Một hệ thống tên lửa đất đối không MIM-23 HAWK của Tây Ban Nha hiện đang ở Ba Lan, đã được vận chuyển đến Ukraine vào ngày 24/11. Động thái này diễn ra sau khi Tây Ban Nha xác nhận trước đó về việc viện trợ hệ thống phòng không cũ này cho Ukraine. Trước đó, Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên cung cấp tên lửa MIM-23 HAWK cho Ukraine vào năm 2022, năm đầu tiên của cuộc xung đột.Các nguồn tin Ukraine đưa tin rằng, họ đang sử dụng những hệ thống phòng không HAWK cải tiến thế hệ 3. Mặc dù đã cũ, các hệ thống này vẫn rất hiệu quả, nhờ vào các đợt nâng cấp toàn diện được thực hiện trong những năm 1990. Phòng không Ukraine đã chứng minh khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu bằng hệ thống phòng không HAWK, bao gồm UAV Geran-2 và tên lửa hành trình Kh-59.Đại tá Oleksandr, chỉ huy một đơn vị phòng không Ukraine, đã mô tả cách hệ thống HAWK được sử dụng để đánh chặn tên lửa hành trình của Nga và UAV Geran-2 (Ukraine gọi là Shahed-136). Ông nhấn mạnh hiệu quả của hệ thống chống lại các mối đe dọa này, chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc sử dụng thành công. Còn Taras Chmut, một chuyên gia quân sự người Ukraine, cũng ca ngợi hiệu suất của HAWK: “HAWK hoạt động tuyệt vời trong việc đánh chặn tên lửa hành trình. Mặc dù đã cũ, cả HAWK và S-125M vẫn tiếp tục mang lại kết quả tuyệt vời”, ông bình luận trên mạng xã hội X.Gần một tháng trước, David Anderson, biên tập viên của Military News đã cung cấp một bài báo tóm tắt về hiệu quả của hệ thống phòng không HAWK tại Ukraine. Ông cho biết, HAWK đã bắn hạ hơn 40 UAV Geran-2 và 14 tên lửa hành trình của Nga; chứng minh rằng, mặc dù đã lạc hậu, nhưng HAWK vẫn là một vũ khí phòng không quan trọng của Ukraine; vì trên thực tế, Ukraine cũng đã cạn các loại tên lửa phòng không.MIM-23 HAWK là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước các mối đe dọa trên không, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và UAV. Hệ thống phòng không này do công ty Raytheon phát triển vào cuối những năm 1950.MIM-23 HAWK đã trở thành một trong những vũ khí phòng không tầm trung chủ lực trong hệ thống phòng không đa tầng của Mỹ và các quốc gia đồng minh trong Chiến tranh Lạnh và vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế chiến đấu cho đến ngày nay.Hệ thống phòng không HAWK sử dụng radar trinh sát để phát hiện và theo dõi mục tiêu, cung cấp phạm vi phủ sóng nhiều lớp ở nhiều độ cao và phạm vi khác nhau, đặc biệt hiệu quả khi phát hiện các mục tiêu di chuyển với tốc độ đến cận âm và khó phát hiện như tên lửa hành trình. MIM-23 HAWK thường được sử dụng cùng với các hệ thống phòng không tầm xa và đắt tiền hơn, chẳng hạn như S-300 hoặc Patriot, để cung cấp khả năng phòng thủ nhiều lớp, tại các khu vực quan trọng. Tuy nhiên, HAWK cũng có thể chiến đấu độc lập, do có đủ các loại khí tài và tên lửa. Hệ thống MIM-23 HAWK bao gồm một số thành phần chính gồm: radar trinh sát, radar dẫn đường tên lửa, các bệ phóng di động và đài chỉ huy. Radar trinh sát có phạm vi hoạt động khoảng 120 km và nhiều phiên bản khác nhau; radar và trạm điều khiển được nâng cấp, với các hệ thống kỹ thuật số mới hơn, cải thiện rõ rệt hiệu quả chiến đấu.Radar dẫn đường tên lửa của hệ thống HAWK, có thể dẫn đường tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên đến 18 km. Đồng thời radar trinh sát có khả năng phát hiện và theo dõi các vật thể có tốc độ cao, như máy bay chiến đấu và tên lửa.Tên lửa của MIM-23 HAWK dài khoảng 5 mét, đường kính 0,35 mét, sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa được dẫn đường bởi radar bán chủ động hoặc radar chủ động và cảm biến hồng ngoại (thế hệ mới nhất). Các biến thể tên lửa khác nhau như MIM-23B, MIM-23C và MIM-23E, đã được phát triển trong nhiều năm, với MIM-23E