Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần 5 tháng; nhưng hiện Quân đội Nga vẫn không kiểm soát hoàn toàn bầu trời Ukraine. Thay vào đó, Moscow mất máy bay gần như mỗi tuần, có thể là máy bay chiến đấu, trực thăng hoặc UAV.Thậm chí những tên lửa hành trình và đạn đạo của Nga, được coi là khó đánh chặn, hiện cũng thường xuyên bị phòng không Ukraine bắn hạ. Vào ngày 5/7, theo những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, 6 tên lửa hành trình của Nga bắn vào Dnipro, đã bị bắn hạ khi đang bay và chỉ 1 quả trúng mục tiêu.Tờ Le Monde của Pháp dẫn lời các chuyên gia chỉ ra rằng, không quân Nga gặp khó là do sai lầm trong khâu chuẩn bị của phía Nga trước cuộc xung đột, khi mà Nga muốn áp đảo hoàn toàn Ukraine, bằng các cuộc tiến công trên bộ - thay vì tận dụng ưu thế trên khôngJean-Christophe Noel, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, đã chỉ ra trong một báo cáo: "Năm 2003, Mỹ đã phóng hơn 500 tên lửa hành trình và điều động 1.700 máy bay trong vài giờ đầu trên chiến trường Iraq. So sánh việc Nga không kích vào Ukraine chỉ với khoảng 150 tên lửa, gần như không thể đạt đến mức bão hòa mục tiêu".Hơn nữa, với sự trợ giúp của tình báo Mỹ, người Ukraine cũng đã chuẩn bị chống trả một cuộc không kích quy mô lớn có thể xảy ra của Nga; và họ đã phân tán máy bay, trực thăng, bệ phóng tên lửa, v.v. đến các sân bay du lịch nhỏ và thậm chí là các nhà chứa máy bay ở xa hơn.Joseph Henrotin, một nhà nghiên cứu tại “Trung tâm phân tích và dự báo rủi ro quốc tế” cho biết: "Chìa khóa cho sự sống còn của Ukraine là khả năng phân tán; Nga nhắm mục tiêu vào các doanh trại, nhưng những lực lượng ở đây đã được sơ tán đi từ trước".Mặc dù Quân đội Ukraine đã mất đi một số năng lực tác chiến trên không (theo trang web Oryx, kể từ ngày 24/2, đã có 26 máy bay chiến đấu, 11 trực thăng và 43 hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine đã bị phá hủy); nhưng Không quân Ukraine vẫn còn có khả năng tiếp cận bầu trời. Hàng ngày, Không quân Ukraine vẫn tiếp tục cất cánh và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trên chiến trường. Ngoài ra, Ukraine có một số lượng lớn các sân bay quân sự và dân sự, khiến các hoạt động bay diễn ra rất bí mật. Theo Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine, trong cuộc vây hãm nhà máy thép Azovstal của quân Nga ở Mariupol, các máy bay trực thăng của Không quân Ukraine thậm chí đã tiếp tế cho lực lượng bị bao vây tại Azovstal đến 7 lần.Hiện tại, Ukraine vẫn giữ được hầu hết các hệ thống phòng không của họ, giúp lực lượng phòng không Ukraine, có khả năng áp đặt một số vùng cấm bay trên lãnh thổ mà họ kiểm soát.Xavier Tytelman, chuyên gia tư vấn hàng không tại Aviation NXT lưu ý: "Kể từ cuối tháng 4 tới giờ, máy bay Nga đã không thể vượt ra ngoài tiền tuyến và chỉ hỗ trợ trên không cho lực lượng chiến đấu mặt đất của họ".Điều này chứng tỏ rằng họ rất sợ tên lửa đất đối không của người Ukraine. Hiện Quân đội Ukraine sở hữu hàng nghìn tên lửa đất đối không di động như Stinger và Interstellar, chủ yếu do Mỹ và Anh cung cấp, có thể gây chết chóc cho các máy bay bay thấp của Nga và buộc Không quân Nga phải thận trọng.