Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Tướng Patrick Ryder ngày 25/4 xác nhận, các tàu quân sự Mỹ đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng cầu cảng trên biển vốn dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động đầu tháng 5 tới.Động thái của Mỹ là một phần của nỗ lực nhằm ngăn chặn nạn đói ở Gaza kể từ khi Israel tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Hamas tháng 10 năm ngoái khiến khoảng 2,3 triệu người rơi vào khủng hoảng nhân đạo ở Gaza. Sau khi hoàn thành, cầu cảng tạm thời do Mỹ xây dựng sẽ giúp bổ sung hàng trăm chuyến xe vận chuyển viện trợ nhân đạo bao gồm hơn 2 triệu suất ăn mỗi ngày vào Gaza.Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 25/4, Mỹ cùng 17 đồng minh và đối tác ra tuyên bố chung kêu gọi trao trả tự do cho các con tin đang bị bắt giữ ở Gaza. Tuyên bố chung kêu gọi phóng thích ngay lập tức toàn bộ con tin bao gồm công dân của các nước này bị Hamas giam giữ ở Gaza trong vòng hơn 200 ngày qua. Tuyên bố chung nhấn mạnh số phận của các con tin và người dân ở Gaza vốn được luật pháp quốc tế bảo vệ, là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế.Tổng thống Joe Biden đã công bố kế hoạch xây dựng cầu cảng vào tháng 3 khi các quan chức kêu gọi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận hàng cứu trợ vào Gaza bằng các tuyến đường bộ.Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Biden cho biết, viện trợ nhân đạo từ cầu cảng sẽ phải đi qua các trạm kiểm soát của Israel trên đất liền, mặc dù hàng viện trợ đã được Israel kiểm tra tại Síp trước khi chuyển đến Gaza. Israel muốn ngăn chặn viện trợ rơi vào tay các chiến binh Hamas.Viễn cảnh về các trạm kiểm soát đặt ra câu hỏi về sự chậm trễ có thể xảy ra ngay cả sau khi hàng viện trợ đã được đưa lên bờ. Liên hợp quốc từ lâu đã phàn nàn về những trở ngại trong việc nhận và phân phối viện trợ trên khắp Gaza.Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng, bến tàu ban đầu sẽ tiếp nhận 90 xe tải mỗi ngày, nhưng con số đó có thể lên tới 150 xe tải mỗi ngày khi nó đi vào hoạt động hoàn toàn. Liên hợp quốc cho biết, số lượng xe tải trung bình hàng ngày vào Gaza trong tháng 4 là 200 chiếc và đạt đỉnh điểm vào thứ hai tuần này là 316 chiếc.Cuộc chiến Israel - Hamas đã bước sang tháng thứ 5 trong tuần này. Trước đó, Mỹ đã bắt đầu thả dù các gói hàng viện trợ vào Gaza. Biện pháp mới nói trên được triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng cứu trợ bằng đường biển cho Dải Gaza.Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng bến tàu sẽ có thể tiếp nhận "hàng trăm tàu chở hàng cứu trợ bổ sung mỗi ngày". Mỹ sẽ thiết lập một liên minh quốc tế gồm các quốc gia có khả năng đóng góp năng lực và kinh phí xây dựng, vận hành cảng biển. Trong đó, Israel có vai trò phối hợp duy trì an ninh cùng Mỹ tại cảng tạm. Cụ thể, Mỹ sẽ "phối hợp với Israel về các yêu cầu an ninh trên đất liền" và làm việc với Liên hợp quốc cũng như các nhóm nhân đạo để phân phối hàng viện trợ. (Nguồn ảnh: Theguardian, Timesofisrael, Washingtonpost).
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Tướng Patrick Ryder ngày 25/4 xác nhận, các tàu quân sự Mỹ đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng cầu cảng trên biển vốn dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động đầu tháng 5 tới.
Động thái của Mỹ là một phần của nỗ lực nhằm ngăn chặn nạn đói ở Gaza kể từ khi Israel tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Hamas tháng 10 năm ngoái khiến khoảng 2,3 triệu người rơi vào khủng hoảng nhân đạo ở Gaza. Sau khi hoàn thành, cầu cảng tạm thời do Mỹ xây dựng sẽ giúp bổ sung hàng trăm chuyến xe vận chuyển viện trợ nhân đạo bao gồm hơn 2 triệu suất ăn mỗi ngày vào Gaza.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 25/4, Mỹ cùng 17 đồng minh và đối tác ra tuyên bố chung kêu gọi trao trả tự do cho các con tin đang bị bắt giữ ở Gaza. Tuyên bố chung kêu gọi phóng thích ngay lập tức toàn bộ con tin bao gồm công dân của các nước này bị Hamas giam giữ ở Gaza trong vòng hơn 200 ngày qua. Tuyên bố chung nhấn mạnh số phận của các con tin và người dân ở Gaza vốn được luật pháp quốc tế bảo vệ, là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Tổng thống Joe Biden đã công bố kế hoạch xây dựng cầu cảng vào tháng 3 khi các quan chức kêu gọi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận hàng cứu trợ vào Gaza bằng các tuyến đường bộ.
Một quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền Biden cho biết, viện trợ nhân đạo từ cầu cảng sẽ phải đi qua các trạm kiểm soát của Israel trên đất liền, mặc dù hàng viện trợ đã được Israel kiểm tra tại Síp trước khi chuyển đến Gaza. Israel muốn ngăn chặn viện trợ rơi vào tay các chiến binh Hamas.
Viễn cảnh về các trạm kiểm soát đặt ra câu hỏi về sự chậm trễ có thể xảy ra ngay cả sau khi hàng viện trợ đã được đưa lên bờ. Liên hợp quốc từ lâu đã phàn nàn về những trở ngại trong việc nhận và phân phối viện trợ trên khắp Gaza.
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng, bến tàu ban đầu sẽ tiếp nhận 90 xe tải mỗi ngày, nhưng con số đó có thể lên tới 150 xe tải mỗi ngày khi nó đi vào hoạt động hoàn toàn. Liên hợp quốc cho biết, số lượng xe tải trung bình hàng ngày vào Gaza trong tháng 4 là 200 chiếc và đạt đỉnh điểm vào thứ hai tuần này là 316 chiếc.
Cuộc chiến Israel - Hamas đã bước sang tháng thứ 5 trong tuần này. Trước đó, Mỹ đã bắt đầu thả dù các gói hàng viện trợ vào Gaza. Biện pháp mới nói trên được triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng cứu trợ bằng đường biển cho Dải Gaza.
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với các phóng viên rằng bến tàu sẽ có thể tiếp nhận "hàng trăm tàu chở hàng cứu trợ bổ sung mỗi ngày". Mỹ sẽ thiết lập một liên minh quốc tế gồm các quốc gia có khả năng đóng góp năng lực và kinh phí xây dựng, vận hành cảng biển. Trong đó, Israel có vai trò phối hợp duy trì an ninh cùng Mỹ tại cảng tạm. Cụ thể, Mỹ sẽ "phối hợp với Israel về các yêu cầu an ninh trên đất liền" và làm việc với Liên hợp quốc cũng như các nhóm nhân đạo để phân phối hàng viện trợ. (Nguồn ảnh: Theguardian, Timesofisrael, Washingtonpost).