|
Xe tăng Leopard 2 của Lữ đoàn 47 Quân đội Ukraine chuẩn bị phản công. Nguồn CNN
|
Những đơn vị Ukraine nào đi “du học” ở NATO
Đầu năm 2023, do lực lượng chủ lực của quân đội Ukraine bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch phòng ngự tại Bakhmut, đồng thời với việc thiếu hụt lực lượng trên chiến trường, khiến quân đội Ukraine đứng trước nguy cơ thất bại về mặt chiến lược.
Trước tình hình này, phương Tây đã "bật đèn xanh" khi không chỉ viện trợ hàng nghìn xe bọc thép, mà thậm chí còn tổ chức và huấn luyện các đơn vị mới thành lập của Quân đội Ukraine, sử dụng vũ khí và chiến thuật theo “chuẩn NATO”.
Sau khi tiếp nhận số vũ khí của phương Tây, quân đội Ukraine đã thành lập nhiều đơn vị mới, trong đó có 9 lữ đoàn được huấn luyện trên các thao trường của các quốc gia phương Tây, do các cố vấn quân sự của NATO trực tiếp huấn luyện.
9 lữ đoàn này với tư cách là lực lượng dự bị chiến lược, có thể được sử dụng như những "đội cứu hỏa" trên chiến trường; và là “nắm đấm chủ lực”.
|
Một khẩu đội pháo tự hành AS-90 của Ukraine do Anh viện trợ và huấn luyện. Nguồn Reuters
|
Mặc dù khi đó mặt trận Bakhmut hết sức ác liệt, nhưng Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine vẫn để các đơn vị có “nhân tố NATO” chưa phải tham gia “chữa cháy” sớm, nhằm có thời gian huấn luyện thêm vài tháng.
Tất nhiên, một vài tháng huấn luyện trong điều kiện gấp rút, đơn giản là không đủ để hình thành sức mạnh chiến đấu của một đơn vị. Việc huấn luyện những đơn vị mới của Ukraine ở chế độ cấp tốc, nghĩa là chỉ đủ năng lực sử dụng vũ khí và hoàn thành các yêu cầu chiến thuật cơ bản.
Theo CNN, các đơn vị mới của Ukraine do NATO chịu trách nhiệm huấn luyện chính có 9 lữ đoàn và số lượng được xác nhận trong các tài liệu mật bị rò rỉ của Mỹ gồm: Lữ đoàn bộ binh cơ giới 21, 32, 33, 37, 47, 82, 116, 117, 118.
Trong số 9 lữ đoàn nói trên, một số được mở rộng trên cơ sở các đơn vị chiến đấu cũ, nên ngoại trừ một số ít lực lượng “nòng cốt” có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, còn phần lớn là tân binh và đơn vị mới. Về trang bị, tuy nói là "NATO hóa", nhưng thực chất là vũ khí “đa quốc gia”
|
Danh sách 9 đơn vị Ukraine được huấn luyện theo chuẩn NATO bị rò rỉ trên mạng xã hội. Nguồn CNN |
Cho dù các nước phương Tây đã “hết lòng” cung cấp vũ khí chiến đấu chủ lực cho Ukraine, nhưng rất khó để tất cả các quốc gia “dốc kho” vũ khí, vốn đã có số lượng hạn chế của họ.
Bên cạnh đó, quy mô quân đội nhiều nước NATO rất nhỏ và kho vũ khí được kiểm soát chặt chẽ; nên mặc dù quyết tâm chính trị thì cao, nhưng tiềm lực thì hạn chế. Do vậy, số vũ khí viện trợ là nhỏ lẻ và không đồng bộ.
Lấy xe tăng làm ví dụ, Mỹ chỉ sẵn sàng viện trợ 31 xe tăng dòng M1, loại xe tăng này chỉ đủ trang bị cho một tiểu đoàn xe tăng thuộc biên chế cấp lữ đoàn của Quân đội Ukraine, nhưng hiện vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc nào;
Trong khi đó, Anh chỉ viện trợ 14 chiếc Challenger 2 vốn đủ trang bị cho một đại đội xe tăng kiểu phương Tây; Pháp viện trợ khoảng 40 chiếc "xe tăng bánh lốp"AMX-10RC, nhưng cũng chỉ đủ trang bị được cho một lữ đoàn xe tăng.
|
Một chiếc xe tăng Leopard 2 của Ukraine bị tai nạn trong huấn luyện, khiến tháp pháo lật văng ra ngoài. Nguồn Reuters
|
Xe tăng dòng Leopard 2 được nhiều nước phương Tây viện trợ thêm, dù số lượng hứa hẹn không nhỏ, nhưng thực tế chỉ đủ cho khoảng 2 tiểu đoàn, trước cuộc phản công lớn bắt đầu.