có cảm biến được cải tiến và khả năng cơ động cao hơn.Tên lửa HAWK có tốc độ khoảng 2,5 Mach và có phạm vi hoạt động từ 35 đến 50 km. Các phiên bản hiện đại hóa của hệ thống, đặc biệt là những phiên bản có nâng cấp Giai đoạn III, sử dụng các thành phần kỹ thuật số để kiểm soát hỏa lực, tăng cường đáng kể độ chính xác và hiệu suất của hệ thống.MIM-23 HAWK đã được Mỹ xuất khẩu cho nhiều quốc gia đồng minh, như Tây Ban Nha, Ả Rập Xê Út, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù đã cũ, HAWK vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia và được nâng cấp liên tục, giúp nó trở thành vũ khí phòng không linh hoạt và hiệu quả trong phòng không hiện đại.Tại Ukraine, MIM-23 HAWK đã được chuyển giao như một phần của sự hỗ trợ vũ khí phòng không, nhằm chống lại các mối đe dọa từ tên lửa, UAV tự sát tầm xa và máy bay chiến đấu của Nga. HAWK đã chứng minh được hiệu quả trong vai trò này, chứng minh được sự liên quan liên tục của nó trên chiến trường hiện đại.Tuy nhiên với việc Nga sử dụng UAV tự sát Geran-2 với số lượng lớn trong một đợt tấn công, phòng không Ukraine đã cấm sử dụng tên lửa phòng không (trong đó có cả HAWK) để bắn chặn loại “máy cắt cỏ” này của Nga. Nhiệm vụ đánh chặn được giao cho lực lượng súng, pháo phòng không đảm nhiệm.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng số lượng vũ khí phòng không khổng lồ, chỉ đứng sau Nga, trong đó có nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-125, vũ khí cùng thời với HAWK của Mỹ và có tính năng không hề kém.Tuy nhiên các đời tổng thống Ukraine trước đây đã bán sạch số vũ khí trên và nhiều loại vũ khí khác, để đến khi chiến tranh xảy ra, kho vũ khí phòng không của Ukraine đã gần như cạn đáy, buộc họ phải đi xin phương Tây từng hệ thống dù là cũ nát. Đây cũng là bài học cho các quốc gia khác, khi thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi chưa nguy. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, CNN, Sputnik, Wikipedia).
Một hệ thống tên lửa đất đối không MIM-23 HAWK của Tây Ban Nha hiện đang ở Ba Lan, đã được vận chuyển đến Ukraine vào ngày 24/11. Động thái này diễn ra sau khi Tây Ban Nha xác nhận trước đó về việc viện trợ hệ thống phòng không cũ này cho Ukraine. Trước đó, Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên cung cấp tên lửa MIM-23 HAWK cho Ukraine vào năm 2022, năm đầu tiên của cuộc xung đột.
Các nguồn tin Ukraine đưa tin rằng, họ đang sử dụng những hệ thống phòng không HAWK cải tiến thế hệ 3. Mặc dù đã cũ, các hệ thống này vẫn rất hiệu quả, nhờ vào các đợt nâng cấp toàn diện được thực hiện trong những năm 1990. Phòng không Ukraine đã chứng minh khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu bằng hệ thống phòng không HAWK, bao gồm UAV Geran-2 và tên lửa hành trình Kh-59.
Đại tá Oleksandr, chỉ huy một đơn vị phòng không Ukraine, đã mô tả cách hệ thống HAWK được sử dụng để đánh chặn tên lửa hành trình của Nga và UAV Geran-2 (Ukraine gọi là Shahed-136). Ông nhấn mạnh hiệu quả của hệ thống chống lại các mối đe dọa này, chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc sử dụng thành công.
Còn Taras Chmut, một chuyên gia quân sự người Ukraine, cũng ca ngợi hiệu suất của HAWK: “HAWK hoạt động tuyệt vời trong việc đánh chặn tên lửa hành trình. Mặc dù đã cũ, cả HAWK và S-125M vẫn tiếp tục mang lại kết quả tuyệt vời”, ông bình luận trên mạng xã hội X.
Gần một tháng trước, David Anderson, biên tập viên của Military News đã cung cấp một bài báo tóm tắt về hiệu quả của hệ thống phòng không HAWK tại Ukraine. Ông cho biết, HAWK đã bắn hạ hơn 40 UAV Geran-2 và 14 tên lửa hành trình của Nga; chứng minh rằng, mặc dù đã lạc hậu, nhưng HAWK vẫn là một vũ khí phòng không quan trọng của Ukraine; vì trên thực tế, Ukraine cũng đã cạn các loại tên lửa phòng không.
