TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch, thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, hành vi đổ chất thải lấp sông Đáy sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với dòng chảy của sông, hệ thống thoát lũ, đê điều.
Ngoài việc làm thay đổi chất lượng nguồn nước, việc đổ thải xuống sông còn trực tiếp ảnh hưởng đến dòng chảy, thậm chí có thể khiến dòng chảy bị tắc nếu như lượng chất thải quá nhiều.
|
TS Hoàng Dương Tùng. |
Đề cập trách nhiệm của địa phương, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, địa phương hoàn toàn có thể phát hiện và ngăn chặn. Họ có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt ngay khi sai phạm mới bắt đầu diễn ra.
Về việc khắc phục hậu quả, trong chế tài xử phạt đối với hành vi đổ trộm chất thải, ngoài xử phạt hành chính và các biện pháp ngăn chặn khác còn có một quy định là yêu cầu tổ chức, cá nhân đổ thải phải khắc phục hậu quả, hoàn thổ và trả lại nguyên trạng ban đầu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Hoàng Dương Tùng, quy định này không dễ để thực hiện bởi chi phí cao hơn nhiều so với việc bị xử phạt hành chính. Chính vì thế mới có tình trạng, sai phạm rất nhiều, song những trường hợp bị phát hiện, xử phạt mà khắc phục hậu quả bằng cách hoàn thổ thì rất ít.
Chi phí cho việc này quá lớn và cái quan trọng là không khả thi. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều trường hợp vi phạm bị phát hiện, bị xử phạt nhưng vẫn cho tồn tại.
Để chấm dứt tình trạng đổ trộm chất thải xuống sông, TS Hoàng Dương Tùng cho biết sẽ cần nhiều giải pháp. Trong đó tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức người dân vẫn là quan trọng nhất. Ngoài ra, có thể tính đến phương án sử dụng công nghệ để giám sát, phát hiện sai phạm bằng cách lắp camera ở những khu vực có khả năng bị đổ trộm thải. Giá camera giám sát giờ rất rẻ, cách làm này chi phí không cao mà phát huy hiệu quả.
>>> Mời quý độc giả xem video: Bà Lê Thị Kim Loan, quận Tây Hồ, Hà Nội nói về việc không nên vứt bát hương, tro... xuống Hồ Tây gây ô nhiễm môi trường: