1. Tài xế cho tiền lẻ để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang): Trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) có tổng mức đầu tư là 1/389 tỷ đồng, được đặt tại Km1999+900 QL1 với mục đích thu hoàn vốn 6 năm 5 tháng tuyến đường tránh dài 2km và sửa chữa, cải tạo QL1 dài 26 km. Ảnh: CA TPHCM.Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi trạm BOT Cai Lậy thực hiện thu phí (chính thức hoạt động từ 1/8/2017) đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ cánh tài xế vì cho rằng trạm đặt sai vị trí. Những tài xế khi di chuyển qua trạm đã bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé. Ảnh: VietNamNet.Trước tình hình, ngày 11/8/2017, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ GTVT giảm phí BOT Cai Lậy. Tuy nhiên, trong các ngày 13-14/8/2017, cánh tài xế đã mang lợn quay đến “cúng” trạm BOT này và tiếp tục dùng tiền lẻ trả phí khiến BOT Cai Lậy phải xả trạm. Đến ngày 30/11/2017, BOT Cai Lậy thu phí trở lại, nhưng cánh tài xế tiếp tục phản đối bằng việc đòi trả lại tờ tiền mệnh giá 100 đồng. Ảnh: VietNamNet.Ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu dừng thu phí BOT Cai Lậy trong 1 tháng để tìm giải pháp cho trạm này. Ngay sau đó, Bộ GTVT đã đưa ra 5 phương án cho BOT Cai Lậy. Đặc biệt, tại buổi họp báo ngày 28/9/2018, đại diện Bộ GTVT cho biết đang tập trung phân tích tính khả thi của 2 phương án đầu tiên gồm: Giữ nguyên trạm, giảm phí; đặt 2 trạm thu phí. Ảnh: Zing.vn.Tháng 1/2019, đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dự kiến sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang sẽ tiến hành thu phí trở lại trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Lao Động. 2. BOT T2 (Cần Thơ - An Giang) nhiều lần xả trạm: Khoảng 19h58 ngày 27/2/2018, đến sáng 28/2/2018, một số tài xế khi đến trạm BOT T2 (Cần Thơ) đã không mua vé, dừng hàng giờ đồng hồ không di chuyển, trạm xả cũng không đi, tắt máy rời khỏi xe… Lý do họ không đồng tình với cách thu phí của trạm. Ảnh: Tiền Phong.Tài xế phản đối trạm BOT này vì cho rằng, họ không sử dụng toàn tuyến quốc lộ 91 nên không đồng ý mua vé, ngoài ra trạm BOT này còn đặt sai vị trí. Ảnh: Dân Việt.Từ 23h45 ngày 27/2/2018 đến gần 7h ngày 28/2/2018, nhiều ô tô từ 2 hướng Cần Thơ về An Giang và ngược lại tiếp tục quay đầu xe, không đồng ý mua vé qua trạm BOT T2. Trạm BOT T2 sau đó phải nhiều lần xả trạm. Ảnh: VietNamNet. 3. Ngày đầu tiên thu phí, BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa) đã bị phản đối: Ngày 1/5/2018, trạm BOT Ninh Lộc (đặt tại Km1425+200 QL1, thuộc địa phận xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) bắt đầu thu phí nhưng đã bị nhiều tài xế phản đối, khiến giao thông ùn tắc buộc BOT Ninh Lộc xả trạm 4 lần. Việc tài xế chây ì, phản đối trạm BOT Ninh Lộc thu phí để đòi quyền lợi cho rằng trạm này thu phí cao, vị trí đặt không phù hợp. Ảnh: Báo Khánh Hòa.Ngày 2/5/2018, trạm BOT Ninh Lộc tiếp tục gặp phải sự phản đối của tài xế. Đến ngày 30/8/2018, lãnh đạo BOT Ninh Lộc cho biết, liên tiếp trong 2 ngày trước đó, một tài xế đã nhiều lần dừng đỗ ở làn thu phí và không mua vé. Phía Phía Chủ đầu tư BOT Ninh Lộc (Công ty cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa) sau đó có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị dừng thu phí, xem xét lại phương án tài chính để hoàn vốn lại cho nhà đầu