Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 28/3 cho biết, lực lượng phòng không Nga lần đầu tiên đã đánh chặn thành công "Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (từ viết tắt tiếng Anh là GLSDB)" do Mỹ viện trợ cho Ukraine. Truyền thông Nga gọi đó là một "sự kiện mang tính bước ngoặt".Theo các chuyên gia quân sự thế giới, việc phòng không Nga đánh chặn thành công bom GLSDB, sẽ tạo tiền đề để đánh chặn thành công bom lượn thông minh phóng từ trên không JDAM của Mỹ trong tương lai. Hãng tin Sputnik của Nga đưa tin, vào tháng 1 năm nay, Mỹ lần đầu tiên tuyên bố cung cấp những quả bom GLSDB cho Ukraine.Bom GLSDB là loại bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất, là vũ khí do Tập đoàn Boeing (Mỹ) và Saab (Thụy Điển) hợp tác phát triển từ bom đường kính nhỏ GBU-39 của Boeing. Ban đầu được phát triển để sử dụng trên máy bay, sau cải tiến để phóng đi được từ nhiều bệ phóng khác nhau; trong đó có bệ phóng tên lửa HIMARS. Công ty Saab cho biết, bom GLSDB có tầm bắn hơn 150 km, được dẫn đường chính xác. Trang “Bình luận quân sự" của Nga cho biết, bom GLSDB sử dụng động cơ tên lửa M-31 của HIMARS và bom dẫn đường GBU-39/B. Sau khi được phóng ra khỏi nòng, động cơ tên lửa được tách ra khỏi GLSDB, rồi hoạt động như một quả bom lượn, với bề mặt phản xạ radar rất nhỏ. Theo báo "Pravda" của Nga ngày 29/3, Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ loại vũ khí phòng không nào được sử dụng để đánh chặn thành công bom GLSDB; nhưng các chuyên gia dự đoán, đó có thể là hệ thống phòng không dã chiến Tor-M2. Truyền thông Nga đánh giá cao việc đánh chặn bom GLSDB của Ukraine. Trang web "Bình luận quân sự" của Nga nhận định rằng, từ góc độ của quân đội Ukraine, nhiệm vụ chính của GLSDB là tấn công các cơ sở hậu phương và cơ sở hạ tầng quan trọng của quân sự Nga, nằm trên hành lang đất liền và bán đảo dẫn đến Crimea.Theo tính toán của phía Ukraine, việc tấn công sâu vào khu vực trên, sẽ tạo thế cho Quân đội Ukraine, đạt được những thành công lớn khi tiến hành các cuộc tấn công vào mục tiêu của Nga ở khu vực Biển Azov và Biển Đen. Do đó, việc Nga đánh chặn thành công bom GLSDB là một sự kiện có tầm quan trọng. Tờ "Bình luận quân sự” của Nga cho rằng, việc đánh chặn thành công bom GLSDB đã đặt nền móng cho việc đánh chặn hiệu quả các loại đạn như vậy trong tương lai. Bài báo dẫn lời chuyên gia quân sự Yuri Knutov nói rằng, bom GLSDB là vũ khí công nghệ cao, đòi hỏi một phương pháp đặc biệt để phá hủy nó. Việc đánh chặn thành công một mục tiêu như vậy, có nghĩa là hệ thống phòng không của Nga đã được nâng cấp bằng phần mềm chuyên dụng; đồng nghĩa với việc quân đội Nga đã hoàn thành xuất sắc giai đoạn thu thập thông tin tình báo về loại bom này.Bây giờ Quân đội Nga đã nắm được về tính năng của bom GLSDB, giúp các hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của Nga chống lại có hiệu quả. Trong đó có việc nâng cấp các phần mềm của các hệ thống phòng không hiện có, để trong tương lai, xác suất thành công trong việc đánh chặn bom GLSDB gần như có thể đạt tới 100%; ông Knutov nhấn mạnh. Còn chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Xuefeng