Tiêm kích MiG-31I vừa được tích hợp hệ thống tiếp nhiên liệu trên không đặc biệt khiến cự ly hoạt động của nó được mở rộng đáng kể, rất thích hợp với yêu cầu tác chiến tầm xa."Các tiêm kích MiG-31I phục vụ trong lực lượng hàng không tầm xa của Nga hiện có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng đáng kể tầm hoạt động của chúng trong các cuộc giao tranh" một nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga hé lộ.Đáng chú ý, MiG-31I không phải là bước phát triển từ MiG-31K như nhiều người vẫn nghĩ, theo nguồn tin nói trên, MiG-31I khác biệt ở động cơ, hệ thống điện tử hàng không và cấu hình tên lửa mà nó có thể mang theo.Chuyên gia quân sự đồng thời là cựu phi công chiến đấu người Ấn Độ - ông Vijainder K. Thakur trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nhận xét về những khả năng của tiêm kích MiG-31I.Nhà phân tích cho rằng hiện nay hầu hết châu Âu đều nằm trong tầm bắn của tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. Ngoài ra Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) phải duy trì mức độ cảnh giác cao liên tục, sau khi được cảnh báo về việc MiG-31I đã cất cánh.MiG-31I đã thử nghiệm thành công việc tiếp nhiên liệu trên không thông qua máy bay tiếp dầu Il-78, một chiếc Il-78 có thể "phục vụ" cùng lúc 2 chiếc MiG-31. Xem xét yêu cầu nhiên liệu của MiG-31 là 17,7 tấn, Il-78 mang đủ dầu cho một đến ba lần tiếp nhiên liệu.Tiêm kích MiG-31I còn gọi bằng cái tên Ishim chính là một biến thể dựa trên MiG-31 Foxhound - máy bay đánh chặn siêu âm được phát triển theo yêu cầu của lực lượng Không quân Liên Xô.Chữ 'I' trong MiG-31I là viết tắt của Ishim, được đặt theo tên sông Ishim ở Kazakhstan - nơi có sân bay vũ trụ Baikonur. Phiên bản đặc biệt này được thiết kế cho các nhiệm vụ ở độ cao và tốc độ lớn, đặc biệt là phóng vệ tinh cỡ nhỏ vào không gian.Trong khi MiG-31 bản tiêu chuẩn được thiết kế như một tiêm kích đánh chặn, tập trung vào tốc độ cao, tầm hoạt động lớn và khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, thì MiG-31I được điều chỉnh cho vai trò chuyên biệt hơn.Tiêm kích MiG-31I có khung thân đã được sửa đổi, đủ vững chắc để mang theo tên lửa phóng vệ tinh cỡ nhỏ, biến nó từ một máy bay chiến đấu truyền thống thành một loại "bệ phóng trên không".Điểm khác biệt nữa nằm ở hệ thống điện tử hàng không, khi chiếc MiG-31I được trang bị hệ thống định vị và một vài thiết bị chuyên dụng khác để hỗ trợ nhiệm vụ phóng tên lửa vào không gian.Những thiết bị đặc thù bao gồm hệ thống kiểm soát chuyến bay mới, đi kèm hệ thống đo đạc từ xa chuyên dụng để giám sát phương tiện phóng, và một vài sửa đổi khác để đáp ứng nhiệm vụ đặc biệt của nó.Mặc dù có nhiều thay đổi đáng kể nhưng MiG-31I vẫn duy trì những đặc điểm của một tiêm kích đánh chặn đáng gờm, khi giữ lại 2 động cơ D-30G6 vô cùng mạnh mẽ, mang lại khả năng hoạt động ở độ cao cũng như vận tốc lớn như thiết kế ban đầu.Tuy nhiên những thay đổi được thực hiện để phù hợp với vai trò phương tiện phóng tên lửa vũ trụ đã dẫn đến một số đánh đổi, bao gồm cả việc giảm khả năng chiến đấu của máy bay.Trong thời điểm hiện tại, các tiêm kích MiG-31I hoàn toàn có thể sử dụng cho vai trò phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal nhằm hỗ trợ phi đội MiG-31K có số lượng còn ít, kết hợp cùng khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nó rõ ràng gây lo sợ cho nhiều quốc gia NATO.
