Soi độ "khủng" của tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại nhất Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Trong quá trình hoạt động, tàu ngầm luôn gặp phải nhiều mối nguy hiểm khác nhau, do đó bên cạnh tàu ngầm thường biên chế nhiều tàu cứu hộ để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố trên biển. 

Mặc dù không được xếp vào loại tàu có khả năng tác chiến, nhưng các tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hậu cần cho lực lượng tàu ngầm lại có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng tàu ngầm. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng được lực lượng tàu cứu hộ khá hùng hậu, đủ sức đảm nhận nhiệm vụ cả gần bờ và viễn dương. 
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang được biên chế chính thức 3 tàu cứu hộ tàu ngầm lớp 926, lần lượt được đặt tên là Hải Dương Đảo 864, Lưu Công Đảo 865 và Trường Đảo 867. Các tàu cứu hộ lớp 926 có lượng giãn nước vào khoảng 9.652 tấn; chiều dài 7,5m; có thể tác nghiệp ở độ sâu 300m với thời gian hoạt động liên tục trong vòng 12 giờ.
Soi do
 Tàu cứu hộ số hiệu 867 của Trung Quốc. Ảnh: QQ
Các tàu cứu hộ lớp 926 được thiết kế một cách khoa học, chuyên dụng hơn so với các tàu cứu hộ thế hệ trước của Hải quân Trung Quốc. Thiết bị trục vớt, cứu sinh được lắp đặt ở phần đuôi tàu khiến không gian phần đuôi tàu rộng hơn, đồng thời cũng giúp quá trình tác nghiệp của thủy thủ đoàn thuận lợi hơn.
Các tàu cứu hộ này được trang bị thiết bị cứu sinh hiện đại như tàu ngầm cứu sinh loại nhỏ, phao cứu sinh, thiết bị điều khiển từ xa dưới nước. Ngoài ra, các tàu cứu hộ lớp 926 còn được trang bị hệ thống định vị động lực. Với hệ thống này, các tàu cứu hộ lớp 926 có thể tự xác định vị trí, các thông số điều kiện môi trường như hướng gió, độ cao sóng biển, khoảng cách so với tàu mẹ….qua đó nâng cao hiệu suất và năng lực cứu hộ của mình.
Bên trong thân tàu cứu hộ lớp 926 được thiết kế 3 phòng hình tròn nối liên tiếp nhau, phòng thứ nhất là phòng điều khiển hành trình, hai phòng phía sau dành cho thủy thủ cứu sinh. Khi thực hiện nhiệm vụ, nhân viên trong phòng điều khiển đầu tiên sẽ tiến hành xác định vị trí tàu ngầm gặp sự cố, sau đó tiến hành ghép nối tiếp với tàu ngầm. Sau khi ghép nối tiếp thành công, thủy thủ trên tàu ngầm gặp sự cố có thể an toàn di chuyển sang hai khoang cứu sinh còn lại. Một lần thực hiện ghép nối tiếp như vậy có thể cứu được tối đa 18 thủy thủ.
Soi do
Tàu cứu hộ số hiệu 867 của Trung Quốc. Ảnh: Alamy 
Đặc điểm nổi bật nhất đó là việc các tàu cứu hộ lớp 926 được trang bị tàu ngầm cứu sinh LR-7 do Anh sản xuất. LR-7 có nhiều ưu điểm như trọng lượng nhẹ hơn, khả năng cơ động linh hoạt, có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường bộ tới cảng biển, sau đó đưa lên tàu cứu hộ.
Ngoài ra, tàu ngầm cứu sinh LR-7 còn có tính năng tự động hóa cao, tàu còn có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện phức tạp khác nhau như sóng lớn, biển động, địa hình phức tạp. LR-7 sử dụng động cơ điện, có thể hoạt động cứu hộ liên tục trong thời gian 4 ngày ở độ sâu 300m.

Mời độc giả xem video: Khám phá bên trong tàu ngầm tấn công Type 039A của Hải quân Trung Quốc.

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)