nói rằng, việc Nga đã tuyên bố đánh chặn thành công bom GLSDB lần này, là một cột mốc quan trọng và sẽ giúp nâng cao tinh thần của quân đội Nga. Với sự chuẩn bị sẵn sàng, việc đánh chặn bom GLSDB sẽ dễ dàng hơn loại tên lửa HIMARS.Theo ông Xuefeng, bom GLSDB được động cơ tên lửa rắn đẩy lên một độ cao và tốc độ nhất định, sau đó động cơ tên lửa tách ra và rơi xuống; lúc này cánh gấp của quả bom GLSDB được mở ra để giúp quả bom tiếp tục bay. Do độ cao đường đạn của bom GLSDB được phóng lên quỹ đạo tương đối cao, nên quả bom có thể đạt được hiệu suất bay lượn tốt hơn. Bằng cách này, có thể đạt được tầm bắn xa hơn so với tên lửa dẫn đường M31 do hệ thống HIMARS phóng đi.Hơn nữa, trong quá trình bay lượn, bom GLSDB không bay theo hình parabol, nó không chỉ có khả năng cơ động cao mà còn có khả năng cơ động ngang nhất định. Theo cách này, điểm hạ cánh của nó không dễ phán đoán chính xác và nó có thể tấn công vào mục tiêu bất kỳ từ hướng nào. Ngoài ra, những bức ảnh do Saab công bố cho thấy, nhiều quả bom GLSDB có thể tấn công cùng một mục tiêu từ các hướng khác nhau, thông qua khả năng cơ động, khiến hệ thống phòng không của đối phương rất khó đối phó. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối của đường bay, bom GLSDB liên tục bị giảm tốc bởi sức cản của không khí và tốc độ sẽ tương đối chậm. Cùng với đó là GLSDB có đôi cánh tương đối lớn và “rất mỏng manh”, nên tiết diện phản xạ radar lớn hơn. Vào thời điểm này, GLSDB dễ bị đánh chặn hơn so với đạn tên lửa M31 có tốc độ nhanh hơn. Chuyên gia Zhang Xuefeng cho rằng, ngoài việc sử dụng tên lửa phòng không để tiêu diệt bom GLSDB, việc sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử cũng có thể được sử dụng để gây nhiễu. Bởi vì loại bom này chủ yếu dựa vào dẫn đường bằng tín hiệu GPS. Bom GLSDB sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính mà làm thiết bị dẫn đường chính, nhưng có sai số tích lũy tương đối lớn; do vậy phải dùng GPS hiệu chỉnh sai số. Tuy nhiên tín hiệu GPS tương đối yếu, dễ bị gây nhiễu và triệt tiêu. Nếu tín hiệu GPS xung quanh khu vực mục tiêu bị gây nhiễu với cường độ cao, độ chính xác của các cuộc tấn công sẽ giảm đi rất nhiều. Ông Xuefeng cũng cho rằng, khi phòng không đối phương chuẩn bị sẵn sàng, thì bom GLSDB tương đối dễ dàng bị đánh chặn; nhưng xét từ các trường hợp trước đó, phía Ukraine cũng đang thay đổi chiến thuật của mình và các cuộc tấn công của họ thường bất ngờ. "Đánh chặn một thì dễ, nhưng rất khó để đánh chặn khi Ukraine tấn công ồ ạt".Bên cạnh đó, việc duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao 24/24 giờ, với tất cả các kíp chiến đấu phòng không là rất khó khăn. Chế độ tác chiến phòng không truyền thống, trước tiên là phát hiện mục tiêu bằng hệ thống cảnh báo trên không và cảnh báo sớm; sau đó gửi tín hiệu báo động đến hệ thống phòng không và chống tên lửa.Tuy nhiên, thời gian bay của tên lửa HIMARS và bom GLSDB tương đối ngắn, nếu hệ thống phòng không khởi động từ trạng thái nghỉ ngơi sau khi hệ thống cảnh báo trên không tìm thấy mục tiêu đến khi có thể phóng tên lửa đánh chặn, thì có thể quá