tư. Ảnh: SGGP.Thời điểm diễn ra sự phản đối, một tài xế bức xúc đã đuổi đánh nhân viên trạm BOT này. Ảnh: Zing.vn.Trạm BOT Ninh Lộc thu phí hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 1374+525 - Km 1392 và đoạn Km 1405 - Km 1425+500 tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT. Ảnh: PLO. 4. Tài xế phản đối BOT An Sương - An Lạc (TP HCM): Tối 3/12/2018, nhiều tài xế khi di chuyển qua trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc (Bình Tân, TP HCM) đã dừng xe lại để phản đối việc thu phí. Sở dĩ tài xế có hành động như vậy vì họ cho rằng BOT An Sương - A Lạc đã thu quá hạn. Tuy nhiên, Chủ đầu tư là công ty IDICO cho rằng tài xế hiểu nhầm. Ảnh: Vũ Sơn.Theo IDICO, Thủ tướng và các đơn vị liên quan đã cho phép tiếp tục đầu tư bổ sung vào hợp đồng BOT thêm 4 công trình cầu vượt. Điều này đã nâng thời gian thu phí kéo dài từ 1/2/2017 đến 31/1/2033. Trước tình hình diễn ra, Sở GTVT TP HCM đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc để đảm bảo ATGT, ANTT ở BOT An Sương - An Lạc. Ảnh: Vũ Sơn.Theo đại diện IDICO, mỗi ngày dự án BOT An Sương - An Lạc thu khoảng 904 triệu đồng. Ngoài ra, IDICO cũng chuẩn bị tiền lẻ để “đáp ứng” trường hợp tài xế yêu cầu trả lại tiền thừa 100 đồng. Ảnh: Vũ Sơn. 5. Tài xế bức xúc đánh của nhân viên trạm BOT Tân Đệ (Thái Bình): Trong năm 2018, trạm BOT Tân Đệ (Vũ Thư, Thái Bình) cũng là một trong những trạm BOT gặp phải sự phản đối kịch liệt của cánh tài xế. Ảnh: TTXVN.Một số tài xế khi điều khiển xe qua trạm BOT Tân Đệ đã húc gãy cần gạt barier hoặc dừng xe kèm theo băng rôn phản đối trạm BOT Tân Đệ.Thậm chí, xuất hiện tình trạng tài xế mắc màn ở làn thu phí BOT Tân Đệ.Tài xế đánh cả nhân viên trạm.Tài xế lấy lý do phản đối rằng, họ không đi tuyến tránh Đông Hưng nhưng vẫn phải trả phí tại đây. Sau đó, trạm BOT Tân Đệ xả trạm. Mới đây nhất, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã có văn bản đề nghị tỉnh Thái Bình lên phương án di dời trạm BOT Tân Đệ về đường tránh. Ảnh: VOV. 6. BOT Mỹ Lộc (Nam Định): Lúc 8h30 sáng ngày 26/7/2018, nhiều lái xe khi di chuyển đến trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (Nam Định) đã dừng xe lại khiến trạm ùn tắc.Tài xế cho rằng trạm này đặt sai vị trí và yêu cầu được đối thoại với chủ đầu tư. Ảnh: Dân Việt.Nhiều cảnh sát sau đó được huy động để phân luồng giao thông. Do các tài xế tập trung quá đông, một số tài xế đã dán băng rôn lên xe để phản đối chính sách thu phí của trạm BOT Mỹ Lộc nên trạm BOT Mỹ Lộc đã phải xả trạm. Thời điểm tài xế phản đối, xuất hiện đầu gấu có những lời lẽ thô tục, vạch quần phản cảm để dằn mặt tài xế. 7. Tài xế “cắm chốt” ở trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội): Từ ngày 18/12/2018, hàng chục tài xế đã tập trung nhau đông đúc tại khu vực trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) để phản đối việc trạm này thu phí hộ tuyến tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).Từ thời điểm đó cho đến ngày 18/1/2019, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vẫn xả trạm, tài xế đi qua đây không trả phí. Thậm chí, nhiều tài xế còn thay nhau “cắm chốt” ở trạm BOT này.Suốt hai tháng diễn ra sự phản đối, phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 (nhà thầu) không xuất hiện để đối thoại với tài xế. Điều này càng khiến tài xế thêm bức xúc, nên kiên quyết “cắm chốt” tại trạm BOT này.
1. Tài xế cho tiền lẻ để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang): Trạm
BOT Cai Lậy (Tiền Giang) có tổng mức đầu tư là 1/389 tỷ đồng, được đặt tại Km1999+900 QL1 với mục đích thu hoàn vốn 6 năm 5 tháng tuyến đường tránh dài 2km và sửa chữa, cải tạo QL1 dài 26 km. Ảnh: CA TPHCM.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi trạm BOT Cai Lậy thực hiện thu phí (chính thức hoạt động từ 1/8/2017) đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ cánh tài xế vì cho rằng trạm đặt sai vị trí. Những tài xế khi di chuyển qua trạm đã bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé. Ảnh: VietNamNet.
Trước tình hình, ngày 11/8/2017, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ GTVT giảm phí BOT Cai Lậy. Tuy nhiên, trong các ngày 13-14/8/2017, cánh tài xế đã mang lợn quay đến “cúng” trạm BOT này và tiếp tục dùng tiền lẻ trả phí khiến BOT Cai Lậy phải xả trạm. Đến ngày 30/11/2017, BOT Cai Lậy thu phí trở lại, nhưng cánh tài xế tiếp tục phản đối bằng việc đòi trả lại tờ tiền mệnh giá 100 đồng. Ảnh: VietNamNet.
Ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu dừng thu phí BOT Cai Lậy trong 1 tháng để tìm giải pháp cho trạm này. Ngay sau đó, Bộ GTVT đã đưa ra 5 phương án cho BOT Cai Lậy. Đặc biệt, tại buổi họp báo ngày 28/9/2018, đại diện Bộ GTVT cho biết đang tập trung phân tích tính khả thi của 2 phương án đầu tiên gồm: Giữ nguyên trạm, giảm phí; đặt 2 trạm thu phí. Ảnh: Zing.vn.
Tháng 1/2019, đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dự kiến sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang sẽ tiến hành thu phí trở lại trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Lao Động.
2. BOT T2 (Cần Thơ - An Giang) nhiều lần xả trạm: Khoảng 19h58 ngày 27/2/2018, đến sáng 28/2/2018, một số tài xế khi đến trạm BOT T2 (Cần Thơ) đã không mua vé, dừng hàng giờ đồng hồ không di chuyển, trạm xả cũng không đi, tắt máy rời khỏi xe… Lý do họ không đồng tình với cách thu phí của trạm. Ảnh: Tiền Phong.
Tài xế phản đối trạm BOT này vì cho rằng, họ không sử dụng toàn tuyến quốc lộ 91 nên không đồng ý mua vé, ngoài ra trạm BOT này còn đặt sai vị trí. Ảnh: Dân Việt.
Từ 23h45 ngày 27/2/2018 đến gần 7h ngày 28/2/2018, nhiều ô tô từ 2 hướng Cần Thơ về An Giang và ngược lại tiếp tục quay đầu xe, không đồng ý mua vé qua trạm BOT T2. Trạm BOT T2 sau đó phải nhiều lần xả trạm. Ảnh: VietNamNet.
3. Ngày đầu tiên thu phí, BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa) đã bị phản đối: Ngày 1/5/2018, trạm BOT Ninh Lộc (đặt tại Km1425+200 QL1, thuộc địa phận xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) bắt đầu thu phí nhưng đã bị nhiều tài xế phản đối, khiến giao thông ùn tắc buộc BOT Ninh Lộc xả trạm 4 lần. Việc tài xế chây ì, phản đối trạm BOT Ninh Lộc thu phí để đòi quyền lợi cho rằng trạm này thu phí cao, vị trí đặt không phù hợp. Ảnh: Báo Khánh Hòa.
Ngày 2/5/2018, trạm BOT Ninh Lộc tiếp tục gặp phải sự phản đối của tài xế. Đến ngày 30/8/2018, lãnh đạo BOT Ninh Lộc cho biết, liên tiếp trong 2 ngày trước đó, một tài xế đã nhiều lần dừng đỗ ở làn thu phí và không mua vé. Phía Phía Chủ đầu tư BOT Ninh Lộc (Công ty cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa) sau đó có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị dừng thu phí, xem xét lại phương án tài chính để hoàn vốn lại cho nhà đầu tư. Ảnh: SGGP.
Thời điểm diễn ra sự phản đối, một tài xế bức xúc đã đuổi đánh nhân viên trạm BOT này. Ảnh: Zing.vn.
Trạm BOT Ninh Lộc thu phí hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 1374+525 - Km 1392 và đoạn Km 1405 - Km 1425+500 tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT. Ảnh: PLO.
4. Tài xế phản đối BOT An Sương - An Lạc (TP HCM): Tối 3/12/2018, nhiều tài xế khi di chuyển qua trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc (Bình Tân, TP HCM) đã dừng xe lại để phản đối việc thu phí. Sở dĩ tài xế có hành động như vậy vì họ cho rằng BOT An Sương - A Lạc đã thu quá hạn. Tuy nhiên, Chủ đầu tư là công ty IDICO cho rằng tài xế hiểu nhầm. Ảnh: Vũ Sơn.
Theo IDICO, Thủ tướng và các đơn vị liên quan đã cho phép tiếp tục đầu tư bổ sung vào hợp đồng BOT thêm 4 công trình cầu vượt. Điều này đã nâng thời gian thu phí kéo dài từ 1/2/2017 đến 31/1/2033. Trước tình hình diễn ra, Sở GTVT TP HCM đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc để đảm bảo ATGT, ANTT ở BOT An Sương - An Lạc. Ảnh: Vũ Sơn.
Theo đại diện IDICO, mỗi ngày dự án BOT An Sương - An Lạc thu khoảng 904 triệu đồng. Ngoài ra, IDICO cũng chuẩn bị tiền lẻ để “đáp ứng” trường hợp tài xế yêu cầu trả lại tiền thừa 100 đồng. Ảnh: Vũ Sơn.
5. Tài xế bức xúc đánh của nhân viên trạm BOT Tân Đệ (Thái Bình): Trong năm 2018, trạm BOT Tân Đệ (Vũ Thư, Thái Bình) cũng là một trong những trạm BOT gặp phải sự phản đối kịch liệt của cánh tài xế. Ảnh: TTXVN.
Một số tài xế khi điều khiển xe qua trạm BOT Tân Đệ đã húc gãy cần gạt barier hoặc dừng xe kèm theo băng rôn phản đối trạm BOT Tân Đệ.
Thậm chí, xuất hiện tình trạng tài xế mắc màn ở làn thu phí BOT Tân Đệ.
Tài xế đánh cả nhân viên trạm.
Tài xế lấy lý do phản đối rằng, họ không đi tuyến tránh Đông Hưng nhưng vẫn phải trả phí tại đây. Sau đó, trạm BOT Tân Đệ xả trạm. Mới đây nhất, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã có văn bản đề nghị tỉnh Thái Bình lên phương án di dời trạm BOT Tân Đệ về đường tránh. Ảnh: VOV.
6. BOT Mỹ Lộc (Nam Định): Lúc 8h30 sáng ngày 26/7/2018, nhiều lái xe khi di chuyển đến trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (Nam Định) đã dừng xe lại khiến trạm ùn tắc.Tài xế cho rằng trạm này đặt sai vị trí và yêu cầu được đối thoại với chủ đầu tư. Ảnh: Dân Việt.
Nhiều cảnh sát sau đó được huy động để phân luồng giao thông. Do các tài xế tập trung quá đông, một số tài xế đã dán băng rôn lên xe để phản đối chính sách thu phí của trạm BOT Mỹ Lộc nên trạm BOT Mỹ Lộc đã phải xả trạm. Thời điểm tài xế phản đối, xuất hiện đầu gấu có những lời lẽ thô tục, vạch quần phản cảm để dằn mặt tài xế.
7. Tài xế “cắm chốt” ở trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội): Từ ngày 18/12/2018, hàng chục tài xế đã tập trung nhau đông đúc tại khu vực trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) để phản đối việc trạm này thu phí hộ tuyến tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Từ thời điểm đó cho đến ngày 18/1/2019, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vẫn xả trạm, tài xế đi qua đây không trả phí. Thậm chí, nhiều tài xế còn thay nhau “cắm chốt” ở trạm BOT này.
Suốt hai tháng diễn ra sự phản đối, phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 (nhà thầu) không xuất hiện để đối thoại với tài xế. Điều này càng khiến tài xế thêm bức xúc, nên kiên quyết “cắm chốt” tại trạm BOT này.