữu.Ngoài ra, việc thiếu hệ thống tác chiến kỹ thuật số, cũng khiến lựu pháo M777 không thể bắn được các loại đạn dẫn đường; ngoại trừ trọng lượng nhẹ, M777 hầu như không có lợi thế so với các loại pháo khác của Ukraine.Lúc đầu, Quân đội Nga đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại từ lựu pháo M777, nhưng Quân đội Nga đã nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật của mình. Ngoài ra, Nga cũng nắm được khả năng cơ động chậm của loại pháo này và triển khai một số lượng lớn UAV, tại các khu vực mà lựu pháo M777 hoạt động.Một khi tìm thấy dấu vết của lựu pháo M777, Quân đội Nga sẽ ngay lập tức gọi pháo binh bắn chụp xuống trận địa hoặc vị trí trú quân của pháo binh Ukraine; hoặc trực tiếp thực hiện một cuộc tấn công chính xác nhằm vào lựu pháo M777.Bên cạnh đó, Quân đội Ukraine cũng không có khả năng sửa chữa lựu pháo M777 khi bị hỏng hóc, nên nó không thể sử dụng được, ngay cả khi nó không bị phá hủy.Lựu pháo M777 chỉ là một trong số rất nhiều loại vũ khí được phương Tây viện trợ cho Ukraine, và nó không thể phát huy hết khả năng khi không có con người sử dụng thành thạo; mặc dù tất cả các chuyên gia đều công nhận khả năng của pháo M777.
Theo thông tin được tờ Topwar đăng tải, các quan chức phụ trách hậu cần của Quân đội Ukraine phàn nàn rằng, vũ khí do phương Tây viện trợ rất khó sử dụng, đặc biệt là pháo M777 do Mỹ cung cấp, thường xuyên hỏng hóc và cần được sửa chữa.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Denis Sharapov cũng bày tỏ sự không hài lòng với lựu pháo M777. Ông cho biết, sau mỗi trận chiến đấu với Quân đội Nga, hai trong số sáu khẩu pháo M777 cần được sửa chữa, vì chúng đã bị phá hủy; thậm chí Quân đội Nga còn lấy việc săn lùng lựu pháo M777 như một hình thức “giải trí”.
Là một trong những loại pháo tiên tiến nhất của Quân đội Mỹ, lựu pháo M777 đã thu hút rất nhiều sự chú ý khi đưa vào chiến trường Ukraine và đạt kết quả khá tốt trong các trận chiến sau đó, khi phá hủy hơn chục xe tăng và xe bọc thép của Nga chỉ trong vòng vài ngày.
Truyền thông phương Tây từng công khai việc Quân đội Ukraine sử dụng lựu pháo M777, để lật ngược tình thế trên chiến trường và giành thế chủ động. Sau đó, có rất ít “tin tức tốt lành” về lựu pháo M777, khi biết rằng Quân đội Nga đã liên tiếp phá hủy một số lựu pháo M777.
Theo thông tin từ báo chí nước ngoài, sau hơn 40 ngày tham chiến, Quân đội Ukraine chỉ còn lại khoảng 30 khẩu, trong số 108 khẩu M777 do Mỹ và NATO chuyển đến Ukraine; chưa bằng 1/3 so với ban đầu.
Trong tay Quân đội Mỹ, lựu pháo M777 là một vũ khí nổi tiếng, với ưu điểm triển khai linh hoạt, tầm bắn xa, uy lực mạnh, độ chính xác khi tấn công cao và mức độ số hóa cao. Tại sao M777 đột nhiên đánh mất danh tiếng sau khi đến Ukraine? Vậy vấn đề ở đâu?
Vấn đề nằm ở chính Quân đội Ukraine, vũ khí trang bị dù tối tân đến đâu, thì tính năng của cũng bị hạn chế, nếu không có hệ thống tác chiến đồng bộ. Chất lượng chiến đấu tổng thể của Quân đội Ukraine không cao, thiếu hệ thống chiến đấu hoàn chỉnh, đương nhiên không thể sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp.
Việc triển khai linh hoạt của lựu pháo M777, dựa trên khả năng là nó có thể kéo bằng một xe tải quân sự phù hợp, hoặc di chuyển bằng máy bay trực thăng hạng nặng tiên tiến; đồng thời cũng cần kíp pháo thủ thao tác thành thạo.
Quân đội Mỹ thường sử dụng máy bay trực thăng hạng nặng tiên tiến, để triển khai nhanh pháo M777, từ vị trí tập kết đến trận địa bắn, hoặc từ trận địa này đến trận địa khác, Trong khi Quân đội Ukraine không có máy bay trực thăng phù hợp, chưa nói đến họ mất ưu thế trên không.
Trong cuộc chiến tại Iraq, một đại đội pháo binh của Quân đội Mỹ đã triển khai 8 khẩu M777, hoàn thành 3 đợt bắn nhanh trong cuộc hành quân. Thời gian từ khi pháo chiếm lĩnh trận địa, thiết bị pháo, bắn cho đến rút khỏi trận địa; toàn bộ quá trình không quá 5 phút.
Theo thông tin được tờ Forbes đăng tải, Quân đội Ukraine cũng thực hiện các bước tương tự với pháo M777, nhưng phải mất ít nhất 20 phút để triển khai, đủ để Quân đội Nga khóa được vị trí của trận địa pháo M777 của Quân đội Ukraine, sau đó tung đòn phản pháo.
Tất nhiên, không thể nói hoàn toàn đó là trình độ của các đơn vị pháo binh Quân đội Ukraine, và bản thân lựu pháo M777 cũng có những vấn đề. Những khẩu pháo M777 mà Mỹ viện trợ Ukraine, đều là phiên bản thiếu; đặc biệt là hệ thống tác chiến kỹ thuật số quan trọng nhất.
Như vậy những khẩu pháo M777 trong tay Quân đội Ukraine, do bị thiếu những bộ phận quan trọng, nên tính năng cũng chỉ như những loại pháo thông thường từ thời Liên Xô, mà Quân đội Ukraine đang sở hữu.
Ngoài ra, việc thiếu hệ thống tác chiến kỹ thuật số, cũng khiến lựu pháo M777 không thể bắn được các loại đạn dẫn đường; ngoại trừ trọng lượng nhẹ, M777 hầu như không có lợi thế so với các loại pháo khác của Ukraine.
Lúc đầu, Quân đội Nga đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại từ lựu pháo M777, nhưng Quân đội Nga đã nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật của mình. Ngoài ra, Nga cũng nắm được khả năng cơ động chậm của loại pháo này và triển khai một số lượng lớn UAV, tại các khu vực mà lựu pháo M777 hoạt động.
Một khi tìm thấy dấu vết của lựu pháo M777, Quân đội Nga sẽ ngay lập tức gọi pháo binh bắn chụp xuống trận địa hoặc vị trí trú quân của pháo binh Ukraine; hoặc trực tiếp thực hiện một cuộc tấn công chính xác nhằm vào lựu pháo M777.
Bên cạnh đó, Quân đội Ukraine cũng không có khả năng sửa chữa lựu pháo M777 khi bị hỏng hóc, nên nó không thể sử dụng được, ngay cả khi nó không bị phá hủy.
Lựu pháo M777 chỉ là một trong số rất nhiều loại vũ khí được phương Tây viện trợ cho Ukraine, và nó không thể phát huy hết khả năng khi không có con người sử dụng thành thạo; mặc dù tất cả các chuyên gia đều công nhận khả năng của pháo M777.