Theo báo Quân đội Nhân dân, trong hôm 24/5 vừa qua Ngày 24/5, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân và Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp tổ chức Lễ đặt ky tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS số hiệu “9316” cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.Dự buổi lễ có các đồng chí: Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân; Thiếu tướng Hồ Quang Tuấn, Phó chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, cùng đại diện Tập đoàn Damen. Nguồn ảnh: QPVN.Tại buổi lễ Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam cũng đã yêu cầu Nhà máy đóng tàu Z189 cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để triển khai và thực hiện đóng tàu đúng kế hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng và bàn giao đưa vào biên chế, hoạt động đúng kế hoạch. Nguồn ảnh: QĐND.Được biết, đây cũng là lần đầu tiên Nhà máy đóng tàu Z189 đóng tàu cứu hộ tàu ngầm phục vụ nhu cầu trong nước, đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động trên các vùng biển, đảo Việt Nam. Cùng với đó, khi đưa tàu này vào hoạt động có thể tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm cho lực lượng Hải quân quốc tế. Nguồn ảnh: QPVN.Theo báo QĐND, tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng 9316 có: Lượng giãn nước gần 4.000 tấn, sàn đỗ trực thăng trước mũi; các hệ thống động lực và các hệ thống khác đảm bảo cho tàu hoạt động trong điều kiện đến cấp gió cấp 9 và cấp sóng 12 để tàu có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn ngầm. Trong ảnh là thiết kế mô phỏng ban đầu của MSSARS “9316”. Nguồn ảnh: VTV.Ngoài chức năng cơ bản là sẵn sàng cứu nạn cho thủy thủ đoàn khi tàu ngầm bị nạn tàu MSSARS “9316” còn có thể được sử dụng để dẫn dắt tàu ngầm ra vào cảng, làm sạch mặt biển trong vùng tàu ngầm huấn luyện, cùng nhiều nhiệm vụ đặc biệt khác khi được biên chế cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt NamViệc Hải quân Việt Nam sẽ đưa vào trang bị ky tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS trong tương lai gần sẽ đảm bảo cho các kíp chiến đấu tàu ngầm của Quân chủng Hải quân tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ trên biển, là dự án kịp thời và rất cần thiết khi Hải quân Nhân dân Việt Nam được biên chế lực lượng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Nhà máy Z189.Trong những năm qua, các nhà máy đóng tàu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TCCNQP) Việt Nam mà đặc biệt là nhà máy đóng tàu Z189 đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc đảm nhiệm đóng mới nhiều con tàu hiện đại phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên các vùng biển đảo của tổ quốc. Nguồn ảnh: Naval Today.Với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cụ thể là từ Tập đoàn hàng hải Damen, Hà Lan, nhà máy Z189 đã đóng mới thành công hai tàu cứu hộ tàu ngầm Basent cho Hải quân Australia được bàn giao. Tất cả các tàu hải quân này đều là những lớp tàu có thiết kế phức tạp với hàm lượng kỹ thuật cao. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.Đây được xem là bước tiền đề quan trọng để nhà máy Z189 chuẩn bị cho việc đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS “9316” hiện tại, dưới sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài. Trong ảnh là một trong hai tàu cứu hộ tàu ngầm Basent được nhà máy Z189 đóng mới cho Hải quân Australia. Nguồn ảnh: International Maritime.Các tàu Besant có lượng giãn nước từ 3.200-3.600 tấn, trong đó tàu MV Besant có chiều dài cơ sở 83m còn MV Stoker là 93m. Cả hai tàu này đều là các tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Australia. Trước Besant, tàu cứu hộ tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Australia là tàu Seahorse Standard có lượng giãn nước chỉ hơn 2.000 tấn và có tầm hoạt động khá hạn chế. Nguồn ảnh: Navy Daily.Về trang bị cứu hộ, các tàu Besant được trang bị một tay cẩu điều kiển từ xa tải trọng lớn Scorpio SC45 kết hợp với đó là phương tiện lặn cứu hộ LR5 được sử dụng để tiếp cận tàu bị nạn dưới nước. Trong ảnh là LR5 hoạt động trên tàu MV Stoker. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam đóng tàu cứu hộ Tàu ngầm kilo. (nguồn QPVN)
Theo báo Quân đội Nhân dân, trong hôm 24/5 vừa qua Ngày 24/5, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân và Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp tổ chức Lễ đặt ky tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS số hiệu “9316” cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Dự buổi lễ có các đồng chí: Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân; Thiếu tướng Hồ Quang Tuấn, Phó chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, cùng đại diện Tập đoàn Damen. Nguồn ảnh: QPVN.
