Tác động của việc Quân đội Nga phóng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik tới Ukraine tiếp tục được bàn tán ở tất cả các diễn đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, Oreshnik có thể được coi là vũ khí mang lại cho Nga một lợi thế chiến lược to lớn. Trước đây, Kinzhal hay Zircon có cùng hy vọng, cho đến khi chúng bị hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất bắn hạ ở Kiev.Tối 22/11 theo giờ địa phương, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga và đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở Điện Kremlin, ông cho biết tốc độ phát triển và kết quả chiến đấu của tên lửa Oreshnik "là nguồn tự hào và ngưỡng mộ" của nước Nga.Ông Putin cho rằng, "Khi Nga gặp phải những mối đe dọa và thách thức mới ngày càng tăng, việc nghiên cứu và phát triển những loại vũ khí như vậy là rất quan trọng đối với an ninh của nước Nga”.Tổng thống Putin cũng cho biết, “Oreshnik không phải là sự hiện đại hóa các loại vũ khí cũ của Liên Xô như các chuyên gia phương Tây dự đoán, mà là một chương trình phát triển vũ khí hoàn toàn mới, có thể so sánh với vũ khí chiến lược. Hiện tại trên thế giới không có vũ khí nào có thể đánh chặn được tên lửa Oreshnik mà Nga vừa sử dụng”.Không những vậy, ngoài Oreshnik, thì một số loại tên lửa tương tự khác cũng sẽ được Nga thử nghiệm và sản xuất hàng loạt. Nga sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa mới, bao gồm cả các cuộc thử nghiệm chiến đấu thực tế, tùy theo về mức độ đe dọa đối với an ninh của Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh. Nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức tư vấn, trong đó có Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW) và The Hill, đã tuyên bố rằng Chính phủ Nga có thể đóng cửa một phần không phận của nước này từ ngày 23 đến 24/11, để tiến hành các vụ phóng tên lửa mới, cố gắng một lần nữa khiến phương Tây “sợ hãi”. Nhưng tính đến thời điểm viết bài, chúng tôi vẫn chưa thấy thông tin liên quan.Trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thế giới bên ngoài thì cho rằng, Quân đội Nga đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh. Còn quan chức Ukraine khẳng định, Quân đội Nga đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?Nhưng các chuyên gia Nga cho rằng, lần đầu tiên tên lửa Oreshnik xuất hiện trước công chúng là trong thực chiến. Mặc dù nhiều thông tin khác nhau cho thấy, mặc dù tên lửa Oreshnik chỉ sử dụng đầu đạn thông thường, nhưng đã gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnepropetrovsk. Tuy nhiên, việc phóng tên lửa Oreshnik dù chỉ mang đầu đạn thường, nhưng đã gây ra một cú sốc cho Ukraine và những người ủng hộ nước này đến mức Verkhovna Rada (Quốc hội) của Ukraine đã "tạm hoãn một ngày", một động thái gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ Tổng thống Ukraine Zelensky. Tổng thống Zelensky khiển trách rằng, dù Nga đã phóng tên lửa mới, nhưng mọi điều khoản an ninh vẫn không thay đổi. Nếu có cảnh báo không kích vang lên, mọi người mới phải phản ứng, còn nếu không, mọi công việc vẫn phải tiến hành bình thường. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người, từ Verkhovna Rada đên các cơ quan, ban ngành chính phủ khác, cho đến chính quyền khu vực và cộng đồng. Hiện thế giới vẫn chưa hiểu đầy đủ về hiệu suất cụ thể của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik, đặc biệt là khả năng xuyên phá qua hệ thống phòng thủ của nó. Trên thực tế, Moscow chỉ tiết lộ rằng, Oreshnik có tốc độ bay Mach 10, trong khi các thông tin khác chủ yếu dựa vào suy đoán, bao gồm cả việc Oreshnik được phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh và mượn một số công nghệ từ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga? Hiện có một số ý kiến trái chiều về khả năng xuyên phá, đó là tính năng quan trọng nhất của tên lửa Oreshnik. Chính phủ Ukraine tin rằng, hệ thống phòng không hiện tại mà họ có khó đánh chặn Oreshnik và hy vọng nhận được thêm hỗ trợ quân sự từ những người ủng hộ, đặc biệt là Mỹ, bao gồm hệ thống chống tên lửa tầm cao THAAD hoặc hệ thống Patriot nâng cấp mới nhất. Nhưng một số chuyên gia quân sự theo “thuyết âm mưu” lại tin rằng, rất có thể Oreshnik cũng giống như Kinzhal hay Zircon, có khả năng thâm nhập thực tế hạn chế. Ông Pavlo Rakichuk, giám đốc dự án an ninh tại Trung tâm Chiến lược toàn cầu thế kỷ 21, cho biết khi Quân đội Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine, họ không nhằm vào Kiev hay Lviv, vì ở những nơi này có bố trí một số hệ thống Patriot bảo vệ. Đây là lý do tại sao Nga lại chọn mục tiêu đầu tiên là thành phố Dnipro, nơi không được bảo vệ bởi hệ thống phòng không Patriot. Nếu Quân đội Ukraine sử dụng hệ thống phòng không Patriot, để bắn hạ tên lửa siêu thanh tầm trung như Oreshnik hoặc thậm chí là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, "nó sẽ là một đòn lớn đối với Nga", ông Rakichuk kết luận. (Nguồn ảnh: CNN, Ukrinform, TASS).
