Tại phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong đại án tham nhũng – kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), sáng nay (10/1), tiếp tục với phần luật sư tham gia xét hỏi các bị cáo cùng những người đại diện cho các bên liên quan.
Luật sư Phạm Công Hùng, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó tổng giám đốc PVN, sau khi đặt câu hỏi cho giám định viên về kết luận giám định xác định PVC và PVN thiệt hại gần 120 tỷ đồng từ hành vi chi, sử dụng sai hơn 1.115 tỷ đồng dùng cho thực hiện Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, sau khi nghe câu trả lời của đại diện giám định viên. Đồng thời giám định viên khẳng định, việc giám định được thực hiện theo đúng pháp luật, có tình có lý thì luật sư Hùng bày tỏ quan điểm chưa thỏa mãn với câu trả lời của giám định viên.
|
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. |
Do đó, luật sư Phạm Công Hùng quay sang đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó TGĐ PVN, hai nội dung trong giám định được yêu cầu, căn cứ điều 72 luật Giám định khẳng định bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp, đây có phải là căn cứ để xác định thiệt hại hay không?
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho rằng đó là căn cứ chung chung, xác định hành vi vi phạm chứ không phải thiệt hại. “Trong tính toán của giám định tôi không phản bác, không thể là căn cứ để xác định thiệt hại”, bị cáo Sơn nói.
Luật sư tiếp tục hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Khoản 6 điều 17 Nghị định 48 nói vốn tạm ứng chưa thu hồi và dùng vào việc khác có được lấy làm căn cứ tính là thiệt hại không? Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khẳng định là “không”.
Khi được luật sư đặt câu hỏi trong văn bản giám định chỉ xác định phạm vi trách nhiệm của Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng, thì bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho rằng: “Người ta chỉ giám định thiệt hại chứ không phải xác định tội”.
Tiếp đó, luật sư mời các bị cáo Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh lên hỏi thì các bị cáo đều đồng tình với câu trả lời của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Thậm chí bị cáo Trịnh Xuân Thanh đang ngồi phía sau cũng gật đầu khi thấy bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trả lời rằng, chưa thỏa mãn với cách tính của giám định viên.
Trả lời trước HĐXX, luật sư trong sáng nay, ông Vũ Huy Quang - Vũ Huy Quang TGĐ PV Power cho biết, PVPower là đơn vị hạch toán độc lập, rất phấn khởi nhận được dự án lớn như nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dù là đơn vị còn non trẻ nhưng hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện dự án.
Đối với hợp đồng 33 EPC 33, PV Power ký trong bối cảnh đặc biệt, tập đoàn ép tiến độ và yêu cầu phải ký hợp đồng trước 1/3/2011 và bằng 3 văn bản cụ thể. Trong hợp đồng EPC 33, bản thân mục tiêu ký để khởi công, không có bất kỳ mục tiêu nào khác ngoài để khởi công và không có bất kỳ hiệu lực nào khác. Hiệu lực hợp đồng phải được TCT và tập đoàn phê duyệt, trong khi chưa phê duyêt. Điều 3 của hợp đồng EPC 33 quy định xác định giá tạm thời….
Hợp đồng này không có giá trị pháp lý, anh Đinh La Thăng chỉ đạo đẩy tiến độ nhanh lên. Anh Khánh ký văn bản kết luận cuộc họp ngày 10/2/2011 và 21/2/2011 chỉ đạo PV Power hoàn tất hợp đồng EPC 33 và ký hợp đồng trước ngày 28/2/2011.