Tại buổi lễ Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam cũng đã yêu cầu Nhà máy đóng tàu Z189 cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để triển khai và thực hiện đóng tàu đúng kế hoạch, tiến độ, đảm bảo chất lượng và bàn giao đưa vào biên chế, hoạt động đúng kế hoạch. Nguồn ảnh: QĐND.
Được biết, đây cũng là lần đầu tiên Nhà máy đóng tàu Z189 đóng tàu cứu hộ tàu ngầm phục vụ nhu cầu trong nước, đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm Việt Nam hoạt động trên các vùng biển, đảo Việt Nam. Cùng với đó, khi đưa tàu này vào hoạt động có thể tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm cho lực lượng Hải quân quốc tế. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo báo QĐND, tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng 9316 có: Lượng giãn nước gần 4.000 tấn, sàn đỗ trực thăng trước mũi; các hệ thống động lực và các hệ thống khác đảm bảo cho tàu hoạt động trong điều kiện đến cấp gió cấp 9 và cấp sóng 12 để tàu có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn ngầm. Trong ảnh là thiết kế mô phỏng ban đầu của MSSARS “9316”. Nguồn ảnh: VTV.
Ngoài chức năng cơ bản là sẵn sàng cứu nạn cho thủy thủ đoàn khi tàu ngầm bị nạn tàu MSSARS “9316” còn có thể được sử dụng để dẫn dắt tàu ngầm ra vào cảng, làm sạch mặt biển trong vùng tàu ngầm huấn luyện, cùng nhiều nhiệm vụ đặc biệt khác khi được biên chế cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam
Việc Hải quân Việt Nam sẽ đưa vào trang bị ky tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS trong tương lai gần sẽ đảm bảo cho các kíp chiến đấu tàu ngầm của Quân chủng Hải quân tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ trên biển, là dự án kịp thời và rất cần thiết khi Hải quân Nhân dân Việt Nam được biên chế lực lượng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Nhà máy Z189.
Trong những năm qua, các nhà máy đóng tàu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TCCNQP) Việt Nam mà đặc biệt là nhà máy đóng tàu Z189 đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc đảm nhiệm đóng mới nhiều con tàu hiện đại phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên các vùng biển đảo của tổ quốc. Nguồn ảnh: Naval Today.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cụ thể là từ Tập đoàn hàng hải Damen, Hà Lan, nhà máy Z189 đã đóng mới thành công hai tàu cứu hộ tàu ngầm Basent cho Hải quân Australia được bàn giao. Tất cả các tàu hải quân này đều là những lớp tàu có thiết kế phức tạp với hàm lượng kỹ thuật cao. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.
Đây được xem là bước tiền đề quan trọng để nhà máy Z189 chuẩn bị cho việc đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS “9316” hiện tại, dưới sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài. Trong ảnh là một trong hai tàu cứu hộ tàu ngầm Basent được nhà máy Z189 đóng mới cho Hải quân Australia. Nguồn ảnh: International Maritime.
Các tàu Besant có lượng giãn nước từ 3.200-3.600 tấn, trong đó tàu MV Besant có chiều dài cơ sở 83m còn MV Stoker là 93m. Cả hai tàu này đều là các tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Australia. Trước Besant, tàu cứu hộ tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Australia là tàu Seahorse Standard có lượng giãn nước chỉ hơn 2.000 tấn và có tầm hoạt động khá hạn chế. Nguồn ảnh: Navy Daily.
Về trang bị cứu hộ, các tàu Besant được trang bị một tay cẩu điều kiển từ xa tải trọng lớn Scorpio SC45 kết hợp với đó là phương tiện lặn cứu hộ LR5 được sử dụng để tiếp cận tàu bị nạn dưới nước. Trong ảnh là LR5 hoạt động trên tàu MV Stoker. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.
Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam đóng tàu cứu hộ Tàu ngầm kilo. (nguồn QPVN)