Một bức ảnh do Ukraine chia sẻ cho thấy khoảnh khắc bom chùm từ tên lửa ATACMS tấn công một sân bay ở vùng Kursk của Nga. Hình ảnh mô tả tác động của ít nhất hai tên lửa tấn công hai khu vực riêng biệt, điều này trái ngược với tuyên bố trước đó của kênh Fighterbomber rằng, chỉ có một tên lửa ATACMS tấn công. Những hình ảnh được chia sẻ cho thấy đài radar của hệ thống phòng không S-400 của Nga bị cháy rụi. Không rõ cuộc tấn công này có phải diễn ra vào ngày 24/11 hay không? Nhưng có thể đó là cuộc tấn công mà Ukraine tuyên bố đã thực hiện vào sáng sớm ngày 24/11. Truyền thông Ukraine đã đưa tin về cuộc tấn công này.Các nguồn tin Ukraine khẳng định, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đã được sửa đổi và sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất vào sâu trong lãnh thổ Ukraine trong những tuần gần đây. Theo các nguồn tin này, hệ thống này được sử dụng bởi Trung đoàn tên lửa phòng không 1490 thuộc Tập đoàn quân số 6 của Nga.Theo các nguồn tin của Ukraine, đây không phải là lần đầu tiên một tổ hợp S-300 (truyền thông Ukraine đưa tin là S-400 có lẽ là chưa hoàn toàn chính xác) hoặc một thành phần nào đó của hệ thống bị phá hủy gần Kursk. Ví dụ, vào tháng 9/2024, Ukraine tuyên bố đã phá hủy một hệ thống radar S-300 khác ở khu vực Kursk.Theo các chuyên gia phương Tây, về mặt kỹ thuật, mặc dù S-400 là một trong những hệ thống tên lửa và phòng không mạnh nhất thế giới, nhưng lại có những hạn chế đáng kể, khi chống lại các tên lửa chiến thuật lục quân như ATACMS.Lý do là những tên lửa này được thiết kế để bay nhanh, cơ động và ở độ cao thấp, khiến cho radar S-400 khó phát hiện và theo dõi chúng. Ngoài ra tên lửa ATACMS có tiết diện phản xạ radar nhỏ, khiến các loại radar thông thường khó phát hiện, đặc biệt là khi bay ở độ cao thấp gần mặt đất, nơi S-400 có thể gặp vấn đề, do radar bắt thấp hoạt động yếu.Về mặt chiến thuật, một trong những điểm yếu chính của S-400 khi đối đầu với ATACMS là thời gian phản ứng. Tên lửa ATACMS được thiết kế để thực hiện các động tác cơ động nhanh, khiến chúng khó bị phát hiện bởi radar trinh sát của hệ thống. Ngoài ra, ATACMS còn có thể hoạt động trong điều kiện bị gây nhiễu nặng.Về khả năng chiến đấu, S-400 có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không, nhưng nó phụ thuộc vào các thông số được thiết lập sẵn. Điều này có nghĩa là với các tên lửa như ATACMS, được Quân đội Ukraine sử dụng để tấn công bất ngờ, tốc độ cao; do vậy hệ thống S-400 có thể không có đủ thời gian để theo dõi và phản ứng một cách chính xác. Hệ thống phòng không S-400 của Nga hay Patriot của Mỹ, rất hiệu quả khi đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay truyền thống; tuy nhiên ATACMS hay Iskander-M là loại tên lửa được thiết kế để bay theo quỹ đạo nhanh, khó phát hiện và không thể đoán trước, làm phức tạp khả năng phản ứng theo thời gian thực, từ đó khiến hệ thống khó đánh chặn.S-400 Triumph, còn được NATO gọi là SA-21 Growler, là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa (SAM) tiên tiến của Nga, được thiết kế để chống lại nhiều mối đe dọa trên không. S-400 được phát triển bởi Almaz-Antey, hệ thống này đi vào hoạt động năm 2007 và được coi là một trong những hệ thống phòng không có năng lực nhất thế giới. S-400 có những thành