Các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt HIMARS đã được Mỹ viện trợ tới Ukraine. Sức mạnh của loại vũ khí này là không phải bàn cãi, thậm chí Ukraine đã sử dụng chúng để tấn công vào trong lãnh thổ Nga.Các phiên bản HIMARS hiện tại đều có khả năng sử dụng đạn phản lực thông thường hoặc đầu đạn dẫn đường vệ tinh. Đầu đạn thường cho tầm bắn tối đa 90 km.Trong khi đó, tầm bắn tối đa của tổ hợp này lên tới 300 km khi sử dụng các loại đạn dẫn đường thông minh.Tuy nhiên, Nga từ lâu đã được biết tới là quốc gia "khai sinh" ra pháo phản lực phóng loạt, hiện nay trong tay Moscow đang có rất nhiều tổ hợp vũ khí loại này, với ưu - nhược điểm khác nhau.Một trong những tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Nga, xứng đáng được coi là đối trọng của HIMARS, là tổ hợp pháo phản lực Smerch.Pháo phản lực BM-30 Smerch có tầm bắn từ 120 km cho tới 200 km tùy từng loại đạn. Tầm bắn này vượt trội hoàn toàn so với đạn thông thường và gần tương đương với đạn dẫn đường tăng tầm của HIMARS.Ngoài ra, một loại pháo phản lực phóng loạt nguy hiểm khác của Nga là TOS-1A.Trong quân đội Ukraine cũng có sở hữu loại vũ khí này, nguồn gốc của các dàn xe phóng TOS-1A trong biên chế Ukraine, chủ yếu là từ chiến lợi phẩm trong chiến dịch quân sự đặc biệt được Nga phát động.Tầm bắn tối đa của TOS-1A chỉ khoảng 10 km, so với các loại pháo phản lực hiện đại, rõ ràng TOS-1A có tầm bắn rất kém. Tuy nhiên dàn phóng với 30 ống có thể bắn ra trong 15 giây của nó, sẽ cung cấp mật độ hỏa lực cực kỳ dày đặc.Cuối cùng là pháo phản lực phóng loạt Tornado-S. Đây được coi là thứ vũ khí có tính năng phù hợp nhất, để xếp vào hàng đối trọng của HIMARS trong biên chế quân đội Ukraine hiện nay.Các tổ hợp Tornado-S có nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản có thể thay đổi kích cỡ ống phóng khác nhau, từ 122mm cho tới 300mm.Khi sử dụng đạn phóng có dẫn đường vệ tinh, Tornado-S có khả năng đạt tầm bắn lên tới 120 km với độ chính xác rất cao.
Các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt HIMARS đã được Mỹ viện trợ tới Ukraine. Sức mạnh của loại vũ khí này là không phải bàn cãi, thậm chí Ukraine đã sử dụng chúng để tấn công vào trong lãnh thổ Nga.
Các phiên bản HIMARS hiện tại đều có khả năng sử dụng đạn phản lực thông thường hoặc đầu đạn dẫn đường vệ tinh. Đầu đạn thường cho tầm bắn tối đa 90 km.
Trong khi đó, tầm bắn tối đa của tổ hợp này lên tới 300 km khi sử dụng các loại đạn dẫn đường thông minh.
Tuy nhiên, Nga từ lâu đã được biết tới là quốc gia "khai sinh" ra pháo phản lực phóng loạt, hiện nay trong tay Moscow đang có rất nhiều tổ hợp vũ khí loại này, với ưu - nhược điểm khác nhau.
Một trong những tổ hợp pháo phản lực phóng loạt của Nga, xứng đáng được coi là đối trọng của HIMARS, là tổ hợp pháo phản lực Smerch.
Pháo phản lực BM-30 Smerch có tầm bắn từ 120 km cho tới 200 km tùy từng loại đạn. Tầm bắn này vượt trội hoàn toàn so với đạn thông thường và gần tương đương với đạn dẫn đường tăng tầm của HIMARS.
Ngoài ra, một loại pháo phản lực phóng loạt nguy hiểm khác của Nga là TOS-1A.
Trong quân đội Ukraine cũng có sở hữu loại vũ khí này, nguồn gốc của các dàn xe phóng TOS-1A trong biên chế Ukraine, chủ yếu là từ chiến lợi phẩm trong chiến dịch quân sự đặc biệt được Nga phát động.
Tầm bắn tối đa của TOS-1A chỉ khoảng 10 km, so với các loại pháo phản lực hiện đại, rõ ràng TOS-1A có tầm bắn rất kém. Tuy nhiên dàn phóng với 30 ống có thể bắn ra trong 15 giây của nó, sẽ cung cấp mật độ hỏa lực cực kỳ dày đặc.
Cuối cùng là pháo phản lực phóng loạt Tornado-S. Đây được coi là thứ vũ khí có tính năng phù hợp nhất, để xếp vào hàng đối trọng của HIMARS trong biên chế quân đội Ukraine hiện nay.
Các tổ hợp Tornado-S có nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản có thể thay đổi kích cỡ ống phóng khác nhau, từ 122mm cho tới 300mm.
Khi sử dụng đạn phóng có dẫn đường vệ tinh, Tornado-S có khả năng đạt tầm bắn lên tới 120 km với độ chính xác rất cao.