Chuyện gì trên thế giới này đều có hai mặt. Khi mẹ chồng ở cùng, quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Mai căng thẳng, nhưng khi bà không ở cùng thì cũng rất phiền não!
Cuộc sống là quá trình trải nghiệm liên tục, thông qua trải nghiệm, kinh nghiệm dần được đúc kết. Đến một lúc khi kinh nghiệm đã dày, khi lâm vào tình thế tương tự, con người sẽ có cách giải quyết tốt nhất.
Trước khi con được 1 tuổi, Mai là người trực tiếp chăm sóc, nhưng do kinh tế eo hẹp nên cô đành phải đi làm, nhờ mẹ chồng lên giúp trông con. Trông cháu được vài năm, ở quê có việc nên mẹ chồng phải về 1 tháng. Trong lòng Mai âm thầm mừng, nghĩ lần này không phải ăn cơm mẹ chồng nấu nữa rồi. Cơm mẹ chồng Mai nấu luôn nhạt nhẽo, ít dầu ít muối, mà Mai thì vẫn thích ra ngoài ăn hơn, muốn ăn gì thì ăn, tự do tự tại. Chẳng ngờ mẹ chồng đi được vài ngày, Mai mới phát hiện cuộc sống không có bà thực sự không tốt như tưởng tượng. Ngày có 3 bữa cơm nhưng lúc nào cũng chật vật, vừa mệt vừa lộn xộn.
Còn nhớ hôm đó, Mai phải làm ca đêm đến 3 giờ sáng, chồng cô cũng chỉ có thế tan tầm vào 9h30 sáng hôm sau. Con gái Mai đang học tiểu học nên 7h sáng Mai đã phải uể oải thức dậy nấu bữa sáng cho con. Lúc này cô mới bắt đầu nhớ tới mẹ chồng.
Mối buổi sáng, mẹ chồng Mai sẽ luôn lặng lẽ thức dậy từ sớm, nhẹ nhàng vào bếp, sau đó nấu các loại bữa sáng như bún, mì, bánh kếp, trứng chiên… Có lúc để làm các loại đồ ăn cầu kỳ, chẳng hạn như bánh bao hấp, bà sẽ nhào và ủ bột từ đêm hôm trước, sáng hôm sau dậy làm nhân. Tới lúc con cái dậy đã có bánh bao nóng hổi để ăn mà khi đó nhà cửa cũng đã được bà dọn dẹp sạch sẽ. Miễn là con cháu thích ăn món gì, mẹ chồng sẽ cố gắng học hỏi từ hàng xóm, người thân để làm thử. Nói chung những ngày có mẹ chồng ở cùng, Mai có thể ngủ thêm vài tiếng vào ban đêm. Thế mà bây giờ cô lại phải dậy sớm để nấu đồ ăn sáng cho con. Mai chỉ ước giá mà có mẹ chồng ở đây thì tốt biết bao!
Khi mẹ chồng ở chung, bà thường phản đối ra ngoài ăn tối. Bà nghĩ thức ăn bên ngoài không hợp vệ sinh. Mai thì không đồng ý lắm. Kết cục những ngày mẹ chồng vắng mặt, mỗi ngày Mai đều đi làm đến hơn 7h tối mới về nhà, vì vậy cô đưa con đi ăn ở ngoài luôn cho tiện. Chẳng ngờ sáng hôm sau thằng bé bị sốt cao. Lúc đến bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ nói thức ăn tối qua có vấn đề. Nhìn con trai đau đớn, Mai ở bên lén lau nước mắt. Bóng dáng mẹ chồng lại một lần nữa hiện ra trước mắt.
Trước kia khi con trai Mai bị ốm, sốt, mẹ chồng buổi đêm thường không ngủ, luôn tay xoa huyệt vị cho thằng bé, quạt cho cháu mát, lau mồ hôi khi cần… Nói chung chăm sóc còn cẩn thận hơn bố mẹ nó. Thằng bé ốm mệt không muốn ăn cơm, bà sẽ nấu cho nó những món canh hầm ngon ngọt nhất.
Bây giờ nghĩ lại, Mai mới hiểu mẹ chồng lo lắng thức ăn bên ngoài không vệ sinh là rất có lý. Cô chỉ ước ngay lập tức được ăn một bát canh thanh mát, thơm thảo mẹ chồng nấu.
Những ngày mẹ chồng vắng mặt, cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình Mai đều chuệch choạc, phiền toái. Nhất là khi con trai Mai bị ốm không có người chăm sóc, vợ chồng cô đã phải làm phiền đến đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè… Lại nghĩ việc mẹ chồng chăm cháu suốt 5 năm, từ lúc thằng bé hơn 1 tuổi đến giờ, Mai cơ bản chưa từng phải lo lắng về sức khỏe của con, tha hồ yên tâm mà làm việc kiếm tiền.
Nhớ lại khi con trai Mai vừa lên 2, Mai muốn có công việc thu nhập tốt hơn nên ngoài việc đi làm, cô còn đi học thêm để nâng cao kỹ năng, tay nghề, thi cử lấy bằng. Khi con trai quấn lấy Mai, mẹ chồng sẽ đến dỗ dành và nói: “Mẹ con còn phải làm bài thi. Bà đưa con ra ngoài chơi nhé!” Không những thế, mẹ chồng còn đảm nhiệm tất cả công việc nhà. Thời gian đó, nhà Mai lúc nào cũng sạch sẽ và vệ sinh, bữa ăn nào cũng ngon mà con cái thì khỏe mạnh.
Nếu trái tim hướng về phía mặt trời, nó sẽ sinh ra toàn sự ấm áp. Trong cuộc sống sẽ có lúc chúng ta nhận ra rằng chỉ khi mất đi rồi mới biết có được là điều tốt đẹp biết chừng nào; có gặp thất bại mới biết cái gì nên làm và cái gì không; chỉ trải qua hối tiếc, mới biết thế nào là trân trọng. Gia đình muốn hưng thịnh, mỗi thành viên sống với nhau cần suy nghĩ đơn giản hơn một chút, bao dung hơn 1 chút. Mà trong gia đình, có một người lớn tuổi hiểu biết, đảm đang sẽ chẳng khác nào 1 kho báu!