phần cơ bản, bao gồm radar trinh sát tầm xa 91N6E, radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar đo cao 96L6E; bệ phóng tên lửa cơ động và đài chỉ huy. Các thành phần này kết nối tự động với nhau, để phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km, trong khi hệ thống có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 400 km.S-400 được trang bị bốn loại tên lửa gồm, tên lửa tầm xa 40N6E, tên lửa tầm trung 48N6 và tên lửa tầm ngắn 9M96E và 9M96E2, được thiết kế để chống lại các vật thể bay có tốc độ cao hoặc có khả năng cơ động cao. Thiết kế dạng mô-đun của hệ thống, giúp kíp chiến đấu triển khai trong vòng năm phút và có thể tấn công tới 80 mục tiêu cùng lúc.Vai trò của hệ thống S-400 đối với hệ thống phòng không đa tầng của Nga, nằm ở tính linh hoạt chiến lược và khả năng chống lại nhiều mối đe dọa, bao gồm máy bay tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.Hiện S-400 đóng vai trò là “xương sống” trong mạng lưới phòng không đa tầng của Nga, thường được triển khai cùng với các hệ thống cũ hơn như S-300 và Pantsir-S1 và sắp tới là S-500, để tạo ra phạm vi bảo vệ nhiều lớp.Hiện các hệ thống S-400 được Quân đội Nga bố trí để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và các yếu địa trên các khu vực rộng lớn, bao gồm biên giới, căn cứ quân sự và các vị trí chiến lược như ở bán đảo Crimea. Tuy nhiên, việc phá hủy hệ thống S-400 đòn giáng mạnh về mặt tâm lý đối với lực lượng phòng không Nga, phơi bày điểm yếu của thứ được quảng cáo là vũ khí phòng thủ “vô song”. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, TASS, Sputnik).Tên lửa ATACMS của Ukraine tấn công tổ hợp S-400 của Nga gần sân bay Mospyne, vùng Donetsk vào ngày 23/5/2024. Nguồn: Telegram Spy Dossier.
Một bức ảnh do Ukraine chia sẻ cho thấy khoảnh khắc bom chùm từ tên lửa ATACMS tấn công một sân bay ở vùng Kursk của Nga. Hình ảnh mô tả tác động của ít nhất hai tên lửa tấn công hai khu vực riêng biệt, điều này trái ngược với tuyên bố trước đó của kênh Fighterbomber rằng, chỉ có một tên lửa ATACMS tấn công.
Những hình ảnh được chia sẻ cho thấy đài radar của hệ thống phòng không S-400 của Nga bị cháy rụi. Không rõ cuộc tấn công này có phải diễn ra vào ngày 24/11 hay không? Nhưng có thể đó là cuộc tấn công mà Ukraine tuyên bố đã thực hiện vào sáng sớm ngày 24/11. Truyền thông Ukraine đã đưa tin về cuộc tấn công này.
Các nguồn tin Ukraine khẳng định, hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đã được sửa đổi và sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất vào sâu trong lãnh thổ Ukraine trong những tuần gần đây. Theo các nguồn tin này, hệ thống này được sử dụng bởi Trung đoàn tên lửa phòng không 1490 thuộc Tập đoàn quân số 6 của Nga.
Theo các nguồn tin của Ukraine, đây không phải là lần đầu tiên một tổ hợp S-300 (truyền thông Ukraine đưa tin là S-400 có lẽ là chưa hoàn toàn chính xác) hoặc một thành phần nào đó của hệ thống bị phá hủy gần Kursk. Ví dụ, vào tháng 9/2024, Ukraine tuyên bố đã phá hủy một hệ thống radar S-300 khác ở khu vực Kursk.
Theo các chuyên gia phương Tây, về mặt kỹ thuật, mặc dù S-400 là một trong những hệ thống tên lửa và phòng không mạnh nhất thế giới, nhưng lại có những hạn chế đáng kể, khi chống lại các tên lửa chiến thuật lục quân như ATACMS.
