Chiều dài khả dụng của đường băng đã được mở rộng thêm khoảng 200 mét, các thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác dường như đã được thêm vào ít nhất một đường băng và khu vực sân đỗ đã được mở rộng đáng kể.
Trong khu vực cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và các đối thủ chiến lược ở Thái Bình Dương, đảo Manus chiếm một vị trí trọng yếu. Đảo đã được sử dụng như một căn cứ không quân và hải quân trong chiến dịch của Đồng minh ở tây nam Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Manus nằm trên tuyến đường biển hướng đến Papua New Guinea (PNG) và Úc, trên tuyến đường liên lạc không quân và hải quân giữa các căn cứ của Mỹ ở các quần đảo Mariana và Antipodes.
Trong chuyến thăm tới thủ đô Port Moresby của PNG vào năm 2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cam kết sự hỗ trợ của Mỹ đối với nỗ lực của Úc trong việc nâng cấp các cơ sở tại căn cứ Lombrum, một phần trong nỗ lực chống lại sự mở rộng hiện diện của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.
|
Sân bay Momote
|
Vì vậy, đây có vẻ là một tin tốt: tiến độ nâng cấp cơ sở hạ tầng vận tải hàng không gần một cơ sở hải quân quan trọng được đẩy nhanh. Trên thực tế, nâng cấp Sân bay Momote là điều mà các nhà phân tích chiến lược đã kêu gọi từ lâu.
Vấn đề nằm trong thực tiễn: cụ thể là ai đang thực hiện công việc nâng cấp sân bay. Một số người có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhà thầu xây dựng là một công ty Trung Quốc, cụ thể là Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc (CHEC). CHEC là công ty con của Công ty TNHH Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC).
Nếu tên của CCCC nghe có vẻ quen thuộc, đó là bởi vì nó là một trong những công ty lớn của Trung Quốc tham gia việc xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo gây nhiều tranh cãi ở Biển Đông. CCCC đã bị các quan chức Mỹ xép vào danh sách đen các thực thể có thể bị Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt, đã được đề cập cụ thể trong luật đề xuất của Mỹ, theo Real Clear Defense.
Về nguồn vốn cho dự án nâng cấp sân bay, theo Tổng công ty Cảng hàng không Quốc gia PNG (NAC), 90% trong số đó đến từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Hơn nữa, NAC tuyên bố rằng “các công trình thực tế” - người ta cho rằng điều này có nghĩa là các hợp đồng xây dựng của CHEC - do ADB thanh toán. Theo báo cáo thường niên gần đây nhất của ADB, hai nước đăng ký vốn lớn nhất của ngân hàng cho đến nay là Nhật Bản và Mỹ. Úc là nước đóng góp lớn thứ tư, chỉ sau Trung Quốc.
Một số nhà quan sát có thể nói rằng ai xây dựng các dự án như thế này không quan trọng lắm, miễn là kết quả đạt được. Người ta chắc chắn có thể hiểu mong muốn của lãnh đạo địa phương (và quy trình của ADB) để công việc được thực hiện bởi nhà thầu bỏ giá thấp nhất, trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật.
Nhưng kết quả của quá trình này không tính đến những cân nhắc chiến lược ngày càng quan trọng trong thời đại cạnh tranh giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cũng như thực tế là các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang phải cạnh tranh với giá thầu thấp giả tạo được duy trì trên thực tế là bằng trợ cấp của nhà nước.
Kể từ năm 2015, là một phần của chiến lược “hợp nhất quân sự-dân sự” của Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước được luật pháp Trung Quốc yêu cầu “cung cấp hỗ trợ và trợ giúp cần thiết cho các cơ quan an ninh quốc gia, cơ quan công an và các cơ quan quân sự có liên quan”. Cụ thể , phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần ở nước ngoài được coi là lĩnh vực trọng tâm của các nỗ lực tổng hợp quân sự-dân sự của Trung Quốc.
Đối với một sân bay như thế này, người ta có thể tưởng tượng CHEC cung cấp cho Quân đội Trung Quốc (PLA) những thông tin chi tiết về thiết kế và hậu cần, hoặc có thể lắp đặt thiết bị giám sát máy bay quân sự của Mỹ hoặc Úc, hoặc sửa đổi một cách tinh vi các tiêu chuẩn và cấu trúc của dự án để hỗ trợ các loại máy bay của PLA.