Nhà máy đóng tàu Savunma Teknolojileri Muhendislik ve Ticaret (STM), Thổ Nhĩ Kỳ mới đấy đã có buổi thuyết trình thiết kế tàu ngầm Type 209 và Type 214 tới lãnh đạo cấp cao của Hải quân Indonesia (TNI-AL) với mục đích không gì ngoài việc tìm kiếm hợp đồng béo bở. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù hiện Indonesia đã có trong tay 5 tàu ngầm và hiện đã đặt đóng thêm 3 chiếc nữa, nhưng theo các nhà hoạch định quốc phòng nước này thì họ cần hạm đội 12 tàu ngầm trong tương lai. Do đó, cơ hội vẫn còn với các nền công nghiệp đóng tàu ngầm thế giới muốn tìm kiếm cơ hội phát triển. Nguồn ảnh: PT-PALTrước đó, vào năm 2011, Indonesia đã ký hợp đồng mua 3 tàu ngầm Type 209/1400 lớp Nagapasa với Công ty đóng tàu và kỹ thuật hàng hải Daewoo (DSME). Hai trong số các tàu gồm KRI Nagapasa và Ardadedali đã đưa vào hoạt động, trong khi chiếc thứ 3 Alugoro (405) được đóng tại Indonesia được hạ thủy ngày 11/4/2019. Nguồn ảnh: PT-PALĐáng chú ý, chỉ một ngày sau (12/4), Jakarta đã ký hợp đồng mua lô tàu ngầm Type 209/1400 thứ 2 với DSME. Với hợp đồng này, hạm đội tàu ngầm Indonesia sẽ tăng lên 8 chiếc vào năm 2024, bao gồm cả cặp tàu Type 209 Cakra mua của Đức vào đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: PT-PALNhư vậy, với việc có trong biên chế tới 8 tàu ngầm Type 209 thì xem ra có khả năng Hải quân Indonesia sẽ tìm kiếm một lớp tàu mới hoặc phiên bản cải tiến tốt hơn thay vì tiếp tục lựa Type 209 cho loạt 4 tàu còn lại theo ý đồ hiện tại. Nguồn ảnh: PT-PALĐó có lẽ lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ “chào hàng” thêm cả lớp tàu ngầm Type 214 do Đức thiết kế mà Ankara có được bản quyền cho phép chế tạo trong nước và phục vụ xuất khẩu. Tuy vậy, họ cũng phải chịu sự cạnh tranh đáng kể từ chính Hàn Quốc khi mà nước này đang được phép xuất khẩu lớp tàu Type 214. Nguồn ảnh: defence-StuType 214 là tàu ngầm động cơ điện - diesel, tích hợp hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) do HDW Đức sản xuất. Hiện Hàn Quốc đã chế tạo được 8 chiếc, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang "vật vã" đóng chiếc đầu tiên. Cho nên, trong cuộc đua này, xem ra Seoul có lợi thế hơn hẳn. Nguồn ảnh: WikipediaTheo thiết kế của Đức, tàu ngầm Type 214 đóng bằng vật liệu siêu bền HY-100, lượng giãn nước khi lặn 1.860 tấn, có khả năng lặn liên tục 2.311km, dự trư hành trình lên tới 84 ngày, tầm hoạt động cực đại 19.300km, lặn sâu 250m. Nguồn ảnh: WikipediaThủy thủ đoàn vận hành con tàu chỉ cần 27 người gồm 5 sĩ quan. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống tác chiến trên con tàu được cho là rất hiện đại, giao tiếp người – máy bằng hệ thống máy móc kỹ thuật số, màn hình LCD hiển thị trực quan, rõ nét… Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực của Type 214 gồm 8 ống phóng ngư lôi 533mm (6 trước, 2 đuôi) cho phép triển khai 8 ngư lôi Black Shark hoặc các loại ngư lôi chuẩn NATO tương thích với tàu ngầm Đức. Nguồn ảnh: defpostNgoài ra, Type 214 có khả năng triển khai đến 4 tên lửa hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon.Cuộc sống trên tàu ngầm Type 209 của Hàn Quốc. Nguồn: Youtube