Theo tổ chức biên chế một lữ đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Ukraine, thường có một tiểu đoàn xe tăng (Lưu ý: Lữ đoàn đổ bộ đường không, tác chiến trên bộ và miền núi của Quân đội Ukraine thực chất là lữ đoàn cơ giới hóa); vì vậy số xe tăng chiến đấu do phương Tây cung cấp, chưa đủ cho huấn luyện, chứ đừng nói gì đến chiến đấu.
Tờ CNN thống kê theo tài liệu mật của Mỹ bị rò rỉ vào thời điểm đó, số xe tăng của 9 lữ đoàn theo chuẩn của NATO như sau:
Lữ đoàn 21 và 116 trang bị xe tăng T-64, Lữ đoàn 32 và 118 trang bị xe tăng T-72, Lữ đoàn 33 trang bị xe tăng Leopard 2, Lữ đoàn 37 trang bị xe tăng bánh hơi AMX-10RC, Lữ đoàn 47 trang bị xe tăng M-55S, Lữ đoàn 82 trang bị xe tăng M-55S + Challenger 2, Lữ đoàn 117 trang bị PT-91.
|
Một đơn vị xe tăng của Ukraine huấn luyện sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2. Nguồn Reuters |
Cần lưu ý rằng, việc thành lập các lữ đoàn theo chuẩn NATO này, đã thay đổi ở một mức độ nhất định sau khi số vũ khí kiểu phương Tây được chuyển giao sau đó.
Ví dụ, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 21 đã thực sự được trang bị các phiên bản Leopard 2A5 do Thụy Điển hỗ trợ; Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 đã sử dụng những chiếc Leopard 2A6 và M-55S ở mặt trận Zaporizhia.
Ngoài xe tăng, đơn vị chiến đấu chính của lữ đoàn bộ binh cơ giới Ukraine là ba tiểu đoàn cơ giới. Về lý thuyết là được trang bị xe chiến đấu bộ binh; nhưng do thiết bị do phương Tây chuyển giao quá phức tạp, nên cấu hình thực tế cũng đa dạng.
Trong số đó có thể kể đến xe chiến đấu bộ binh CV90 thuộc Lữ đoàn bộ binh cơ giới 21, M2A2 Bradley thuộc Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47, xe thiết giáp Strike và Weasel thuộc Lữ đoàn đột kích đường không 82. Còn các lữ đoàn còn lại là dòng BMP-1, 2 và M113.
|
Lính Ukraine huấn luyện sử dụng xe chiến đấu bộ binh Bradley tại một căn cứ của Mỹ tại châu Âu. Nguồn CNN
|
Về lữ đoàn pháo binh, do số lượng pháo không đủ, nên lữ đoàn theo chuẩn NATO nói trên thông thường chỉ có từ 1 đến 2 tiểu đoàn pháo binh, chủ yếu là pháo xe kéo cũ 122 D30 và súng cối 120mm mà Quân đội Ukraine thừa hưởng của Liên Xô.
Trong khi đó các loại pháo tiên tiến hơn của Quân đội Ukraine, được phương Tây viện trợ, chủ yếu biên chế cho các lữ đoàn pháo binh độc lập, có nhiệm vụ chi viện chung.
Trong số 9 lữ đoàn được NATO huấn luyện nói trên, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 21 sử dụng Leopard 2A5+CV90, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 sử dụng Leopard 2A6+M2A2 và Lữ đoàn tấn công đường không số 82 sử dụng Challenger 2+ Strike và Weasel được đánh giá là những đơn vị mạnh nhất.
|
Một đơn vị pháo binh Ukraine đang huấn luyện sử dụng pháo tự hành AS-90 trên thao trường của Anh. Nguồn Bộ Quốc phòng Anh. |
Kết quả thực chiến của các đơn vị “theo chuẩn NATO”
Tờ Sina của Trung Quốc nhận định, ngay cả những đơn vị được trang bị mạnh nhất, thì chỉ trong vài tháng, việc các sĩ quan và binh sĩ của quân đội Ukraine có thể thành thạo các trang bị "Made in đa quốc gia" và tạo sức mạnh chiến đấu ban đầu là đủ; chứ đừng nói đến chiến trường để thực hiện các chiến dịch hiệp đồng quân binh chủng.
Đầu tháng 6/2023, quân đội Ukraine bắt đầu chiến dịch "đại phản công" được nhiều người mong chờ, với trọng tâm là mặt trận phía Nam.
