Hệ quả trực tiếp của cuộc xung đột Nga-Ukraine là sự thiếu hụt nghiêm trọng, trong việc tìm nguồn cung cấp vũ khí lấp vào kho trống ở các nước phương Tây. Vấn đề này không thể được giải quyết một cách hiệu quả trong ngắn hạn.Kết qua là sau đó, các kho vũ khí của các nước phương Tây sẽ cạn kiệt một cách nhanh chóng, và Quân đội Ukraine trên tiền tuyến chỉ càng đẩy nhanh tốc độ thất bại, khi không còn nguồn cung cấp vũ khí hiệu quả.Theo thông tin của tờ Financial Times của Anh cho biết, Mỹ và các nước phương Tây hiện đang thiếu hụt vũ khí dự trữ chiến đấu; điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.Vào hồi tháng 5, Washington đã đặt hàng sản xuất 1.300 tên lửa phòng không vác vai Stinger để viện trợ cho Ukraine. Vấn đề là nhà cung cấp vũ khí, Raytheon Defense trả lời rằng, việc chế tạo tên lửa có thể "mất một thời gian". Về phía châu Âu, Pháp xung phong cung cấp cho Kiev 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar trong một lần, tuy số lượng “hơi ít” so với viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, nhưng nó cũng tiêu tốn một phần tư tổng số pháo Caesar của Paris hiện có.Có thể hình dung được rằng, Pháp là một trong những quốc gia đứng đầu ở EU về tiềm lực quốc phòng, mà có chưa đến một trăm khẩu pháo Caesar trong biên chế. Trong khi đó, các nhà sản xuất Pháp phải mất khoảng một năm rưỡi mới có đủ hàng.Điều chắc chắn là xung đột Nga-Ukraine đã bộc lộ một vấn đề chết người trong hệ thống vũ khí của các nước phương Tây, đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng kho dự trữ. Vậy, điều gì đã gây ra tình huống đáng “lo ngại” này?Thứ nhất, khái niệm phát triển vũ khí của các nước phương Tây, đã quyết định sự thiếu hụt số lượng của họ. Các nước phương Tây bước vào thời kỳ hậu công nghiệp, bị ám ảnh bởi tư duy trang bị vũ khí "cao cấp", từ máy bay chiến đấu, tàu chiến, xe tăng cho đến vũ khí cá nhân.Kết quả của tư duy này là hầu hết vũ khí trong kho của các nước phương Tây đều thuộc loại cao cấp và hiện đại, khó có thể sản xuất với số lượng lớn, nên dẫn đến đơn giá lại cực kỳ cao; do vậy, số lượng đương nhiên là tương đối thiếu.Thứ hai, xung đột Nga-Ukraine là một cuộc cạnh tranh về tiêu thụ vũ khí, và các hệ thống vũ khí rẻ và thiết thực của Nga đã trở thành một lợi thế to lớn. Hiện tại, số vũ khí mà Nga tiêu thụ chủ yếu là từ kho dự trữ của Liên Xô để lại; chúng vẫn còn hữu dụng, dù đã cũ.Cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay là một cuộc cạnh tranh trên bộ điển hình. Cả hai bên đều sử dụng vũ khí cổ điển và chủ yếu là chiến đấu trên bộ. Đây là một cơn ác mộng đối với các nước phương Tây, vì họ đang thiếu những loại vũ khí này.Nguyên nhân chính là do các nước phương Tây không còn khả năng cung cấp các loại vũ khí như vậy. Alex Vershinen, chuyên gia mua sắm của Mỹ cho biết, tổng sản lượng đạn pháo 155mm hàng năm của Mỹ, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của Quân đội Ukraine trong vòng chưa đầy hai tuần.Thứ ba, vì lo sợ về một cuộc xung đột trực diện với Quân đội Nga, nên các hệ thống vũ khí hiện đại của các nước phương Tây đã không phát huy tác dụng. Hiện tại, Moscow đã đưa vào biên chế 3 loại vũ khí sát thương là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Salmat, đầu đạn siêu thanh Pioneer và ngư lôi chạy bằng năng lượng hạt nhân Poseidon làm vũ khí răn đe.Như vậy Moscow đã không cho các nước phương Tây trực tiếp “tham gia trò chơi” và thậm chí không dám cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí tấn công hạng nặng, như máy bay chiến đấu, xe tăng chiến đấu chủ lực. Bằng cách này, các nước phương Tây tỏ ra rụt rè và chỉ dám cung cấp vũ khí thông thường cho Ukraine.Tựu chung lại, xung đột Nga-Ukraine đã xác minh đầy đủ tình trạng thiếu hụt hệ thống vũ khí ở các nước phương Tây. Một khi xung đột nghiêm trọng xảy ra, các nước phương Tây khó có thể duy trì hoạt động tiêu thụ lâu dài. Vào năm ngoái, Vương quốc Anh đã tiến hành cuộc tập trận mô phỏng cuộc xung đột kéo dài 8 ngày với một đối thủ như Nga và kết thúc thất bại, khi “hết đạn”. Từ lâu, các nước phương Tây nắm quyền về truyền thông trên thế giới, nên đã hình thành thói quen tư duy, đó là không thể để các nước phương Tây xảy ra các cuộc chiến tổng lực. Theo logic phán đoán như vậy, họ gần như không còn giữ được năng lực sản xuất vũ khí chủ chốt ở đất nước của họ.Tuy nhiên cuộc xung đột Nga-Ukraine vừa dạy cho các nước phương Tây một bài học đau đớn, đó là nếu không duy trì được kho dự trữ vũ khí cơ bản, thì không thể giành được thắng lợi, chỉ với một số vũ khí tối tân.