muộn để đánh chặn nó. Nếu bật các hệ thống phòng không 24/24 giờ thì một mặt dễ bị lộ vị trí, tự đặt mình vào nguy hiểm; mặt khác khó đạt được điều này trong điều kiện thời gian hoạt động liên tục, như thế sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy và các thông số khác của vũ khí và khí tài. Thứ hai, các hệ thống phòng không hiện tại của Nga không được thiết kế đặc biệt cho việc đánh chặn tên lửa nhỏ hoặc bom dẫn đường hỗ trợ tên lửa như vậy. Khi đánh chặn những loại đạn này, hiệu suất không cao và hiệu quả cần phải được tính toán. Ví dụ, nếu dùng tên lửa tầm xa như S-300 để đánh chặn bom GLSDB thì chi phí quá cao. Nếu sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không như Pantsir-S1 hay Tor-M1 để đánh chặn, thì khả năng chống tấn công chống bão hòa là tương đối thấp và những hệ thống này, chỉ có thể đánh chặn cùng lúc 2-3 mục tiêu. Từ quan điểm này, việc phát triển hệ thống tên lửa phóng loạt kết hợp với pháo bắn nhanh (C-RAM), thì hiệu quả về chi phí đánh chặn mục tiêu như bom GLSDB, tương tự như hệ thống "Vòm sắt" của Israel, nên là một lựa chọn. Về sử dụng gây nhiễu điện tử chống vũ khí có dẫn đường bằng GPS, bên phòng thủ cũng thể bật hệ thống nhiễu tín hiệu định vị vệ tinh diện rộng 24/24 giờ một ngày; nếu không chính điều đó sẽ cản trở việc sử dụng UAV của phe ta. Đây rõ ràng là một mâu thuẫn. Vì vậy, trong tương lai, nếu quân đội Ukraine sử dụng bom GLSDB tấn công trong một trận với số lượng lớn, thì đó sẽ là phép thử lớn đối với các loại vũ khí đánh chặn của lực lượng phòng không Nga.
Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 28/3 cho biết, lực lượng phòng không Nga lần đầu tiên đã đánh chặn thành công "Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (từ viết tắt tiếng Anh là GLSDB)" do Mỹ viện trợ cho Ukraine. Truyền thông Nga gọi đó là một "sự kiện mang tính bước ngoặt".
Theo các chuyên gia quân sự thế giới, việc phòng không Nga đánh chặn thành công bom GLSDB, sẽ tạo tiền đề để đánh chặn thành công bom lượn thông minh phóng từ trên không JDAM của Mỹ trong tương lai. Hãng tin Sputnik của Nga đưa tin, vào tháng 1 năm nay, Mỹ lần đầu tiên tuyên bố cung cấp những quả bom GLSDB cho Ukraine.
Bom GLSDB là loại bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất, là vũ khí do Tập đoàn Boeing (Mỹ) và Saab (Thụy Điển) hợp tác phát triển từ bom đường kính nhỏ GBU-39 của Boeing. Ban đầu được phát triển để sử dụng trên máy bay, sau cải tiến để phóng đi được từ nhiều bệ phóng khác nhau; trong đó có bệ phóng tên lửa HIMARS.
Công ty Saab cho biết, bom GLSDB có tầm bắn hơn 150 km, được dẫn đường chính xác. Trang “Bình luận quân sự" của Nga cho biết, bom GLSDB sử dụng động cơ tên lửa M-31 của HIMARS và bom dẫn đường GBU-39/B. Sau khi được phóng ra khỏi nòng, động cơ tên lửa được tách ra khỏi GLSDB, rồi hoạt động như một quả bom lượn, với bề mặt phản xạ radar rất nhỏ.
Theo báo "Pravda" của Nga ngày 29/3, Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ loại vũ khí phòng không nào được sử dụng để đánh chặn thành công bom GLSDB; nhưng các chuyên gia dự đoán, đó có thể là hệ thống phòng không dã chiến Tor-M2.