Lý do là những tên lửa này được thiết kế để bay nhanh, cơ động và ở độ cao thấp, khiến cho radar S-400 khó phát hiện và theo dõi chúng. Ngoài ra tên lửa ATACMS có tiết diện phản xạ radar nhỏ, khiến các loại radar thông thường khó phát hiện, đặc biệt là khi bay ở độ cao thấp gần mặt đất, nơi S-400 có thể gặp vấn đề, do radar bắt thấp hoạt động yếu.
Về mặt chiến thuật, một trong những điểm yếu chính của S-400 khi đối đầu với ATACMS là thời gian phản ứng. Tên lửa ATACMS được thiết kế để thực hiện các động tác cơ động nhanh, khiến chúng khó bị phát hiện bởi radar trinh sát của hệ thống. Ngoài ra, ATACMS còn có thể hoạt động trong điều kiện bị gây nhiễu nặng.
Về khả năng chiến đấu, S-400 có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không, nhưng nó phụ thuộc vào các thông số được thiết lập sẵn. Điều này có nghĩa là với các tên lửa như ATACMS, được Quân đội Ukraine sử dụng để tấn công bất ngờ, tốc độ cao; do vậy hệ thống S-400 có thể không có đủ thời gian để theo dõi và phản ứng một cách chính xác.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga hay Patriot của Mỹ, rất hiệu quả khi đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay truyền thống; tuy nhiên ATACMS hay Iskander-M là loại tên lửa được thiết kế để bay theo quỹ đạo nhanh, khó phát hiện và không thể đoán trước, làm phức tạp khả năng phản ứng theo thời gian thực, từ đó khiến hệ thống khó đánh chặn.
S-400 Triumph, còn được NATO gọi là SA-21 Growler, là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa (SAM) tiên tiến của Nga, được thiết kế để chống lại nhiều mối đe dọa trên không. S-400 được phát triển bởi Almaz-Antey, hệ thống này đi vào hoạt động năm 2007 và được coi là một trong những hệ thống phòng không có năng lực nhất thế giới.
S-400 có những thành phần cơ bản, bao gồm radar trinh sát tầm xa 91N6E, radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar đo cao 96L6E; bệ phóng tên lửa cơ động và đài chỉ huy. Các thành phần này kết nối tự động với nhau, để phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km, trong khi hệ thống có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi lên tới 400 km.
S-400 được trang bị bốn loại tên lửa gồm, tên lửa tầm xa 40N6E, tên lửa tầm trung 48N6 và tên lửa tầm ngắn 9M96E và 9M96E2, được thiết kế để chống lại các vật thể bay có tốc độ cao hoặc có khả năng cơ động cao. Thiết kế dạng mô-đun của hệ thống, giúp kíp chiến đấu triển khai trong vòng năm phút và có thể tấn công tới 80 mục tiêu cùng lúc.
Vai trò của hệ thống S-400 đối với hệ thống phòng không đa tầng của Nga, nằm ở tính linh hoạt chiến lược và khả năng chống lại nhiều mối đe dọa, bao gồm máy bay tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Hiện S-400 đóng vai trò là “xương sống” trong mạng lưới phòng không đa tầng của Nga, thường được triển khai cùng với các hệ thống cũ hơn như S-300 và Pantsir-S1 và sắp tới là S-500, để tạo ra phạm vi bảo vệ nhiều lớp.
Hiện các hệ thống S-400 được Quân đội Nga bố trí để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và các yếu địa trên các khu vực rộng lớn, bao gồm biên giới, căn cứ quân sự và các vị trí chiến lược như ở bán đảo Crimea. Tuy nhiên, việc phá hủy hệ thống S-400 đòn giáng mạnh về mặt tâm lý đối với lực lượng phòng không Nga, phơi bày điểm yếu của thứ được quảng cáo là vũ khí phòng thủ “vô song”. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, TASS, Sputnik).
Tên lửa ATACMS của Ukraine tấn công tổ hợp S-400 của Nga gần sân bay Mospyne, vùng Donetsk vào ngày 23/5/2024. Nguồn: Telegram Spy Dossier.