Để làm bằng chứng cho nỗi sợ hãi này, một số video đã được lan truyền trên mạng trong những tuần gần đây cho thấy, trực thăng và máy bay Nga bắn phá các vị trí của Ukraine bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là "tấn công và cầu nguyện".Chiến thuật này đó là việc một máy bay bổ nhào và phóng một tên lửa đến một mục tiêu ở rất xa, với hy vọng chúng sẽ bắn trúng mục tiêu, sau đó ngay lập tức phi công thả bẫy mồi nhiệt. Một nguồn tin quân sự cho biết:"Cách làm này phản ánh sự thiếu tự tin của các phi công Nga", khi họ không dám tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách đủ gần để đạt được độ chính xác tối thiểuThái độ thận trọng và thậm chí sợ hãi này của phi công Nga trên không, đã mang lại cho Quân đội Ukraine một lợi thế chiến lược, cho phép Quân đội Ukraine điều động pháo của họ đến gần mặt trận, đặc biệt là ở Donbass, vào sâu trong nội địa, nhắm vào các vị trí của đối phương và bắn phá.Trong những ngày gần đây, nhiều nhân chứng và video đã tường thuật lại cảnh các kho đạn dược hoặc nhiên liệu ở Donetsk, Melitopol, Belgorod của Nga bị tên lửa Ukraine bắn trúng và cháy nổ dữ dội.Theo các nhà phân tích, lực lượng Không quân Nga không còn khả năng thực hiện các cuộc không kích chống lại các loại pháo tầm xa cơ động nhất do phương Tây cung cấp, chẳng hạn như hệ thống pháo Caesar của Pháp hoặc PzH-2000 của Đức, mặc dù chúng vẫn bị đe dọa bởi cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.Khi xung đột kéo dài, Quân đội Ukraine có nhiều hy vọng cải thiện hơn nữa khả năng phòng không của mình, với sự giúp đỡ của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.Ngày 1/7, Mỹ thông báo sẽ sớm đưa hai hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS do hãng Raytheon của Mỹ và Kongsberg của Na Uy thiết kế, có khả năng đánh chặn bất kỳ vật thể bay nào trong bán kính khoảng 25 km.Chuyên gia Joseph Henrotin kết luận: “Những hệ thống phòng không NASAMS, có thể bảo vệ các lực lượng mặt đất tấn công. Nếu Quân đội Ukraine muốn đối phó với sự tiến công chậm rãi nhưng chắc chắn của Nga và muốn giành lại thế chủ động, thì đây chính xác là vũ khí mà họ cần”.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần 5 tháng; nhưng hiện Quân đội Nga vẫn không kiểm soát hoàn toàn bầu trời Ukraine. Thay vào đó, Moscow mất máy bay gần như mỗi tuần, có thể là máy bay chiến đấu, trực thăng hoặc UAV.
Thậm chí những tên lửa hành trình và đạn đạo của Nga, được coi là khó đánh chặn, hiện cũng thường xuyên bị phòng không Ukraine bắn hạ. Vào ngày 5/7, theo những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, 6 tên lửa hành trình của Nga bắn vào Dnipro, đã bị bắn hạ khi đang bay và chỉ 1 quả trúng mục tiêu.
Tờ Le Monde của Pháp dẫn lời các chuyên gia chỉ ra rằng, không quân Nga gặp khó là do sai lầm trong khâu chuẩn bị của phía Nga trước cuộc xung đột, khi mà Nga muốn áp đảo hoàn toàn Ukraine, bằng các cuộc tiến công trên bộ - thay vì tận dụng ưu thế trên không
Jean-Christophe Noel, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, đã chỉ ra trong một báo cáo: "Năm 2003, Mỹ đã phóng hơn 500 tên lửa hành trình và điều động 1.700 máy bay trong vài giờ đầu trên chiến trường Iraq. So sánh việc Nga không kích vào Ukraine chỉ với khoảng 150 tên lửa, gần như không thể đạt đến mức bão hòa mục tiêu".
Hơn nữa, với sự trợ giúp của tình báo Mỹ, người Ukraine cũng đã chuẩn bị chống trả một cuộc không kích quy mô lớn có thể xảy ra của Nga; và họ đã phân tán máy bay, trực thăng, bệ phóng tên lửa, v.v. đến các sân bay du lịch nhỏ và thậm chí là các nhà chứa máy bay ở xa hơn.
Joseph Henrotin, một nhà nghiên cứu tại “Trung tâm phân tích và dự báo rủi ro quốc tế” cho biết: "Chìa khóa cho sự sống còn của Ukraine là khả năng phân tán; Nga nhắm mục tiêu vào các doanh trại, nhưng những lực lượng ở đây đã được sơ tán đi từ trước".
Mặc dù Quân đội Ukraine đã mất đi một số năng lực tác chiến trên không (theo trang web Oryx, kể từ ngày 24/2, đã có 26 máy bay chiến đấu, 11 trực thăng và 43 hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine đã bị phá hủy); nhưng Không quân Ukraine vẫn còn có khả năng tiếp cận bầu trời.
Hàng ngày, Không quân Ukraine vẫn tiếp tục cất cánh và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trên chiến trường. Ngoài ra, Ukraine có một số lượng lớn các sân bay quân sự và dân sự, khiến các hoạt động bay diễn ra rất bí mật.
Theo Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine, trong cuộc vây hãm nhà máy thép Azovstal của quân Nga ở Mariupol, các máy bay trực thăng của Không quân Ukraine thậm chí đã tiếp tế cho lực lượng bị bao vây tại Azovstal đến 7 lần.
Hiện tại, Ukraine vẫn giữ được hầu hết các hệ thống phòng không của họ, giúp lực lượng phòng không Ukraine, có khả năng áp đặt một số vùng cấm bay trên lãnh thổ mà họ kiểm soát.
Xavier Tytelman, chuyên gia tư vấn hàng không tại Aviation NXT lưu ý: "Kể từ cuối tháng 4 tới giờ, máy bay Nga đã không thể vượt ra ngoài tiền tuyến và chỉ hỗ trợ trên không cho lực lượng chiến đấu mặt đất của họ".
Điều này chứng tỏ rằng họ rất sợ tên lửa đất đối không của người Ukraine. Hiện Quân đội Ukraine sở hữu hàng nghìn tên lửa đất đối không di động như Stinger và Interstellar, chủ yếu do Mỹ và Anh cung cấp, có thể gây chết chóc cho các máy bay bay thấp của Nga và buộc Không quân Nga phải thận trọng.
Để làm bằng chứng cho nỗi sợ hãi này, một số video đã được lan truyền trên mạng trong những tuần gần đây cho thấy, trực thăng và máy bay Nga bắn phá các vị trí của Ukraine bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là "tấn công và cầu nguyện".
Chiến thuật này đó là việc một máy bay bổ nhào và phóng một tên lửa đến một mục tiêu ở rất xa, với hy vọng chúng sẽ bắn trúng mục tiêu, sau đó ngay lập tức phi công thả bẫy mồi nhiệt. Một nguồn tin quân sự cho biết:"Cách làm này phản ánh sự thiếu tự tin của các phi công Nga", khi họ không dám tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách đủ gần để đạt được độ chính xác tối thiểu
Thái độ thận trọng và thậm chí sợ hãi này của phi công Nga trên không, đã mang lại cho Quân đội Ukraine một lợi thế chiến lược, cho phép Quân đội Ukraine điều động pháo của họ đến gần mặt trận, đặc biệt là ở Donbass, vào sâu trong nội địa, nhắm vào các vị trí của đối phương và bắn phá.
Trong những ngày gần đây, nhiều nhân chứng và video đã tường thuật lại cảnh các kho đạn dược hoặc nhiên liệu ở Donetsk, Melitopol, Belgorod của Nga bị tên lửa Ukraine bắn trúng và cháy nổ dữ dội.
Theo các nhà phân tích, lực lượng Không quân Nga không còn khả năng thực hiện các cuộc không kích chống lại các loại pháo tầm xa cơ động nhất do phương Tây cung cấp, chẳng hạn như hệ thống pháo Caesar của Pháp hoặc PzH-2000 của Đức, mặc dù chúng vẫn bị đe dọa bởi cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.
Khi xung đột kéo dài, Quân đội Ukraine có nhiều hy vọng cải thiện hơn nữa khả năng phòng không của mình, với sự giúp đỡ của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Ngày 1/7, Mỹ thông báo sẽ sớm đưa hai hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS do hãng Raytheon của Mỹ và Kongsberg của Na Uy thiết kế, có khả năng đánh chặn bất kỳ vật thể bay nào trong bán kính khoảng 25 km.
Chuyên gia Joseph Henrotin kết luận: “Những hệ thống phòng không NASAMS, có thể bảo vệ các lực lượng mặt đất tấn công. Nếu Quân đội Ukraine muốn đối phó với sự tiến công chậm rãi nhưng chắc chắn của Nga và muốn giành lại thế chủ động, thì đây chính xác là vũ khí mà họ cần”.