Rosetta là tàu thăm dò không gian được Cơ quan Vũ trụ châu Âu chế tạo và phóng đi để nghiên cứu chi tiết sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Ảnh: Tại trung tâm điều khiển Rosetta ở thành phố Darmstadt, Đức, các nhà khoa học đang căng thẳng cố gắng hạ đặt tàu Philae - tàu đổ bộ đi kèm với Rosetta - lên bề mặt lởm chởm của sao chổi. Đây là lần đầu tiên, một cơ quan vũ trụ thực hiện hạ cánh mềm trên một ngôi sao chổi. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phóng Rosetta vào không gian từ năm 2004 trên hành trình 10 năm tới sao chổi 67P. Rosetta và tàu đổ bộ Philae đã đi gần 6 tỷ km để tiếp cận sao chổi này. Phòng điều khiển luôn phải hoạt động hết công suất, các màn hình máy tính luôn để chế độ mở, các chuyên gia chịu trách nhiệm cho các bộ phận khác nhau của Rosetta phải tập trung cao độ. Tọa lạc ở trung tâm của thành phố Darmstadt, trung tâm kiểm soát sứ mệnh của ESA luôn nỗ lực tìm hiểu thêm về thành phần kỳ lạ của sao chổi 67P. Ngôi sao có hai phần riêng biệt, hình dạng giống như một con vịt, theo miêu tả của các nhà khoa học. Tàu Philae sẽ hoạt động trên bề mặt sao chổi 67P trong ít nhất vài tuần, móc cố định vào bề mặt sao chổi nhằm ngăn tàu rời khỏi thiên thể trọng lực thấp này. Được phóng lên vũ trụ hồi tháng 3/2004, tàu Rosetta đã có 4 chuyến bay quanh sao Hỏa và Trái đất, sử dụng lực hấp dẫn của mình để tăng tốc độ nhằm bắt kịp với đối tượng cần theo dõi. Sao chổi mục tiêu của Rosetta, 67P/Churyumov-Gerasimenko, rộng khoảng 4km. Trong hình ảnh này, nó được so sánh với vài địa điểm của Trái đất.Rosetta rơi vào trạng thái "ngủ đông" suốt 31 tháng do mặt trời ở quá xa và ánh sáng không đủ mạnh để vận hành các tấm pin mặt trời. Tình trạng này kết thúc vào tháng 1/2014 bằng một cuộc gọi đánh thức từ Trái đất. Mục tiêu chính của tàu Rosetta là tìm hiểu thêm về sự hình thành của các sao chổi – thiên thể được coi là một đơn vị cấu thành các hành tinh trong hệ mặt trời. Ngoài tàu vũ trụ Rosetta, Trung tâm nghiên cứu vũ trụ châu Âu ESOC (ảnh) còn có trách nhiệm kiểm soát các vệ tinh của ESA và các tàu thăm dò không gian, chẳng hạn như Venus Express. Ngay khi đáp xuống sao chổi, tàu Philae sẽ thực hiện các thí nghiệm hóa học trong vòng 6 tháng, dự kiến sẽ truyền dữ liệu về ít nhất là cho đến hết tháng 8/2015, khi sao chổi 67P ở gần mặt trời nhất, nằm giữa quỹ đạo của Trái đất và sao Hỏa. Ảnh: Hình ảnh bề mặt sao chổi do Rosetta gửi về.
Rosetta là tàu thăm dò không gian được Cơ quan Vũ trụ châu Âu chế tạo và phóng đi để nghiên cứu chi tiết sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Ảnh: Tại trung tâm điều khiển Rosetta ở thành phố Darmstadt, Đức, các nhà khoa học đang căng thẳng cố gắng hạ đặt tàu Philae - tàu đổ bộ đi kèm với Rosetta - lên bề mặt lởm chởm của sao chổi.
Đây là lần đầu tiên, một cơ quan vũ trụ thực hiện hạ cánh mềm trên một ngôi sao chổi. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phóng Rosetta vào không gian từ năm 2004 trên hành trình 10 năm tới sao chổi 67P. Rosetta và tàu đổ bộ Philae đã đi gần 6 tỷ km để tiếp cận sao chổi này.
Phòng điều khiển luôn phải hoạt động hết công suất, các màn hình máy tính luôn để chế độ mở, các chuyên gia chịu trách nhiệm cho các bộ phận khác nhau của Rosetta phải tập trung cao độ.
Tọa lạc ở trung tâm của thành phố Darmstadt, trung tâm kiểm soát sứ mệnh của ESA luôn nỗ lực tìm hiểu thêm về thành phần kỳ lạ của sao chổi 67P. Ngôi sao có hai phần riêng biệt, hình dạng giống như một con vịt, theo miêu tả của các nhà khoa học.
Tàu Philae sẽ hoạt động trên bề mặt sao chổi 67P trong ít nhất vài tuần, móc cố định vào bề mặt sao chổi nhằm ngăn tàu rời khỏi thiên thể trọng lực thấp này.
Được phóng lên vũ trụ hồi tháng 3/2004, tàu Rosetta đã có 4 chuyến bay quanh sao Hỏa và Trái đất, sử dụng lực hấp dẫn của mình để tăng tốc độ nhằm bắt kịp với đối tượng cần theo dõi.
Sao chổi mục tiêu của Rosetta, 67P/Churyumov-Gerasimenko, rộng khoảng 4km. Trong hình ảnh này, nó được so sánh với vài địa điểm của Trái đất.
Rosetta rơi vào trạng thái "ngủ đông" suốt 31 tháng do mặt trời ở quá xa và ánh sáng không đủ mạnh để vận hành các tấm pin mặt trời. Tình trạng này kết thúc vào tháng 1/2014 bằng một cuộc gọi đánh thức từ Trái đất.
Mục tiêu chính của tàu Rosetta là tìm hiểu thêm về sự hình thành của các sao chổi – thiên thể được coi là một đơn vị cấu thành các hành tinh trong hệ mặt trời.
Ngoài tàu vũ trụ Rosetta, Trung tâm nghiên cứu vũ trụ châu Âu ESOC (ảnh) còn có trách nhiệm kiểm soát các vệ tinh của ESA và các tàu thăm dò không gian, chẳng hạn như Venus Express.
Ngay khi đáp xuống sao chổi, tàu Philae sẽ thực hiện các thí nghiệm hóa học trong vòng 6 tháng, dự kiến sẽ truyền dữ liệu về ít nhất là cho đến hết tháng 8/2015, khi sao chổi 67P ở gần mặt trời nhất, nằm giữa quỹ đạo của Trái đất và sao Hỏa. Ảnh: Hình ảnh bề mặt sao chổi do Rosetta gửi về.