Hệ quả trực tiếp của cuộc xung đột Nga-Ukraine là sự thiếu hụt nghiêm trọng, trong việc tìm nguồn cung cấp vũ khí lấp vào kho trống ở các nước phương Tây. Vấn đề này không thể được giải quyết một cách hiệu quả trong ngắn hạn.
Kết qua là sau đó, các kho vũ khí của các nước phương Tây sẽ cạn kiệt một cách nhanh chóng, và Quân đội Ukraine trên tiền tuyến chỉ càng đẩy nhanh tốc độ thất bại, khi không còn nguồn cung cấp vũ khí hiệu quả.
Theo thông tin của tờ Financial Times của Anh cho biết, Mỹ và các nước phương Tây hiện đang thiếu hụt vũ khí dự trữ chiến đấu; điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Vào hồi tháng 5, Washington đã đặt hàng sản xuất 1.300 tên lửa phòng không vác vai Stinger để viện trợ cho Ukraine. Vấn đề là nhà cung cấp vũ khí, Raytheon Defense trả lời rằng, việc chế tạo tên lửa có thể "mất một thời gian".
Về phía châu Âu, Pháp xung phong cung cấp cho Kiev 18 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar trong một lần, tuy số lượng “hơi ít” so với viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, nhưng nó cũng tiêu tốn một phần tư tổng số pháo Caesar của Paris hiện có.
Có thể hình dung được rằng, Pháp là một trong những quốc gia đứng đầu ở EU về tiềm lực quốc phòng, mà có chưa đến một trăm khẩu pháo Caesar trong biên chế. Trong khi đó, các nhà sản xuất Pháp phải mất khoảng một năm rưỡi mới có đủ hàng.
Điều chắc chắn là xung đột Nga-Ukraine đã bộc lộ một vấn đề chết người trong hệ thống vũ khí của các nước phương Tây, đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng kho dự trữ. Vậy, điều gì đã gây ra tình huống đáng “lo ngại” này?
Thứ nhất, khái niệm phát triển vũ khí của các nước phương Tây, đã quyết định sự thiếu hụt số lượng của họ. Các nước phương Tây bước vào thời kỳ hậu công nghiệp, bị ám ảnh bởi tư duy trang bị vũ khí "cao cấp", từ máy bay chiến đấu, tàu chiến, xe tăng cho đến vũ khí cá nhân.
Kết quả của tư duy này là hầu hết vũ khí trong kho của các nước phương Tây đều thuộc loại cao cấp và hiện đại, khó có thể sản xuất với số lượng lớn, nên dẫn đến đơn giá lại cực kỳ cao; do vậy, số lượng đương nhiên là tương đối thiếu.
Thứ hai, xung đột Nga-Ukraine là một cuộc cạnh tranh về tiêu thụ vũ khí, và các hệ thống vũ khí rẻ và thiết thực của Nga đã trở thành một lợi thế to lớn. Hiện tại, số vũ khí mà Nga tiêu thụ chủ yếu là từ kho dự trữ của Liên Xô để lại; chúng vẫn còn hữu dụng, dù đã cũ.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay là một cuộc cạnh tranh trên bộ điển hình. Cả hai bên đều sử dụng vũ khí cổ điển và chủ yếu là chiến đấu trên bộ. Đây là một cơn ác mộng đối với các nước phương Tây, vì họ đang thiếu những loại vũ khí này.
Nguyên nhân chính là do các nước phương Tây không còn khả năng cung cấp các loại vũ khí như vậy. Alex Vershinen, chuyên gia mua sắm của Mỹ cho biết, tổng sản lượng đạn pháo 155mm hàng năm của Mỹ, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của Quân đội Ukraine trong vòng chưa đầy hai tuần.
Thứ ba, vì lo sợ về một cuộc xung đột trực diện với Quân đội Nga, nên các hệ thống vũ khí hiện đại của các nước phương Tây đã không phát huy tác dụng. Hiện tại, Moscow đã đưa vào biên chế 3 loại vũ khí sát thương là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Salmat, đầu đạn siêu thanh Pioneer và ngư lôi chạy bằng năng lượng hạt nhân Poseidon làm vũ khí răn đe.
Như vậy Moscow đã không cho các nước phương Tây trực tiếp “tham gia trò chơi” và thậm chí không dám cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí tấn công hạng nặng, như máy bay chiến đấu, xe tăng chiến đấu chủ lực. Bằng cách này, các nước phương Tây tỏ ra rụt rè và chỉ dám cung cấp vũ khí thông thường cho Ukraine.
Tựu chung lại, xung đột Nga-Ukraine đã xác minh đầy đủ tình trạng thiếu hụt hệ thống vũ khí ở các nước phương Tây. Một khi xung đột nghiêm trọng xảy ra, các nước phương Tây khó có thể duy trì hoạt động tiêu thụ lâu dài.
Vào năm ngoái, Vương quốc Anh đã tiến hành cuộc tập trận mô phỏng cuộc xung đột kéo dài 8 ngày với một đối thủ như Nga và kết thúc thất bại, khi “hết đạn”.
Từ lâu, các nước phương Tây nắm quyền về truyền thông trên thế giới, nên đã hình thành thói quen tư duy, đó là không thể để các nước phương Tây xảy ra các cuộc chiến tổng lực. Theo logic phán đoán như vậy, họ gần như không còn giữ được năng lực sản xuất vũ khí chủ chốt ở đất nước của họ.
Tuy nhiên cuộc xung đột Nga-Ukraine vừa dạy cho các nước phương Tây một bài học đau đớn, đó là nếu không duy trì được kho dự trữ vũ khí cơ bản, thì không thể giành được thắng lợi, chỉ với một số vũ khí tối tân.