Bom dẫn đường thông minh: Nhân tố mới trong xung đột Nga-Ukraine

Google News

Yếu tố mới của cuộc xung đột Nga-Ukraine đó là việc Không quân Nga và Ukraine sử dụng nhiều hơn bom lượn có điều khiển; nhưng đó liệu có phải là vũ khí “thay đổi cuộc chơi”?

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine

Đồ họa bom lượn FAB-500 M-62 của Nga. Nguồn Topwar. 

Bom dẫn đường thông minh của Nga

Theo tờ Topwar, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, số lượng vũ khí dẫn đường chính xác mà cả hai bên sử dụng không lớn và tỷ lệ của nó có thể nói là không đáng kể so với số lượng lớn vũ khí không dẫn đường được sử dụng.

Chúng chủ yếu bao gồm đạn pháo dẫn đường (155mm "Excalibur" của Mỹ, 152mm Krasnopol của Nga) và tên lửa dẫn đường (HIMARS của Mỹ, Tornado của Nga)...

Nhưng tình hình gần đây đã thay đổi khi cả hai bên đã bắt đầu sử dụng bom lượn dẫn đường chính xác. So với bom thông thường, bom lượn có tầm bay xa hơn và độ chính xác cao hơn, hiệu quả tấn công cũng cao hơn nhiều lần. So với tên lửa, nó được sản xuất với số lượng lớn với chi phí thấp, nhưng hiệu quả cao; nhưng cự ly tấn công kém hơn nhiều.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-2
 Bom dẫn đường hạng nặng UPAB-1500B của Nga sử dụng rất hiệu quả ở chiến trường Ukraine. Nguồn Rosoboronexport

Thông thường, trọng lượng của đạn pháo 155mm và 152mm là khoảng 40 kg, trong khi trọng lượng của bom lượn có thể vượt quá một tấn; điều này dẫn đến hiệu suất khá khác biệt.

Theo Tạp chí Quốc phòng Ukraine, Quân đội Nga sử dụng khoảng 20 quả bom mỗi ngày. Mối quan tâm chính của Kiev là việc Nga đã tăng tầm bay của loại bom này lên 70 km, trong khi trước đây loại bom lượn này có tầm bay không quá 40-50 km.

Ông Yuri Ignat, người phát ngồn của lực lượng Không quân Ukraine cho biết, họ không có khả năng đối phó với các loại bom lượn của Nga. Đồng thời, bom rất hiệu quả trong việc phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự Ukraine.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-3
 Bộ trưởng Nga Shoigu thăm nhà máy sản xuất bom tại Nizhny Novgorod hôm 6/4. Nguồn Zvezda

Ưu điểm của những vũ khí này so với các loại tương tự cũng được để cập bởi truyền thông phương Tây. Vì vậy, trong một bài báo trên trang “Quan sát quân sự” của Mỹ đánh giá, loại bom lượn của Nga rất chính xác và an toàn cho máy bay ném bom, do phi công không phải mạo hiểm bay vào vùng chiến.

Ngoài ra, việc Nga bố trí các hệ thống phòng không S-300 hiện đại hóa, được trang bị các loại tên lửa với tầm bắn hơn 400 km, cho phép máy bay chiến đấu Nga có nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng bom lượn; nhưng hạn chế máy bay Ukraine sử dụng loại bom này.

Quá trình phát triển loại bom lượn có điều khiển của các chuyên gia Nga đã bắt đầu vào năm ngoái, các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện vào đầu năm 2023. Một lợi thế quan trọng của bom là chi phí tương đối thấp so với tên lửa dẫn đường, trong khi vẫn duy trì độ chính xác của sự hủy diệt.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-4

Cánh nâng được tìm thấy gần một quả bom FAB-500 M-62 chưa nổ ở tỉnh Donetsk hồi tháng 3. Nguồn Telegram 

Bom dẫn đường JDAM của Mỹ

Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine hai loại bom lượn, một là GLSDB (bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất) do Boeing và công ty Saab của Thụy Điển hợp tác sản xuất, và loại còn lại là JDAM-ER (bom lượn có điều khiển tăng tầm bay) do Boeing sản xuất.

Trong những năm qua, Boeing đã sản xuất hơn 500.000 quả bom JDAM và xuất khẩu cho nhiều "đồng minh", chúng thường được sử dụng trong các cuộc xung đột cục bộ trên thế giới. Nga cũng đã đưa vào sử dụng 2 loại bom dẫn đường chính xác là Grom E2 và UPAB-1500B-E.

Tuy nhiên, theo tin tức gần đây được truyền thông Mỹ, bom lượn do Mỹ cung cấp không phát huy tác dụng, do hệ thống dẫn đường GPS bị gây nhiễu hoặc bị hệ thống phòng không đánh chặn. Bom Grom E2 của Nga cũng từng gặp lỗi cơ học hoặc điện tử, và Ukraine đã tìm thấy bom chưa nổ trên chiến trường.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-5
 Bom UPAB-1500B được Nga trưng bày ở triển lãm hàng không hồi năm 2019. Nguồn Rosoboronexport

Nhưng bom UPAB-1500B hoạt động tốt hơn nhiều và dường như khá hiệu quả và đáng tin cậy; nhưng chỉ sử dụng trong các trường hợp hạn chế. Cho đến nay, Ukraine vẫn chưa thể đánh chặn hoặc bắn hạ bom UPAB.