Truyền thông Nga đánh giá cao việc đánh chặn bom GLSDB của Ukraine. Trang web "Bình luận quân sự" của Nga nhận định rằng, từ góc độ của quân đội Ukraine, nhiệm vụ chính của GLSDB là tấn công các cơ sở hậu phương và cơ sở hạ tầng quan trọng của quân sự Nga, nằm trên hành lang đất liền và bán đảo dẫn đến Crimea.
Theo tính toán của phía Ukraine, việc tấn công sâu vào khu vực trên, sẽ tạo thế cho Quân đội Ukraine, đạt được những thành công lớn khi tiến hành các cuộc tấn công vào mục tiêu của Nga ở khu vực Biển Azov và Biển Đen. Do đó, việc Nga đánh chặn thành công bom GLSDB là một sự kiện có tầm quan trọng.
Tờ "Bình luận quân sự” của Nga cho rằng, việc đánh chặn thành công bom GLSDB đã đặt nền móng cho việc đánh chặn hiệu quả các loại đạn như vậy trong tương lai. Bài báo dẫn lời chuyên gia quân sự Yuri Knutov nói rằng, bom GLSDB là vũ khí công nghệ cao, đòi hỏi một phương pháp đặc biệt để phá hủy nó.
Việc đánh chặn thành công một mục tiêu như vậy, có nghĩa là hệ thống phòng không của Nga đã được nâng cấp bằng phần mềm chuyên dụng; đồng nghĩa với việc quân đội Nga đã hoàn thành xuất sắc giai đoạn thu thập thông tin tình báo về loại bom này.
Bây giờ Quân đội Nga đã nắm được về tính năng của bom GLSDB, giúp các hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của Nga chống lại có hiệu quả. Trong đó có việc nâng cấp các phần mềm của các hệ thống phòng không hiện có, để trong tương lai, xác suất thành công trong việc đánh chặn bom GLSDB gần như có thể đạt tới 100%; ông Knutov nhấn mạnh.
Còn chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Xuefeng nói rằng, việc Nga đã tuyên bố đánh chặn thành công bom GLSDB lần này, là một cột mốc quan trọng và sẽ giúp nâng cao tinh thần của quân đội Nga. Với sự chuẩn bị sẵn sàng, việc đánh chặn bom GLSDB sẽ dễ dàng hơn loại tên lửa HIMARS.
Theo ông Xuefeng, bom GLSDB được động cơ tên lửa rắn đẩy lên một độ cao và tốc độ nhất định, sau đó động cơ tên lửa tách ra và rơi xuống; lúc này cánh gấp của quả bom GLSDB được mở ra để giúp quả bom tiếp tục bay.
Do độ cao đường đạn của bom GLSDB được phóng lên quỹ đạo tương đối cao, nên quả bom có thể đạt được hiệu suất bay lượn tốt hơn. Bằng cách này, có thể đạt được tầm bắn xa hơn so với tên lửa dẫn đường M31 do hệ thống HIMARS phóng đi.
Hơn nữa, trong quá trình bay lượn, bom GLSDB không bay theo hình parabol, nó không chỉ có khả năng cơ động cao mà còn có khả năng cơ động ngang nhất định. Theo cách này, điểm hạ cánh của nó không dễ phán đoán chính xác và nó có thể tấn công vào mục tiêu bất kỳ từ hướng nào.
Ngoài ra, những bức ảnh do Saab công bố cho thấy, nhiều quả bom GLSDB có thể tấn công cùng một mục tiêu từ các hướng khác nhau, thông qua khả năng cơ động, khiến hệ thống phòng không của đối phương rất khó đối phó.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối của đường bay, bom GLSDB liên tục bị giảm tốc bởi sức cản của không khí và tốc độ sẽ tương đối chậm. Cùng với đó là GLSDB có đôi cánh tương đối lớn và “rất mỏng manh”, nên tiết diện phản xạ radar lớn hơn. Vào thời điểm này, GLSDB dễ bị đánh chặn hơn so với đạn tên lửa M31 có tốc độ nhanh hơn.