Tác động của việc Quân đội Nga phóng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik tới Ukraine tiếp tục được bàn tán ở tất cả các diễn đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, Oreshnik có thể được coi là vũ khí mang lại cho Nga một lợi thế chiến lược to lớn. Trước đây, Kinzhal hay Zircon có cùng hy vọng, cho đến khi chúng bị hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất bắn hạ ở Kiev.
Tối 22/11 theo giờ địa phương, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga và đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở Điện Kremlin, ông cho biết tốc độ phát triển và kết quả chiến đấu của tên lửa Oreshnik "là nguồn tự hào và ngưỡng mộ" của nước Nga.
Ông Putin cho rằng, "Khi Nga gặp phải những mối đe dọa và thách thức mới ngày càng tăng, việc nghiên cứu và phát triển những loại vũ khí như vậy là rất quan trọng đối với an ninh của nước Nga”.
Tổng thống Putin cũng cho biết, “Oreshnik không phải là sự hiện đại hóa các loại vũ khí cũ của Liên Xô như các chuyên gia phương Tây dự đoán, mà là một chương trình phát triển vũ khí hoàn toàn mới, có thể so sánh với vũ khí chiến lược. Hiện tại trên thế giới không có vũ khí nào có thể đánh chặn được tên lửa Oreshnik mà Nga vừa sử dụng”.
Không những vậy, ngoài Oreshnik, thì một số loại tên lửa tương tự khác cũng sẽ được Nga thử nghiệm và sản xuất hàng loạt. Nga sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa mới, bao gồm cả các cuộc thử nghiệm chiến đấu thực tế, tùy theo về mức độ đe dọa đối với an ninh của Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức tư vấn, trong đó có Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW) và The Hill, đã tuyên bố rằng Chính phủ Nga có thể đóng cửa một phần không phận của nước này từ ngày 23 đến 24/11, để tiến hành các vụ phóng tên lửa mới, cố gắng một lần nữa khiến phương Tây “sợ hãi”. Nhưng tính đến thời điểm viết bài, chúng tôi vẫn chưa thấy thông tin liên quan.
Trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thế giới bên ngoài thì cho rằng, Quân đội Nga đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh. Còn quan chức Ukraine khẳng định, Quân đội Nga đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?
Nhưng các chuyên gia Nga cho rằng, lần đầu tiên tên lửa Oreshnik xuất hiện trước công chúng là trong thực chiến. Mặc dù nhiều thông tin khác nhau cho thấy, mặc dù tên lửa Oreshnik chỉ sử dụng đầu đạn thông thường, nhưng đã gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Yuzhmash ở Dnepropetrovsk.
Tuy nhiên, việc phóng tên lửa Oreshnik dù chỉ mang đầu đạn thường, nhưng đã gây ra một cú sốc cho Ukraine và những người ủng hộ nước này đến mức Verkhovna Rada (Quốc hội) của Ukraine đã "tạm hoãn một ngày", một động thái gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ từ Tổng thống Ukraine Zelensky.
Tổng thống Zelensky khiển trách rằng, dù Nga đã phóng tên lửa mới, nhưng mọi điều khoản an ninh vẫn không thay đổi. Nếu có cảnh báo không kích vang lên, mọi người mới phải phản ứng, còn nếu không, mọi công việc vẫn phải tiến hành bình thường. Điều này áp dụng cho tất cả mọi người, từ Verkhovna Rada đên các cơ quan, ban ngành chính phủ khác, cho đến chính quyền khu vực và cộng đồng.
Hiện thế giới vẫn chưa hiểu đầy đủ về hiệu suất cụ thể của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik, đặc biệt là khả năng xuyên phá qua hệ thống phòng thủ của nó. Trên thực tế, Moscow chỉ tiết lộ rằng, Oreshnik có tốc độ bay Mach 10, trong khi các thông tin khác chủ yếu dựa vào suy đoán, bao gồm cả việc Oreshnik được phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 Rubezh và mượn một số công nghệ từ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga?
Hiện có một số ý kiến trái chiều về khả năng xuyên phá, đó là tính năng quan trọng nhất của tên lửa Oreshnik. Chính phủ Ukraine tin rằng, hệ thống phòng không hiện tại mà họ có khó đánh chặn Oreshnik và hy vọng nhận được thêm hỗ trợ quân sự từ những người ủng hộ, đặc biệt là Mỹ, bao gồm hệ thống chống tên lửa tầm cao THAAD hoặc hệ thống Patriot nâng cấp mới nhất.
Nhưng một số chuyên gia quân sự theo “thuyết âm mưu” lại tin rằng, rất có thể Oreshnik cũng giống như Kinzhal hay Zircon, có khả năng thâm nhập thực tế hạn chế. Ông Pavlo Rakichuk, giám đốc dự án an ninh tại Trung tâm Chiến lược toàn cầu thế kỷ 21, cho biết khi Quân đội Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine, họ không nhằm vào Kiev hay Lviv, vì ở những nơi này có bố trí một số hệ thống Patriot bảo vệ.
Đây là lý do tại sao Nga lại chọn mục tiêu đầu tiên là thành phố Dnipro, nơi không được bảo vệ bởi hệ thống phòng không Patriot. Nếu Quân đội Ukraine sử dụng hệ thống phòng không Patriot, để bắn hạ tên lửa siêu thanh tầm trung như Oreshnik hoặc thậm chí là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, "nó sẽ là một đòn lớn đối với Nga", ông Rakichuk kết luận. (Nguồn ảnh: CNN, Ukrinform, TASS).