Nhà máy đóng tàu Savunma Teknolojileri Muhendislik ve Ticaret (STM), Thổ Nhĩ Kỳ mới đấy đã có buổi thuyết trình thiết kế tàu ngầm Type 209 và Type 214 tới lãnh đạo cấp cao của Hải quân Indonesia (TNI-AL) với mục đích không gì ngoài việc tìm kiếm hợp đồng béo bở. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù hiện Indonesia đã có trong tay 5 tàu ngầm và hiện đã đặt đóng thêm 3 chiếc nữa, nhưng theo các nhà hoạch định quốc phòng nước này thì họ cần hạm đội 12 tàu ngầm trong tương lai. Do đó, cơ hội vẫn còn với các nền công nghiệp đóng tàu ngầm thế giới muốn tìm kiếm cơ hội phát triển. Nguồn ảnh: PT-PAL
Trước đó, vào năm 2011, Indonesia đã ký hợp đồng mua 3 tàu ngầm Type 209/1400 lớp Nagapasa với Công ty đóng tàu và kỹ thuật hàng hải Daewoo (DSME). Hai trong số các tàu gồm KRI Nagapasa và Ardadedali đã đưa vào hoạt động, trong khi chiếc thứ 3 Alugoro (405) được đóng tại Indonesia được hạ thủy ngày 11/4/2019. Nguồn ảnh: PT-PAL
Đáng chú ý, chỉ một ngày sau (12/4), Jakarta đã ký hợp đồng mua lô tàu ngầm Type 209/1400 thứ 2 với DSME. Với hợp đồng này, hạm đội tàu ngầm Indonesia sẽ tăng lên 8 chiếc vào năm 2024, bao gồm cả cặp tàu Type 209 Cakra mua của Đức vào đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: PT-PAL
Như vậy, với việc có trong biên chế tới 8 tàu ngầm Type 209 thì xem ra có khả năng Hải quân Indonesia sẽ tìm kiếm một lớp tàu mới hoặc phiên bản cải tiến tốt hơn thay vì tiếp tục lựa Type 209 cho loạt 4 tàu còn lại theo ý đồ hiện tại. Nguồn ảnh: PT-PAL
Đó có lẽ lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ “chào hàng” thêm cả lớp tàu ngầm Type 214 do Đức thiết kế mà Ankara có được bản quyền cho phép chế tạo trong nước và phục vụ xuất khẩu. Tuy vậy, họ cũng phải chịu sự cạnh tranh đáng kể từ chính Hàn Quốc khi mà nước này đang được phép xuất khẩu lớp tàu Type 214. Nguồn ảnh: defence-Stu
Type 214 là tàu ngầm động cơ điện - diesel, tích hợp hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) do HDW Đức sản xuất. Hiện Hàn Quốc đã chế tạo được 8 chiếc, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang "vật vã" đóng chiếc đầu tiên. Cho nên, trong cuộc đua này, xem ra Seoul có lợi thế hơn hẳn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo thiết kế của Đức, tàu ngầm Type 214 đóng bằng vật liệu siêu bền HY-100, lượng giãn nước khi lặn 1.860 tấn, có khả năng lặn liên tục 2.311km, dự trư hành trình lên tới 84 ngày, tầm hoạt động cực đại 19.300km, lặn sâu 250m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thủy thủ đoàn vận hành con tàu chỉ cần 27 người gồm 5 sĩ quan. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống tác chiến trên con tàu được cho là rất hiện đại, giao tiếp người – máy bằng hệ thống máy móc kỹ thuật số, màn hình LCD hiển thị trực quan, rõ nét… Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực của Type 214 gồm 8 ống phóng ngư lôi 533mm (6 trước, 2 đuôi) cho phép triển khai 8 ngư lôi Black Shark hoặc các loại ngư lôi chuẩn NATO tương thích với tàu ngầm Đức. Nguồn ảnh: defpost
Ngoài ra, Type 214 có khả năng triển khai đến 4 tên lửa hành trình chống hạm UGM-84 Harpoon.
Cuộc sống trên tàu ngầm Type 209 của Hàn Quốc. Nguồn: Youtube