Quân đội Ukraine ở hướng Kuban trên chiến tuyến phía nam, là trọng điểm trong số các trọng điểm, vừa bắt đầu trận chiến Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 với trang bị và sức mạnh tốt nhất và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 32 được trang bị xe tăng Leopard 2 cũng tham chiến đã áp đảo.
Phía sau hai lữ đoàn này còn có Lữ đoàn bộ binh cơ giới 116, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 117 và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 118 của Quân đội Ukraine đang làm nhiệm vụ “dự bị chiến dịch”; sẵn sàng phát triển tiến công, khi lữ đoàn 47 và 32, mở cửa, đánh chiếm đầu cầu thành công.
|
Xe chiến đấu bộ binh Bradley của Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47 Ukraine trên hướng mặt trận Zaporizhia. Nguồn Reuters |
Nhưng trận ra quân của hai lữ đoàn 47 và 32 không được “suôn sẻ”, do đó một số lữ đoàn tiếp theo đã tổ chức lại lực lượng, thay đổi chiến thuật, chủ yếu tấn công quân Nga bằng pháo binh.
Chiến thuật của quân đội Ukraine gần đây đã thay đổi, do các lữ đoàn 32 và 47 bị tổn thất nặng nề, nên các lữ đoàn sau cũng bắt đầu sử dụng chiến thuật nhóm nhỏ, với ít xe tăng, xe bọc thép hỗ trợ.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của "Đại phản công", Quân đội Ukraine còn điều Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 37 vào hướng Novosirka ở mặt trận phía Nam.
Lữ đoàn 37 được trang bị xe tăng bánh lốp hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp, do loại xe này được chế tạo cho hoạt động chống nổi dậy, nên không chịu được cuộc chiến tổng lực; vì vậy đã chịu tổn thất nặng nề.
|
Một chiếc xe tăng bánh lốp hạng nhẹ AMX-10RC của Ukraine bỏ lại bị quân Nga chiếm giữ. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga
|
Còn hai hai lữ đoàn thủy quân lục chiến 35 và 36 được sử dụng làm thê đội hai cho Lữ đoàn 37, nhưng do Lữ 37 phản công thất bại, nên nhiệm vụ đã kết thúc.
Lữ đoàn tấn công đường không số 82 của Quân đội Ukraine được triển khai ở khu vực lân cận tỉnh Zaporozhye và tỉnh Nam Donetsk, thực tế được sử dụng như lực lượng dự bị chiến lược, nên chưa tham gia thực chiến.
Do đó, các lữ đoàn theo chuẩn của NATO của quân đội Ukraine đã xuất quân ở mặt trận phía Nam bao gồm 33, 37, 47 bị thiệt hại nặng nề; trong khi bốn lữ đoàn cuối cùng vẫn chưa thực sự xuất quân.
Hai lữ đoàn theo chuẩn của NATO khác, họ có thể đã ở mặt trận phía nam khi bắt đầu cuộc phản công, nhưng tình hình ở mặt trận phía nam không tiến triển, và quân đội Nga đang gây áp lực lớn ở Tây Lugansk, do đó Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã được chuyển Lữ đoàn bộ binh cơ giới 21 và 32 đến mặt trận Kupyansk- Liman.
|
Một chiếc xe tăng Leopard của Ukraine bị UAV tự sát Lancet của Nga chuẩn bị tấn công. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga
|
Lữ đoàn bộ binh cơ giới 21 có thể đã được sử dụng làm lực lượng dự bị chiến dịch vì được trang bị tốt và tổn thất hiện tại không lớn; Lữ đoàn bộ binh cơ giới 32 đã gặp bất lợi trong trận chiến và chịu một số tổn thất, nhưng lực lượng chủ lực hiện tại cơ bản vẫn còn nguyên vẹn.
Tất nhiên, quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều hơn 9 lữ đoàn này cho các chiến dịch phản công. Trong các đơn vị mới thành lập, vẫn có khoảng 10 lữ đoàn do Ukraine tự tổ chức; 8 lữ đoàn tấn công được tích hợp với lực lượng Vệ binh Quốc gia và các lực lượng khác cũng có thể sử dụng cho các hoạt động tấn công.
Đánh giá chung, sau thời gian hơn 1,5 tháng “đại phản công”, lực lượng chủ lực của Ukraine đã chịu tiêu hao; các đơn vị lữ đoàn theo chuẩn của NATO cũng không thể áp dụng hiệu quả chiến thuật của NATO, mà họ dần quay về sử dụng chiến thuật của Quân đội Liên Xô trước kia.