An Hội là làng nghề truyền thống có tuổi đời hơn 200 năm. Hiện nay, đây là làng nghề đúc đồng theo phương pháp thủ công duy nhất còn sót lại ở TP HCM.Giai đoạn cực thịnh của làng nghề An Hội là trước năm 1975, với hơn 60 gia đình cùng hàng trăm nghệ nhân làm nghề. Ở khu vực Chợ Lớn - Gia Định đã hình thành các sạp bán hàng với nhiều sản phẩm đúc đồng như nồi, niêu, 5đến đồ thờ cúng, lư hương... được sản xuất từ làng An Hội.Để làm được một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn khó khăn, các nghệ nhân phải rất tỉ mỉ vì nếu một trong những công đoạn bị lỗi thì sản phẩm đó không thể bán ra thị trường.Đầu tiên, nghệ nhân chuẩn bị khuôn ruột bằng đất sét tốt, không lẫn cát. Loại đất đáp ứng yêu cầu này thường được đặt mua từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đem cán nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu giã nhuyễn.Tiếp đến là công đoạn đúc khuôn sáp bằng vật liệu sáp ong trộn với sáp đèn cầy, công đoạn này đòi hỏi người có tay nghề cao.Sau đó, nghệ nhân tiếp tục bao bọc 2 lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài khuôn sáp, loại đất này nhất thiết phải được rây thật mịn để sản phẩm sau khi đúc không bị rỗ mặt.Sau khi phơi khô khuôn (từ 7 đến 10 ngày), người ta cho đổ đồng đã nóng chảy vào (đồng chỉ được nấu vào ban đêm). Sau đó là đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội, đến công đoạn mài giũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng lư đồng.Vì làm lư đồng thủ công nên các nghệ nhân phải ngồi suốt ngày từ sáng đến tối loay hoay với đống đất lại cộng với độ nóng của đồng được đun tan chảy. Vừa bụi bẩn, vừa chảy mồ hôi nước mắt nhưng thu nhập lại không được bao nhiêu.Hiện nay ở An Hội chỉ còn 5 gia đình gắn bó với nghề lư đồng truyền thống, gồm các lò Hai Thắng, Năm Toàn, Sáu Bảnh, Ba Cồ, Út Kiển và các nghệ nhân cũng đã lớn tuổi.Từ khi cơn bão thị trường lướt qua, đất đai bị thu hẹp dần, giá nguyên liệu cao mà hàng hóa không bán được khiến đa số gia đình từ bỏ nghề truyền thống để tìm kế sinh nhai khác.Trước nguy cơ làng nghề cuối cùng này bị xóa sổ, Sở VH – TT – DL TP.HCM cho biết, Sở đã có phương án và kế hoạc để bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống. Trong đó, làng nghề đúc đồng An Hội là một trong những địa điểm đang cần được bảo tồn
An Hội là làng nghề truyền thống có tuổi đời hơn 200 năm. Hiện nay, đây là làng nghề đúc đồng theo phương pháp thủ công duy nhất còn sót lại ở TP HCM.
Giai đoạn cực thịnh của làng nghề An Hội là trước năm 1975, với hơn 60 gia đình cùng hàng trăm nghệ nhân làm nghề. Ở khu vực Chợ Lớn - Gia Định đã hình thành các sạp bán hàng với nhiều sản phẩm đúc đồng như nồi, niêu, 5đến đồ thờ cúng, lư hương... được sản xuất từ làng An Hội.
Để làm được một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn khó khăn, các nghệ nhân phải rất tỉ mỉ vì nếu một trong những công đoạn bị lỗi thì sản phẩm đó không thể bán ra thị trường.
Đầu tiên, nghệ nhân chuẩn bị khuôn ruột bằng đất sét tốt, không lẫn cát. Loại đất đáp ứng yêu cầu này thường được đặt mua từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đem cán nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu giã nhuyễn.
Tiếp đến là công đoạn đúc khuôn sáp bằng vật liệu sáp ong trộn với sáp đèn cầy, công đoạn này đòi hỏi người có tay nghề cao.
Sau đó, nghệ nhân tiếp tục bao bọc 2 lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài khuôn sáp, loại đất này nhất thiết phải được rây thật mịn để sản phẩm sau khi đúc không bị rỗ mặt.
Sau khi phơi khô khuôn (từ 7 đến 10 ngày), người ta cho đổ đồng đã nóng chảy vào (đồng chỉ được nấu vào ban đêm). Sau đó là đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội, đến công đoạn mài giũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng lư đồng.
Vì làm lư đồng thủ công nên các nghệ nhân phải ngồi suốt ngày từ sáng đến tối loay hoay với đống đất lại cộng với độ nóng của đồng được đun tan chảy. Vừa bụi bẩn, vừa chảy mồ hôi nước mắt nhưng thu nhập lại không được bao nhiêu.
Hiện nay ở An Hội chỉ còn 5 gia đình gắn bó với nghề lư đồng truyền thống, gồm các lò Hai Thắng, Năm Toàn, Sáu Bảnh, Ba Cồ, Út Kiển và các nghệ nhân cũng đã lớn tuổi.
Từ khi cơn bão thị trường lướt qua, đất đai bị thu hẹp dần, giá nguyên liệu cao mà hàng hóa không bán được khiến đa số gia đình từ bỏ nghề truyền thống để tìm kế sinh nhai khác.
Trước nguy cơ làng nghề cuối cùng này bị xóa sổ, Sở VH – TT – DL TP.HCM cho biết, Sở đã có phương án và kế hoạc để bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống. Trong đó, làng nghề đúc đồng An Hội là một trong những địa điểm đang cần được bảo tồn