Tiêm kích MiG-31I vừa được tích hợp hệ thống tiếp nhiên liệu trên không đặc biệt khiến cự ly hoạt động của nó được mở rộng đáng kể, rất thích hợp với yêu cầu tác chiến tầm xa.
"Các tiêm kích MiG-31I phục vụ trong lực lượng hàng không tầm xa của Nga hiện có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng đáng kể tầm hoạt động của chúng trong các cuộc giao tranh" một nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga hé lộ.
Đáng chú ý, MiG-31I không phải là bước phát triển từ MiG-31K như nhiều người vẫn nghĩ, theo nguồn tin nói trên, MiG-31I khác biệt ở động cơ, hệ thống điện tử hàng không và cấu hình tên lửa mà nó có thể mang theo.
Chuyên gia quân sự đồng thời là cựu phi công chiến đấu người Ấn Độ - ông Vijainder K. Thakur trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nhận xét về những khả năng của tiêm kích MiG-31I.
Nhà phân tích cho rằng hiện nay hầu hết châu Âu đều nằm trong tầm bắn của tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. Ngoài ra Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) phải duy trì mức độ cảnh giác cao liên tục, sau khi được cảnh báo về việc MiG-31I đã cất cánh.
MiG-31I đã thử nghiệm thành công việc tiếp nhiên liệu trên không thông qua máy bay tiếp dầu Il-78, một chiếc Il-78 có thể "phục vụ" cùng lúc 2 chiếc MiG-31. Xem xét yêu cầu nhiên liệu của MiG-31 là 17,7 tấn, Il-78 mang đủ dầu cho một đến ba lần tiếp nhiên liệu.
Tiêm kích MiG-31I còn gọi bằng cái tên Ishim chính là một biến thể dựa trên MiG-31 Foxhound - máy bay đánh chặn siêu âm được phát triển theo yêu cầu của lực lượng Không quân Liên Xô.
Chữ 'I' trong MiG-31I là viết tắt của Ishim, được đặt theo tên sông Ishim ở Kazakhstan - nơi có sân bay vũ trụ Baikonur. Phiên bản đặc biệt này được thiết kế cho các nhiệm vụ ở độ cao và tốc độ lớn, đặc biệt là phóng vệ tinh cỡ nhỏ vào không gian.
Trong khi MiG-31 bản tiêu chuẩn được thiết kế như một tiêm kích đánh chặn, tập trung vào tốc độ cao, tầm hoạt động lớn và khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, thì MiG-31I được điều chỉnh cho vai trò chuyên biệt hơn.
Tiêm kích MiG-31I có khung thân đã được sửa đổi, đủ vững chắc để mang theo tên lửa phóng vệ tinh cỡ nhỏ, biến nó từ một máy bay chiến đấu truyền thống thành một loại "bệ phóng trên không".
Điểm khác biệt nữa nằm ở hệ thống điện tử hàng không, khi chiếc MiG-31I được trang bị hệ thống định vị và một vài thiết bị chuyên dụng khác để hỗ trợ nhiệm vụ phóng tên lửa vào không gian.
Những thiết bị đặc thù bao gồm hệ thống kiểm soát chuyến bay mới, đi kèm hệ thống đo đạc từ xa chuyên dụng để giám sát phương tiện phóng, và một vài sửa đổi khác để đáp ứng nhiệm vụ đặc biệt của nó.
Mặc dù có nhiều thay đổi đáng kể nhưng MiG-31I vẫn duy trì những đặc điểm của một tiêm kích đánh chặn đáng gờm, khi giữ lại 2 động cơ D-30G6 vô cùng mạnh mẽ, mang lại khả năng hoạt động ở độ cao cũng như vận tốc lớn như thiết kế ban đầu.
Tuy nhiên những thay đổi được thực hiện để phù hợp với vai trò phương tiện phóng tên lửa vũ trụ đã dẫn đến một số đánh đổi, bao gồm cả việc giảm khả năng chiến đấu của máy bay.
Trong thời điểm hiện tại, các tiêm kích MiG-31I hoàn toàn có thể sử dụng cho vai trò phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal nhằm hỗ trợ phi đội MiG-31K có số lượng còn ít, kết hợp cùng khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nó rõ ràng gây lo sợ cho nhiều quốc gia NATO.