MIM-23 HAWK là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước các mối đe dọa trên không, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và UAV. Hệ thống phòng không này do công ty Raytheon phát triển vào cuối những năm 1950.
MIM-23 HAWK đã trở thành một trong những vũ khí phòng không tầm trung chủ lực trong hệ thống phòng không đa tầng của Mỹ và các quốc gia đồng minh trong Chiến tranh Lạnh và vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế chiến đấu cho đến ngày nay.
Hệ thống phòng không HAWK sử dụng radar trinh sát để phát hiện và theo dõi mục tiêu, cung cấp phạm vi phủ sóng nhiều lớp ở nhiều độ cao và phạm vi khác nhau, đặc biệt hiệu quả khi phát hiện các mục tiêu di chuyển với tốc độ đến cận âm và khó phát hiện như tên lửa hành trình.
MIM-23 HAWK thường được sử dụng cùng với các hệ thống phòng không tầm xa và đắt tiền hơn, chẳng hạn như S-300 hoặc Patriot, để cung cấp khả năng phòng thủ nhiều lớp, tại các khu vực quan trọng. Tuy nhiên, HAWK cũng có thể chiến đấu độc lập, do có đủ các loại khí tài và tên lửa.
Hệ thống MIM-23 HAWK bao gồm một số thành phần chính gồm: radar trinh sát, radar dẫn đường tên lửa, các bệ phóng di động và đài chỉ huy. Radar trinh sát có phạm vi hoạt động khoảng 120 km và nhiều phiên bản khác nhau; radar và trạm điều khiển được nâng cấp, với các hệ thống kỹ thuật số mới hơn, cải thiện rõ rệt hiệu quả chiến đấu.
Radar dẫn đường tên lửa của hệ thống HAWK, có thể dẫn đường tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên đến 18 km. Đồng thời radar trinh sát có khả năng phát hiện và theo dõi các vật thể có tốc độ cao, như máy bay chiến đấu và tên lửa.
Tên lửa của MIM-23 HAWK dài khoảng 5 mét, đường kính 0,35 mét, sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa được dẫn đường bởi radar bán chủ động hoặc radar chủ động và cảm biến hồng ngoại (thế hệ mới nhất). Các biến thể tên lửa khác nhau như MIM-23B, MIM-23C và MIM-23E, đã được phát triển trong nhiều năm, với MIM-23E có cảm biến được cải tiến và khả năng cơ động cao hơn.
Tên lửa HAWK có tốc độ khoảng 2,5 Mach và có phạm vi hoạt động từ 35 đến 50 km. Các phiên bản hiện đại hóa của hệ thống, đặc biệt là những phiên bản có nâng cấp Giai đoạn III, sử dụng các thành phần kỹ thuật số để kiểm soát hỏa lực, tăng cường đáng kể độ chính xác và hiệu suất của hệ thống.
MIM-23 HAWK đã được Mỹ xuất khẩu cho nhiều quốc gia đồng minh, như Tây Ban Nha, Ả Rập Xê Út, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù đã cũ, HAWK vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia và được nâng cấp liên tục, giúp nó trở thành vũ khí phòng không linh hoạt và hiệu quả trong phòng không hiện đại.
Tại Ukraine, MIM-23 HAWK đã được chuyển giao như một phần của sự hỗ trợ vũ khí phòng không, nhằm chống lại các mối đe dọa từ tên lửa, UAV tự sát tầm xa và máy bay chiến đấu của Nga. HAWK đã chứng minh được hiệu quả trong vai trò này, chứng minh được sự liên quan liên tục của nó trên chiến trường hiện đại.
Tuy nhiên với việc Nga sử dụng UAV tự sát Geran-2 với số lượng lớn trong một đợt tấn công, phòng không Ukraine đã cấm sử dụng tên lửa phòng không (trong đó có cả HAWK) để bắn chặn loại “máy cắt cỏ” này của Nga. Nhiệm vụ đánh chặn được giao cho lực lượng súng, pháo phòng không đảm nhiệm.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng số lượng vũ khí phòng không khổng lồ, chỉ đứng sau Nga, trong đó có nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-125, vũ khí cùng thời với HAWK của Mỹ và có tính năng không hề kém.
Tuy nhiên các đời tổng thống Ukraine trước đây đã bán sạch số vũ khí trên và nhiều loại vũ khí khác, để đến khi chiến tranh xảy ra, kho vũ khí phòng không của Ukraine đã gần như cạn đáy, buộc họ phải đi xin phương Tây từng hệ thống dù là cũ nát. Đây cũng là bài học cho các quốc gia khác, khi thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi chưa nguy. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, CNN, Sputnik, Wikipedia).