JDAM-ER là một mô-đun được gắn vào quả bom thường bằng các vòng nẹp, bao gồm thiết bị dẫn đường quán tính con quay hồi chuyển (INS), có tác dụng xác nhận tọa độ mục tiêu và lái cánh bom trên đường bay; hệ thống thu nhận tín hiệu vệ tinh GPS, để hiệu chỉnh sai số của INS; hai cánh nâng giúp bom bay lượn được xa hơn.

Hệ thống điều khiển JDAM trên máy bay có thể nhận tọa độ mục tiêu từ phi công trên máy bay (khi máy bay chưa thả bom); hoặc nhập tọa độ vào bom từ trên mặt đất trước khi cất cánh.

Tuy nhiên bom JDAM-ER không phù hợp để tấn công các mục tiêu đang di chuyển. Quân đội Nga tuyên bố đã gây nhiễu và đánh chặn thành công bom JDAM-ER do máy bay Ukraine phóng đi; tuyên bố này đã được xác nhận qua tài liệu mật vừa bị rò rỉ của quân đội Mỹ.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-6

Bom lượn JDAM-ER của Mỹ. Nguồn Boeing 

Theo phân tích của phương tiện truyền thông nước ngoài, nếu tín hiệu vệ tinh GPS bị nhiễu, JDAM-ER chỉ có thể dựa vào hệ thống định vị quán tính (INS) để dẫn đường, nhưng sai số của hệ thống INS sẽ ngày càng lớn theo thời gian; điều này khiến nó có thể bay lệch mục tiêu đến hàng nghìn mét.

Trong khi đó những quả bom thường có sức công phá rất lớn tới 250, 500, 1.000 và thậm chí là 1.500 kg. Khi bị gây nhiễu, chúng có thể rơi vào các công trình dân sự, gây thương vong lớn cho dân thường.

Ngoài ra còn có nhiều hạn chế với việc sử dụng bom JDAM-ER đó là để cho bom có lực để bay lượn xa, máy bay phải leo lên độ cao khoảng 10.000 m để đạt tầm bay tối đa của bom là 72 km.

Khi máy bay chiến đấu của Ukraine có thể leo đến độ cao này để thả bom, thì sẽ đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa S-300 và S-400 hoặc các loại tên lửa không đối không tầm xa, được phóng đi từ máy bay chiến đấu Su-30/ Su-35 của Nga; gây nguy hiểm cho máy bay chiến đấu Ukraine tiếp cận mục tiêu.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-7
 Bom lượn JDAM của Mỹ lắp trên máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ. Nguồn Hải quân Mỹ 

Còn GLSDB (bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất) được phóng từ tên lửa HIMARS, có tầm bắn khoảng 150 km. GLSDB sử dụng bom lượn SDB nặng 113 kg làm đầu đạn, nhưng nó cũng sử dụng GPS cộng với dẫn đường quán tính.

Điểm yếu của GLSDB cũng giống như JDAM-ER; đồng thời, tốc độ lướt của SDB chậm hơn nhiều so với tên lửa HIMARS, nên rất dễ bị hệ thống phòng không mặt đất đánh chặn.

Ngày 24/3 vừa rồi, 10 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã xuất kích thả bom lượn UPAB-1500B-E xuống các mục tiêu ở Ukraine.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-8
Bom lượn GLSDB phóng từ mặt đất của Mỹ. Nguồn Boeing 

Vào ngày 18/ 4, một quả bom lượn UPAB đã tấn công các vị trí của quân đội Ukraine ở phía tây Bakhmut, gây ra một đám mây bụi có thể nhìn thấy trong vài km.

Bom UPAB-1500B-E sử dụng dẫn đường quán tính kết hợp điều chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh GLONASS; về nguyên tắc giống với JDAM-ER, nhưng quân đội Ukraine đã không gây nhiễu thành công tín hiệu vệ tinh GLONASS.

Do vậy Mỹ đã thông báo, vào tháng 5 này họ sẽ cung cấp cho quân đội Ukraine các thiết bị gây nhiễu mới. Hiện tại, quân đội Ukraine không có phương tiện nào để đánh chặn bom lượn, bởi hệ thống phòng không của quân đội Ukraine thiên về khả năng đánh chặn máy bay - chứ không phải đánh chặn bom.

Bom dan duong thong minh: Nhan to moi trong xung dot Nga-Ukraine-Hinh-9
  Bom lượn JDAM-ER của Mỹ với đôi cánh nâng ở phía trên. Nguồn Boeing

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay mà bom JDAM-ER ở Ukraine phải đối mặt, phương Tây sẽ trang bị thế hệ vũ khí dẫn đường trượt tiếp theo, có thể thích ứng tốt hơn với chiến trường nơi tín hiệu GPS bị gây nhiễu. Một ví dụ là bom SPICE của công ty Rafael.

Bom SPICE sử dụng công nghệ EO/IR (dẫn đường điện quang và hồng ngoại) tiên tiến để theo dõi tự động các mục tiêu đang di chuyển; đồng thời các thuật toán “khớp cảnh” cho phép thực hiện các nhiệm vụ hoàn toàn tự động, không phụ thuộc vào tín hiệu GPS, với khả năng điều chỉnh đường đi giữa chuyến bay.

Tuy nhiên giá thành các loại bom này rất lớn, không thể sử dụng ồ ạt với số lượng nhiều trong một cuộc xung đột tổng lực như cuộc xung đột Nga-Ukraine; đồng thời việc lập trình chuyến bay rất phức tạp. Trước đó tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ sửa dụng phương pháp dẫn đường này, sau đó sử dụng sửa sai số bằng tín hiệu vệ tinh GPS như của bom JDAM hiện nay.

Tiến Minh (theo Topwar, Sohu)

>> xem thêm

Bình luận(0)