Chuyên gia Zhang Xuefeng cho rằng, ngoài việc sử dụng tên lửa phòng không để tiêu diệt bom GLSDB, việc sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử cũng có thể được sử dụng để gây nhiễu. Bởi vì loại bom này chủ yếu dựa vào dẫn đường bằng tín hiệu GPS.
Bom GLSDB sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính mà làm thiết bị dẫn đường chính, nhưng có sai số tích lũy tương đối lớn; do vậy phải dùng GPS hiệu chỉnh sai số. Tuy nhiên tín hiệu GPS tương đối yếu, dễ bị gây nhiễu và triệt tiêu. Nếu tín hiệu GPS xung quanh khu vực mục tiêu bị gây nhiễu với cường độ cao, độ chính xác của các cuộc tấn công sẽ giảm đi rất nhiều.
Ông Xuefeng cũng cho rằng, khi phòng không đối phương chuẩn bị sẵn sàng, thì bom GLSDB tương đối dễ dàng bị đánh chặn; nhưng xét từ các trường hợp trước đó, phía Ukraine cũng đang thay đổi chiến thuật của mình và các cuộc tấn công của họ thường bất ngờ. "Đánh chặn một thì dễ, nhưng rất khó để đánh chặn khi Ukraine tấn công ồ ạt".
Bên cạnh đó, việc duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao 24/24 giờ, với tất cả các kíp chiến đấu phòng không là rất khó khăn. Chế độ tác chiến phòng không truyền thống, trước tiên là phát hiện mục tiêu bằng hệ thống cảnh báo trên không và cảnh báo sớm; sau đó gửi tín hiệu báo động đến hệ thống phòng không và chống tên lửa.
Tuy nhiên, thời gian bay của tên lửa HIMARS và bom GLSDB tương đối ngắn, nếu hệ thống phòng không khởi động từ trạng thái nghỉ ngơi sau khi hệ thống cảnh báo trên không tìm thấy mục tiêu đến khi có thể phóng tên lửa đánh chặn, thì có thể quá muộn để đánh chặn nó.
Nếu bật các hệ thống phòng không 24/24 giờ thì một mặt dễ bị lộ vị trí, tự đặt mình vào nguy hiểm; mặt khác khó đạt được điều này trong điều kiện thời gian hoạt động liên tục, như thế sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy và các thông số khác của vũ khí và khí tài.
Thứ hai, các hệ thống phòng không hiện tại của Nga không được thiết kế đặc biệt cho việc đánh chặn tên lửa nhỏ hoặc bom dẫn đường hỗ trợ tên lửa như vậy. Khi đánh chặn những loại đạn này, hiệu suất không cao và hiệu quả cần phải được tính toán.
Ví dụ, nếu dùng tên lửa tầm xa như S-300 để đánh chặn bom GLSDB thì chi phí quá cao. Nếu sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không như Pantsir-S1 hay Tor-M1 để đánh chặn, thì khả năng chống tấn công chống bão hòa là tương đối thấp và những hệ thống này, chỉ có thể đánh chặn cùng lúc 2-3 mục tiêu.
Từ quan điểm này, việc phát triển hệ thống tên lửa phóng loạt kết hợp với pháo bắn nhanh (C-RAM), thì hiệu quả về chi phí đánh chặn mục tiêu như bom GLSDB, tương tự như hệ thống "Vòm sắt" của Israel, nên là một lựa chọn.
Về sử dụng gây nhiễu điện tử chống vũ khí có dẫn đường bằng GPS, bên phòng thủ cũng thể bật hệ thống nhiễu tín hiệu định vị vệ tinh diện rộng 24/24 giờ một ngày; nếu không chính điều đó sẽ cản trở việc sử dụng UAV của phe ta. Đây rõ ràng là một mâu thuẫn.
Vì vậy, trong tương lai, nếu quân đội Ukraine sử dụng bom GLSDB tấn công trong một trận với số lượng lớn, thì đó sẽ là phép thử lớn đối với các loại vũ khí đánh chặn của lực lượng phòng không Nga.