Cũng vì thế, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TPHCM) đã và đang góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống đó.
|
Nhang là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam bao đời nay. |
Từ sáng sớm, dưới cái nắng trong veo óng ả, từng sạp nhang đón nắng trở nên vàng xuộm, khô cong. Mùi hương thơm của gỗ (nguyên liệu làm nhang) thơm phức, trải khắp con đường Mai Bá Hương.
|
Do mấy tháng người dân thực hiện giãn cách xã hội nên các đơn hàng bị ứ đọng do không thể làm việc. |
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến những tháng giữa năm người dân không làm gì được.
Vậy nên, những đơn hàng giày đặc vào cuối năm khiến công việc của người dân trở nên bận rộn. Đây là giai đoạn cao điểm chuẩn bị nhang cho dịp Tết và rằm tháng Giêng. Tất cả đều làm việc hăng say để giao nhang cho các đại lý thu mua theo đúng hẹn.
|
Ở làng nghề này, bột nhang chủ yếu được làm từ mùn cưa của thân cây bầu dó hoặc cây lồng mức. |
|
Ông Huỳnh Văn Bài (ấp 2, xã Lê Minh Xuân) đã gắn bó 40 năm với nghề làm nhang. |
Gần 40 tuổi đời, cũng là bấy nhiêu năm tuổi nghề của ông Huỳnh Văn Bài (ấp 2, xã Lê Minh Xuân) đã gắn bó nghề làm nhang. Ông sinh ra trong gia đình có 3 đời làm nhang. Do đó, các thời kỳ làm nhang trải qua bao nhiêu sự thăng trầm để từ bột gột thành những cây nhang mịn màng, thẳng tắp, ông đều nắm rất rõ.
|
Nhờ có máy tự động, chỉ cần nhấn công tắc là máy tự làm, công việc trở nên nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả tăng gấp 2, gấp ba làm thủ công. |
Ông Bài chia sẻ, trước đây, người dân làm nhang bằng cách se nhang bằng tay, nên năng suất thấp và nhang làm ra cũng không đều, mỗi ngày chỉ khoảng 8 đến 10 thiên (mỗi thiên 1.000 cây).
|
Để làm ra một nén nhang thành phẩm, đó là sự miệt mài, công phu của những người thợ, là sự hòa trộn của nhiều nguyên liệu khác nhau. |
Nhưng trong mấy năm trở lại đây, khi máy làm nhang ra đời, đã giúp cho công việc của người dân bớt vất vả, cực nhọc, năng suất tăng cao từ 50 đến 60 thiên một ngày, giảm công lao động và cây nhang làm ra cũng rất đều, đẹp. Thậm chí, bây giờ có máy tự động, chỉ cần nhấn công tắc là máy tự làm, công việc trở nên nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả tăng gấp 2, gấp ba làm thủ công.
|
Với nghề làm nhang, người thợ trộn bột đòi hỏi cần kinh nghiệm thì đối với người vận hành máy lại đòi hỏi phải có sự khéo léo. Mặc dù đây là công việc không nặng nhọc, nhưng mất khá nhiều thời gian nếu tăm bị nghẽn, lúc đó phải nhanh chóng xử lý để cho máy hoạt động liên tục mới đạt năng suất cao”, một người thợ cho biết. |
Khi trộn, người thợ sẽ cho keo vào để kết dính bột nhang, còn mùi hương thì tùy vào mỗi hộ sản xuất hoặc nhu cầu của khách hàng mà nhào trộn cho phù hợp, có hương trầm, hương quế, hương tùng…
Theo những người thợ, trong các công đoạn làm nhang, trộn bột là khó nhất. Bột phải mịn, độ ẩm phải đạt yêu cầu để có thể bám chặt vào thân nhang, nếu pha trộn không đúng cách thì nhang sẽ không thơm, cháy không đều hoặc tắt nửa chừng.
|
Hàng ngàn chân hương được nhúng vào thùng nước màu để nhuộm đỏ. |
Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong, bột và tăm nhang sẽ cho vào từng bộ phận của “máy lười” vận hành. Người làm chỉ việc ngồi đợi nhang phóng ra rồi đem đi phơi.
|
Chỉ chờ nắng lên là người dân mang nhang ra phơi, hong khô nhang cho kịp. |
|
Nhang cần được phơi trong nắng khoảng 3 giờ đồng hồ sẽ khô. Nếu hôm nào trời mưa, phải dùng máy sấy. |
“Nghề này chẳng bao giờ sợ đói, chỉ khi nào chùa không thắp nhang nữa, người dân không dùng nhang nữa thì chúng tôi mới thất nghiệp. Vậy nhưng, công nghệ phát triển, xã hội thời mở cửa, con trẻ lớn lên chúng có ước mơ vươn xa ra bên ngoài nên tôi lo lắng chúng sẽ chẳng muốn theo nghề này nữa”, ông Bài tâm tư khi nghĩ đến thế hệ kế thừa của gia đình mình.
|
Nhà nhà làm nhang khiến khu xóm mùi hương nhang thơm ngào ngạt. |
|
Mặc dù công việc vẫn phải sử dụng nhiều sức lao động tay chân của con người, nhưng sản phẩm làm ra rất thân thiện với môi trường. Nguyên liệu từ gỗ, sau khi thành nhang, đốt xong sẽ lại trở về với cát bụi, không ô nhiễm môi trường và gì giữ cuộc sống xanh cho con người. |