Tàu nghiên cứu đổ bộ lên mặt trăng số 1 (LLRV No 1) gặp nạn. Ba trong số 5 tàu nghiên cứu đổ bộ lên mặt trăng (LLRV) đã rơi gần khu vực Houston, Texas, Mỹ, nổ tung chỉ vài giây khi phi hành gia tập tình huống đáp xuống Mặt trăng tại căn cứ không quân Ellington. Tên lửa Juno II ra mắt vào ngày 16/7/1959 để đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Nhưng chỉ một vài giây sau khi khởi động, tên lửa lật gần 180 độ, bay vút về phía bệ phóng đầu vào. Các nhà chức trách buộc phải cho nổ tên lửa để bảo vệ những người có mặt tại khu vực. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, năm trong số mười tên lửa Juno II gặp trục trặc trong quá trình khởi động. Quả tên lửa đẩy Proton-M của Nga đã phát nổ chỉ 17 giây sau khi rời bệ phóng vào ngày 2/7/ 2013 tại Trung tâm vũ trụ Baikonur, gần thành phố Kazakhstan. Mặc dù không có thương vong người, nhưng 200 triệu USD chi phí cho vệ tinh định vị GLONASS đã bị mất. Loạt tên lửa của Titan IV của tập đoàn sản xuất tên lửa Lockheed Martin phát nổ trong chuyến bay vào ngày 12/8/1998. Khi bay về phía trước, một trong những tên lửa đẩy rắn đã tự bung ra và phát nổ.Chỉ 4 giây sau khi rời khỏi bệ phóng Cape Canaveral ngày 12/12/1959, tên lửa Titan I rơi trở lại bệ và phát nổ. Một cơn rung động địa chấn khủng khiếp xảy ra trên bệ dẫn hệ thống an toàn. Tên lửa Zenith-3SL của Mỹ rơi xuống đại dương chỉ một vài giây sau khi cất cánh khỏi bệ phóng nổi ngày 1/2/2013. Người ta cho rằng nguyên nhân của vụ nổ là do động cơ đã được lắp đặt một thiết bị không đảm bảo từ nước ngoài. Vụ nổ này khiến bệ phóng bị hư hại nhiều. Vệ tinh Vanguard TV3 cất cánh ngày 6/12/1957 và đâm xuống đất hai giây sau đó. Ngay khi rời khỏi bệ phóng, thùng nhiên liệu của nó bị vỡ và tạo ra một quả cầu lửa lớn, gây thiệt hại cho bệ phóng và phá hủy các tên lửa. Hệ thống tên lửa đẩy Atlas-Centaur 5 phát nổ ngày 2/3/1965. Ngay sau khi cất cánh, tên lửa phát nổ, tạo ra một quả cầu lửa cao tới 61m. Các hư hại bệ phóng vẫn phải sửa chữa suốt một năm sau vụ việc. Titan 34d-9 là thiết bị thám hiểm không gian tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, ngày 18/4/1986, vụ nổ Titan 34d-9 gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho người dân Mỹ. Ngoài ra, việc dọn dẹp những tàn tích của vụ nổ cũng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do thiết bị sử dụng chất nổ đẩy hypergolic có độ độc cao. Tên lửa Antares của công ty vũ trụ tư nhân Orbital Sciences Corporation phải trải qua "thảm họa bất thường" ở nhiệm vụ cung cấp hàng cho Trạm vũ trụ quốc tế. Ở nhiệm vụ thứ 3 trong chuỗi 8 nhiệm vụ liên tiếp, ký hợp đồng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), tên lửa (Antares) và tàu vũ trụ (Cygnus) đã phát nổ trong vòng nửa phút phát động. Một trong những thảm họa không gian gây kinh hoàng nhất là vụ Delta II phát nổ chỉ 13 giây sau khi cất cánh từ Cape Canaveral ngày 17/1/1997. Vụ nổ diễn ra như một màn bắn pháo hoa trên không, những quả cầu lửa rơi xuống các khu vực xung quanh. Không có ai bị thương, nhưng nhiều chiếc xe và các tòa nhà bị hư hại. Vụ nổ tên lửa Intelsat 708 của Mỹ ngày 14/2/1996, thiết bị đã uốn cong sang một bên và đâm vào một ngôi làng gần khu vực phóng trong tình trạng hầu hết nhiên liệu vẫn còn trên tàu. Kết quả vụ nổ gây ra số lượng người chết lên đến vài trăm người.
Tàu nghiên cứu đổ bộ lên mặt trăng số 1 (LLRV No 1) gặp nạn. Ba trong số 5 tàu nghiên cứu đổ bộ lên mặt trăng (LLRV) đã rơi gần khu vực Houston, Texas, Mỹ, nổ tung chỉ vài giây khi phi hành gia tập tình huống đáp xuống Mặt trăng tại căn cứ không quân Ellington.
Tên lửa Juno II ra mắt vào ngày 16/7/1959 để đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Nhưng chỉ một vài giây sau khi khởi động, tên lửa lật gần 180 độ, bay vút về phía bệ phóng đầu vào. Các nhà chức trách buộc phải cho nổ tên lửa để bảo vệ những người có mặt tại khu vực. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, năm trong số mười tên lửa Juno II gặp trục trặc trong quá trình khởi động.
Quả tên lửa đẩy Proton-M của Nga đã phát nổ chỉ 17 giây sau khi rời bệ phóng vào ngày 2/7/ 2013 tại Trung tâm vũ trụ Baikonur, gần thành phố Kazakhstan. Mặc dù không có thương vong người, nhưng 200 triệu USD chi phí cho vệ tinh định vị GLONASS đã bị mất.
Loạt tên lửa của Titan IV của tập đoàn sản xuất tên lửa Lockheed Martin phát nổ trong chuyến bay vào ngày 12/8/1998. Khi bay về phía trước, một trong những tên lửa đẩy rắn đã tự bung ra và phát nổ.
Chỉ 4 giây sau khi rời khỏi bệ phóng Cape Canaveral ngày 12/12/1959, tên lửa Titan I rơi trở lại bệ và phát nổ. Một cơn rung động địa chấn khủng khiếp xảy ra trên bệ dẫn hệ thống an toàn.
Tên lửa Zenith-3SL của Mỹ rơi xuống đại dương chỉ một vài giây sau khi cất cánh khỏi bệ phóng nổi ngày 1/2/2013. Người ta cho rằng nguyên nhân của vụ nổ là do động cơ đã được lắp đặt một thiết bị không đảm bảo từ nước ngoài. Vụ nổ này khiến bệ phóng bị hư hại nhiều.
Vệ tinh Vanguard TV3 cất cánh ngày 6/12/1957 và đâm xuống đất hai giây sau đó. Ngay khi rời khỏi bệ phóng, thùng nhiên liệu của nó bị vỡ và tạo ra một quả cầu lửa lớn, gây thiệt hại cho bệ phóng và phá hủy các tên lửa.
Hệ thống tên lửa đẩy Atlas-Centaur 5 phát nổ ngày 2/3/1965. Ngay sau khi cất cánh, tên lửa phát nổ, tạo ra một quả cầu lửa cao tới 61m. Các hư hại bệ phóng vẫn phải sửa chữa suốt một năm sau vụ việc.
Titan 34d-9 là thiết bị thám hiểm không gian tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, ngày 18/4/1986, vụ nổ Titan 34d-9 gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho người dân Mỹ. Ngoài ra, việc dọn dẹp những tàn tích của vụ nổ cũng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do thiết bị sử dụng chất nổ đẩy hypergolic có độ độc cao.
Tên lửa Antares của công ty vũ trụ tư nhân Orbital Sciences Corporation phải trải qua "thảm họa bất thường" ở nhiệm vụ cung cấp hàng cho Trạm vũ trụ quốc tế. Ở nhiệm vụ thứ 3 trong chuỗi 8 nhiệm vụ liên tiếp, ký hợp đồng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (
NASA), tên lửa (Antares) và tàu vũ trụ (Cygnus) đã phát nổ trong vòng nửa phút phát động.
Một trong những thảm họa không gian gây kinh hoàng nhất là vụ Delta II phát nổ chỉ 13 giây sau khi cất cánh từ Cape Canaveral ngày 17/1/1997. Vụ nổ diễn ra như một màn bắn pháo hoa trên không, những quả cầu lửa rơi xuống các khu vực xung quanh. Không có ai bị thương, nhưng nhiều chiếc xe và các tòa nhà bị hư hại.
Vụ nổ tên lửa Intelsat 708 của Mỹ ngày 14/2/1996, thiết bị đã uốn cong sang một bên và đâm vào một ngôi làng gần khu vực phóng trong tình trạng hầu hết nhiên liệu vẫn còn trên tàu. Kết quả vụ nổ gây ra số lượng người chết lên đến vài trăm người.