BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: Có gì lạ trong doanh thu 1,8 tỷ/ngày?

Google News

Nếu quy về dạng xe tiêu chuẩn thì mỗi ngày trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu được tổng số tiền 1,6 đến 1,8 tỷ đồng/ngày, cao hơn báo cáo về Bộ GTVT nhưng khi được đề nghị kiểm đếm độc lập lại từ chối...

Ngày 15/6/2019, theo thông tin từ trên Tiền phong, lưu lượng xe tại trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) trong tháng 5/2019 khoảng 60 tỷ đồng, bình quân 25.000 lượt xe/ngày.
Nếu quy về dạng xe tiêu chuẩn thì mỗi ngày trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu được tổng số tiền 1,6 đến 1,8 tỷ đồng/ngày. Với mức thu và lưu lượng này, chỉ cần 11 năm 7 tháng chứ không cần phải dến 17 năm 3 tháng như trong hợp đồng.
Trước đó, vào năm 2016, chủ đầu tư BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ báo cáo về Bộ GTVT doanh thu tại trạm chỉ đạt từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng/ ngày.
Trong khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thành lập các tổ giám sát công tác tại trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. Kết quả, những ngày giám sát ngẫu nhiên, tổ công tác đã ghi nhận, mỗi ngày trạm thu được hơn 1,9 tỷ đồng.
BOT Phap Van - Cau Gie: Co gi la trong doanh thu 1,8 ty/ngay?
Nhiều điều lạ lùng đang diễn ra ở BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. 
Trước đó, vào năm 2016, do nghi ngờ có sự khuất tất trong việc thu phí, một cổ đông đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là Cienco 1 đã tổ chức kiểm đếm độc lập việc thu phí tại trạm.
Tuy nhiên, hành động này của Cienco 1 đã bị Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC) ngăn cản.
Lý giải về việc ngăn cản này, ông Phạm Văn Khôi - Chủ tịch HĐQT MPC cho rằng, việc cổ đông Cienco 1 cho người quay phim, chụp ảnh phương tiện vì nghi ngờ thất thoát phí là hành động phản cảm với liên danh.
"Tôi đánh giá ban Tổng giám đốc đã đưa dự án nâng cấp cao tốc đạt đúng tiến độ. Số thu phí đạt theo phương án tài chính đề ra. Tôi không nghi ngờ có sự thất thoát phí tại đây", ông Khôi nói.
Trong khi đó, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIV mới diễn ra vào tháng 6/2019, ĐBQH Bùi Văn Phương nêu vấn đề sau kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ GTVT với nhiều lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Đại biểu hỏi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vì sao hai bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không và có lợi ích nhóm ở đây hay không?
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: "Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước. Ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT đã mời kiểm toán. Chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán, thậm chí mời cả công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ GTVT không đồng ý kiểm toán dự án".
Theo Vân Ngọc/Baodatviet

>> xem thêm

Bình luận(0)