Trong ảnh là lối vào căn cứ tàu ngầm từng là một trong những bí mật quân sự quan trọng nhất của Liên Xô ở biển Đen - căn cứ tàu ngầm "Object 825 GTS". Nguồn ảnh: WikipediaToàn bộ căn cứ này được thiết kế và xây dựng sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở vịnh Balaklava, bán đảo Crimea. Theo các tài liệu lịch sử, công trình bắt đầu được khởi động từ năm 1953 tới 1961, ước tính 120 nghìn tấn đã được phá rỡ khỏi núi Tavros trong quá trình xây dựng căn cứ. Nguồn ảnh: WikipediaSau khi Liên Xô sụp đổ, Crimea thuộc về Ukraine, năm 1993 toàn bộ căn cứ ngừng hoạt động. Từ đây những bí mật về nó bắt đầu được biết tới rộng rãi. Tuy nhiên, cũng phải tới tháng 6/2013, khi căn cứ được chuyển thành "Tổ hợp bảo tàng hải quân Balaklava" thì người dân mới bắt đầu được tiếp cận chúng một cách thoải mái. Nguồn ảnh: WikipediaNăm 2014 khi vùng đất này được sáp nhập vào Liên bang Nga, chính quyền Moscow tiếp tục duy trì hiện trạng của bảo tàng, nhưng có nguồn tin cho rằng có thể trong tương lai Hải quân Nga sẽ tái thiết căn cứ ở Balaklava. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, đặc trưng của các căn cứ tàu ngầm hay căn cứ quân sự nằm sâu trong lòng núi với những dãy hành lang sâu hun hút, dài như vô tận. Nguồn ảnh: WikipediaTheo các tài liệu được giải mã sau này, căn cứ tàu ngầm "Object 825 GTS có tổng diện tích khoảng 9.600m2, trong đó tổng diện tích mặt nước là 5.200m2 với hệ thống "kênh rạch" khổng lồ nằm sâu bên trong. Nguồn ảnh: WikipediaNơi đây khi được xây dựng là với mục đích cất giữ, sửa chữa và duy trì các tàu ngầm Đề án 613 và 633 thời bấy giờ. Sau có thể mở rộng duy trì các tàu ngầm khác của Liên Xô. Nguồn ảnh: WikipediaPhần kênh nước trung tâm của căn cứ dài tới 602m, có thể chứa 7 tàu ngầm hoặc tối đa 14 tàu ngầm nhiều lớp trong tất cả các kênh. Kênh nước có độ sâu 8m, chiều rộng dao động từ 12 đến 22m. Nguồn ảnh: WikipediaTàu ngầm có thể ra vào căn cứ trong trạng thái ngập nước hoàn toàn để tránh sự săn lùng của vệ tinh NATO. Nhiệt độ bên trong căn cứ ở mức khoảng 15 độ C. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp căn cứ này cũng bao gồm một cơ sở kỹ thuật mang tên "Object 280" được dùng để lưu giữ và duy trì kho vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: WikipediaCác tài liệu giải mật cho hay, sở dĩ nhà lãnh đạo Stalin chọn vịnh này làm căn cứ vì địa thế rất khó có thể bị phát hiện từ các tàu trinh sát đối phương hay máy bay trinh sát nhờ lối vào nhỏ, quanh co phức tạp và nhất là nằm gần căn cứ Hạm đội biển Đen ở Sevastopol. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là một số loại vũ khí gồm bom, ngư lôi được trưng bày ở tổ hợp bảo tàng căn cứ tàu ngầm Crimea. Nguồn ảnh: WikipediaMáy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trưng bày trong khuôn viên căn cứ. Với khả năng cất – hạ cánh như trực thăng, Yak-38 có thể chiến đấu chỉ từ không gian rất nhỏ, phù hợp để phòng thủ căn cứ khi cần. Nguồn ảnh: WikipediaTheo các nguồn tin, Liên Xô từng huấn luyện cả cá heo để đề phòng các âm mưu phá hoại căn cứ. Nguồn ảnh: WikipediaVideo tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa Bulava. Nguồn: youtube
Trong ảnh là lối vào căn cứ tàu ngầm từng là một trong những bí mật quân sự quan trọng nhất của Liên Xô ở biển Đen - căn cứ tàu ngầm "Object 825 GTS". Nguồn ảnh: Wikipedia
Toàn bộ căn cứ này được thiết kế và xây dựng sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở vịnh Balaklava, bán đảo Crimea. Theo các tài liệu lịch sử, công trình bắt đầu được khởi động từ năm 1953 tới 1961, ước tính 120 nghìn tấn đã được phá rỡ khỏi núi Tavros trong quá trình xây dựng căn cứ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Crimea thuộc về Ukraine, năm 1993 toàn bộ căn cứ ngừng hoạt động. Từ đây những bí mật về nó bắt đầu được biết tới rộng rãi. Tuy nhiên, cũng phải tới tháng 6/2013, khi căn cứ được chuyển thành "Tổ hợp bảo tàng hải quân Balaklava" thì người dân mới bắt đầu được tiếp cận chúng một cách thoải mái. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năm 2014 khi vùng đất này được sáp nhập vào Liên bang Nga, chính quyền Moscow tiếp tục duy trì hiện trạng của bảo tàng, nhưng có nguồn tin cho rằng có thể trong tương lai Hải quân Nga sẽ tái thiết căn cứ ở Balaklava. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, đặc trưng của các căn cứ tàu ngầm hay căn cứ quân sự nằm sâu trong lòng núi với những dãy hành lang sâu hun hút, dài như vô tận. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các tài liệu được giải mã sau này, căn cứ tàu ngầm "Object 825 GTS có tổng diện tích khoảng 9.600m2, trong đó tổng diện tích mặt nước là 5.200m2 với hệ thống "kênh rạch" khổng lồ nằm sâu bên trong. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nơi đây khi được xây dựng là với mục đích cất giữ, sửa chữa và duy trì các tàu ngầm Đề án 613 và 633 thời bấy giờ. Sau có thể mở rộng duy trì các tàu ngầm khác của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phần kênh nước trung tâm của căn cứ dài tới 602m, có thể chứa 7 tàu ngầm hoặc tối đa 14 tàu ngầm nhiều lớp trong tất cả các kênh. Kênh nước có độ sâu 8m, chiều rộng dao động từ 12 đến 22m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm có thể ra vào căn cứ trong trạng thái ngập nước hoàn toàn để tránh sự săn lùng của vệ tinh NATO. Nhiệt độ bên trong căn cứ ở mức khoảng 15 độ C. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp căn cứ này cũng bao gồm một cơ sở kỹ thuật mang tên "Object 280" được dùng để lưu giữ và duy trì kho vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tài liệu giải mật cho hay, sở dĩ nhà lãnh đạo Stalin chọn vịnh này làm căn cứ vì địa thế rất khó có thể bị phát hiện từ các tàu trinh sát đối phương hay máy bay trinh sát nhờ lối vào nhỏ, quanh co phức tạp và nhất là nằm gần căn cứ Hạm đội biển Đen ở Sevastopol. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là một số loại vũ khí gồm bom, ngư lôi được trưng bày ở tổ hợp bảo tàng căn cứ tàu ngầm Crimea. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 trưng bày trong khuôn viên căn cứ. Với khả năng cất – hạ cánh như trực thăng, Yak-38 có thể chiến đấu chỉ từ không gian rất nhỏ, phù hợp để phòng thủ căn cứ khi cần. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các nguồn tin, Liên Xô từng huấn luyện cả cá heo để đề phòng các âm mưu phá hoại căn cứ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa Bulava. Nguồn: youtube