Bên ngoài một cơ sở sản xuất pháo gia đình tại làng nghề pháo Nam Ô, Đà Nẵng, năm 1992. Theo sử sách, nghề sản xuất pháo ở Nam Ô đã có từ lâu đời, bắt đầu từ thời nhà Trạm Nam Ô. Ảnh: Hans-Peter Grumpe / Hpgrumpe.de.Trẻ em chơi đùa bên những giỏ tre đựng pháo nổ. Thời còn Nhà trạm, pháo được dùng để báo hiệu hỏa tốc khi có biến loạn. Sau này, người Nam Ô tiếp tục mày mò làm những viên pháo kết lại thành dây đốt cho vui trong các ngày hội làng, ngày Tết.Một cậu bé đang phụ gia đình làm pháo. Pháo ở Nam Ô có hai loại: pháo nổ và pháo hoa. Vào năm 1934, nghệ nhân Cửu Mai của làng được triệu về Huế để dựng giàn pháo hoa trình diễn trong lễ cưới vua Bảo Đại với Nam Phương Hoàng hậu. Sau đó, ông được vua ban hàm Chánh Cửu phẩm.Thứ bột màu xám là thuốc pháo. Cho đến nay, người Nam Ô vẫn còn lưu truyền câu vè về những nghệ nhân làm pháo xưa: "Học trò của cụ Cửu Mai / Pháo hoa, pháo nổ trổ tài thấp cao / Trần Vinh, Trần Thiện, Trần Hào / Trần Lương làm pháo, pháo người nào cũng giòn tan...".Một thiếu niên ngồi tết dây pháo. Vào những năm 1980-1990, Nam Ô là làng nghề làm pháo nổi tiếng cả nước, cùng với các làng pháo Đồng Kỵ, Bình Đà ở miền Bắc.Sách cũ nhuộm đỏ được phơi trên mặt đường để làm vỏ pháo. Sau khi có Chỉ thị 406/TTg ngày 8/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, nghề pháo Nam Ô đã “khóa sổ” và ngày nay chỉ còn lại trong ký ức của người dân...Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Bên ngoài một cơ sở sản xuất pháo gia đình tại làng nghề pháo Nam Ô, Đà Nẵng, năm 1992. Theo sử sách, nghề sản xuất pháo ở Nam Ô đã có từ lâu đời, bắt đầu từ thời nhà Trạm Nam Ô. Ảnh: Hans-Peter Grumpe / Hpgrumpe.de.
Trẻ em chơi đùa bên những giỏ tre đựng pháo nổ. Thời còn Nhà trạm, pháo được dùng để báo hiệu hỏa tốc khi có biến loạn. Sau này, người Nam Ô tiếp tục mày mò làm những viên pháo kết lại thành dây đốt cho vui trong các ngày hội làng, ngày Tết.
Một cậu bé đang phụ gia đình làm pháo. Pháo ở Nam Ô có hai loại: pháo nổ và pháo hoa. Vào năm 1934, nghệ nhân Cửu Mai của làng được triệu về Huế để dựng giàn pháo hoa trình diễn trong lễ cưới vua Bảo Đại với Nam Phương Hoàng hậu. Sau đó, ông được vua ban hàm Chánh Cửu phẩm.
Thứ bột màu xám là thuốc pháo. Cho đến nay, người Nam Ô vẫn còn lưu truyền câu vè về những nghệ nhân làm pháo xưa: "Học trò của cụ Cửu Mai / Pháo hoa, pháo nổ trổ tài thấp cao / Trần Vinh, Trần Thiện, Trần Hào / Trần Lương làm pháo, pháo người nào cũng giòn tan...".
Một thiếu niên ngồi tết dây pháo. Vào những năm 1980-1990, Nam Ô là làng nghề làm pháo nổi tiếng cả nước, cùng với các làng pháo Đồng Kỵ, Bình Đà ở miền Bắc.
Sách cũ nhuộm đỏ được phơi trên mặt đường để làm vỏ pháo. Sau khi có Chỉ thị 406/TTg ngày 8/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, nghề pháo Nam Ô đã “khóa sổ” và ngày nay chỉ còn lại trong ký ức của người dân...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.