Theo báo cáo mới nhất, Nga đã trình diễn thực chiến tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh mới nhất mang tên “ Oreshnik”. Động thái này không chỉ khiến ngành công nghiệp quốc phòng vốn đã yếu kém của Ukraine thêm phần kiệt quệ, mà còn tạo ra một quân cờ nặng ký trên bàn cờ an ninh quốc tế. Ảnh: Sputnik.Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu hỗ trợ quân sự không đủ và nhà máy quốc phòng tại khu vực Dnipro bị tổn thất nghiêm trọng, bất lợi chiến trường của Ukraine gần như đã bị khóa chặt. Ảnh: Telegram.Theo tờ New York Times (NYT), hành động này của Nga không chỉ nhằm đạt được lợi thế về mặt chiến thuật mà còn đặt ra một chiến lược dài hạn đầy sâu xa. Ảnh: TBS.“Tình hình xung đột ở Ukraine, vốn trước đây bị phương Tây kích động, đã mang những yếu tố của một cuộc xung đột mang tính toàn cầu. Chúng tôi đang phát triển các tên lửa tầm trung và tầm ngắn như một phản ứng trước kế hoạch của Mỹ trong việc sản xuất và triển khai các loại tên lửa này tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Putin phát biểu trong một bài diễn văn hiếm hoi gửi tới người dân. Ảnh: Aajtak.Trong bài phát biểu này, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin không trực tiếp nhấn mạnh về loại tên lửa mới này, nhưng quyết tâm tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới Ukraine đã được ông bộc lộ rõ ràng. Đây rõ ràng là một phản ứng trực diện đối với chính sách mở rộng về phía đông của NATO. Ảnh: ru.haberler.Ông Putin gọi cuộc tấn công bằng tên lửa ngày 21/11 là “cuộc thử nghiệm” thành công của một tên lửa đạn đạo tầm trung mới có tên gọi là Oreshnik. Và ông nói rõ rằng cuộc tấn công vào Ukraine là để đáp trả quyết định gần đây của Chính quyền Biden cấp phép cho Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tờ NYT cho rằng, Nga đã phóng một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, chủ yếu nhằm mục đích răn đe hạt nhân; các quan chức và nhà phân tích quân sự cho biết lựa chọn đó là một lời cảnh báo cho Kyiv và các đồng minh. Ảnh: TASS.Với tầm bắn 6.000 km, loại tên lửa này gần như bao phủ toàn bộ thủ đô của các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu, khiến tờ Daily Mail của Anh phải cảnh báo: London, Berlin, Paris, Rome - những thành phố từng rực rỡ huy hoàng - giờ đây trở nên đặc biệt mong manh dưới bóng đen của “Oresnik”. Ảnh: Daily Mail.Truyền thông Nga dẫn lời Đại tướng Sergey Karakayev - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga cho biết tên lửa “Ornesik” sở hữu hiệu suất “độc nhất vô nhị”, có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và trong tương lai. Ảnh: Sohu.Điều này chẳng khác nào một gáo nước lạnh dội vào hệ thống phòng không của NATO. Trước loại “siêu vũ khí” như vậy, các quốc gia thành viên NATO đang chịu áp lực chưa từng có. Vì vậy, phía Ukraine đang nhanh chóng thu hồi các mảnh vỡ của tên lửa này để đem về nghiên cứu phân tích thêm. Ảnh: Reuters.
Theo báo cáo mới nhất, Nga đã trình diễn thực chiến tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh mới nhất mang tên “ Oreshnik”. Động thái này không chỉ khiến ngành công nghiệp quốc phòng vốn đã yếu kém của Ukraine thêm phần kiệt quệ, mà còn tạo ra một quân cờ nặng ký trên bàn cờ an ninh quốc tế. Ảnh: Sputnik.
Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu hỗ trợ quân sự không đủ và nhà máy quốc phòng tại khu vực Dnipro bị tổn thất nghiêm trọng, bất lợi chiến trường của Ukraine gần như đã bị khóa chặt. Ảnh: Telegram.
Theo tờ New York Times (NYT), hành động này của Nga không chỉ nhằm đạt được lợi thế về mặt chiến thuật mà còn đặt ra một chiến lược dài hạn đầy sâu xa. Ảnh: TBS.
“Tình hình xung đột ở Ukraine, vốn trước đây bị phương Tây kích động, đã mang những yếu tố của một cuộc xung đột mang tính toàn cầu. Chúng tôi đang phát triển các tên lửa tầm trung và tầm ngắn như một phản ứng trước kế hoạch của Mỹ trong việc sản xuất và triển khai các loại tên lửa này tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Putin phát biểu trong một bài diễn văn hiếm hoi gửi tới người dân. Ảnh: Aajtak.
Trong bài phát biểu này, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin không trực tiếp nhấn mạnh về loại tên lửa mới này, nhưng quyết tâm tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới Ukraine đã được ông bộc lộ rõ ràng. Đây rõ ràng là một phản ứng trực diện đối với chính sách mở rộng về phía đông của NATO. Ảnh: ru.haberler.
Ông Putin gọi cuộc tấn công bằng tên lửa ngày 21/11 là “cuộc thử nghiệm” thành công của một tên lửa đạn đạo tầm trung mới có tên gọi là Oreshnik. Và ông nói rõ rằng cuộc tấn công vào Ukraine là để đáp trả quyết định gần đây của Chính quyền Biden cấp phép cho Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tờ NYT cho rằng, Nga đã phóng một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, chủ yếu nhằm mục đích răn đe hạt nhân; các quan chức và nhà phân tích quân sự cho biết lựa chọn đó là một lời cảnh báo cho Kyiv và các đồng minh. Ảnh: TASS.
Với tầm bắn 6.000 km, loại tên lửa này gần như bao phủ toàn bộ thủ đô của các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu, khiến tờ Daily Mail của Anh phải cảnh báo: London, Berlin, Paris, Rome - những thành phố từng rực rỡ huy hoàng - giờ đây trở nên đặc biệt mong manh dưới bóng đen của “Oresnik”. Ảnh: Daily Mail.
Truyền thông Nga dẫn lời Đại tướng Sergey Karakayev - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga cho biết tên lửa “Ornesik” sở hữu hiệu suất “độc nhất vô nhị”, có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và trong tương lai. Ảnh: Sohu.
Điều này chẳng khác nào một gáo nước lạnh dội vào hệ thống phòng không của NATO. Trước loại “siêu vũ khí” như vậy, các quốc gia thành viên NATO đang chịu áp lực chưa từng có. Vì vậy, phía Ukraine đang nhanh chóng thu hồi các mảnh vỡ của tên lửa này để đem về nghiên cứu phân tích thêm. Ảnh: Reuters.