Hình ảnh ma quái của bóng đen khổng lồ trong vũ trụ này được tạo nên bởi bụi và khí trong tinh vân NGC 1999. Ánh sáng nổi bật nhất trong hình là của ngôi sao mới có tên V380 Orionis (phía trên, bên trái). Do có một đám khí lạnh và đặc đến nỗi ánh sáng không thể xuyên qua nên đã tạo ra hình ảnh rợn người.Con mắt ma quỷ trong vũ trụ. Nó khá giống con mắt ma quái của quỷ vương Sauron trong loạt phim "Lord of the Rings" (Chúa tể của những chiếc nhẫn), nhưng thực chất đó là một đám bụi khí hình elip bao quanh một ngôi sao có tên Fomalhaut do kính viễn vọng Hubble chụp được.Sứa khổng lồ to lớn hơn cả dải Ngân hà. Hình ảnh quái dị này trong vũ trụ được tạo thành bởi một số vòng tròn đồng tâm của thiên hà Cartwheel, cách Trái đất tới 400 triệu năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho rằng những vòng tròn này xuất hiện sau sự va chạm giữa Cartwheel với một thiên hà nhỏ hơn.Tinh vân hình sọ người khiến ai nhìn vào cũng khiếp vía này là tinh vân thuộc chòm sao Cetus, cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng. Nó hình thành khi những ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần mặt trời bắt đầu chết.Kính viễn vọng Victor M Blanco tại Chile vào đầu năm 2008 ghi được hình ảnh vô cùng ấn tượng, giống như cảnh một con cá chình đang săn mồi trong không gian. Hình ảnh cá chình thực chất là một đám mây bụi nhỏ có hình dạng giống sao chổi, và nó sắp nuốt chửng một thiên hà hình xoắn ốc.Hình ảnh giống như một cái miệng ma quái, khổng lồ này thực chất là một chiếc hố lớn trên vệ tinh Mimas của sao Thổ. Chiếc hố lớn có thể là kết quả của sự va chạm giữa Mimas với một thiên thạch lớn.Chùm sáng xanh bí ẩn. Chùm bức xạ gamma này di chuyển theo mọi hướng trong vũ trụ và có độ sáng lớn đến nỗi có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu tới được Trái đất, bức xạ gamma có thể xé toạc tầng ozon và tàn sát mọi sinh vật, nhưng may là nó cách địa cầu khoảng 7,5 tỷ năm ánh sáng.Tàu thăm dò Viking 1 chụp được hình ảnh các hình khối giống mặt người trên hành tinh đỏ vào năm 1976, dấy lên tranh cãi về những sinh vật ngoài hành tinh, nhưng thực chất đó chỉ là một quả đồi bị xói mòn.
Hình ảnh ma quái của bóng đen khổng lồ trong vũ trụ này được tạo nên bởi bụi và khí trong tinh vân NGC 1999. Ánh sáng nổi bật nhất trong hình là của ngôi sao mới có tên V380 Orionis (phía trên, bên trái). Do có một đám khí lạnh và đặc đến nỗi ánh sáng không thể xuyên qua nên đã tạo ra hình ảnh rợn người.
Con mắt ma quỷ trong vũ trụ. Nó khá giống con mắt ma quái của quỷ vương Sauron trong loạt phim "Lord of the Rings" (Chúa tể của những chiếc nhẫn), nhưng thực chất đó là một đám bụi khí hình elip bao quanh một ngôi sao có tên Fomalhaut do kính viễn vọng Hubble chụp được.
Sứa khổng lồ to lớn hơn cả dải Ngân hà. Hình ảnh quái dị này trong vũ trụ được tạo thành bởi một số vòng tròn đồng tâm của thiên hà Cartwheel, cách Trái đất tới 400 triệu năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho rằng những vòng tròn này xuất hiện sau sự va chạm giữa Cartwheel với một thiên hà nhỏ hơn.
Tinh vân hình sọ người khiến ai nhìn vào cũng khiếp vía này là tinh vân thuộc chòm sao Cetus, cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng. Nó hình thành khi những ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần mặt trời bắt đầu chết.
Kính viễn vọng Victor M Blanco tại Chile vào đầu năm 2008 ghi được hình ảnh vô cùng ấn tượng, giống như cảnh một con cá chình đang săn mồi trong không gian. Hình ảnh cá chình thực chất là một đám mây bụi nhỏ có hình dạng giống sao chổi, và nó sắp nuốt chửng một thiên hà hình xoắn ốc.
Hình ảnh giống như một cái miệng ma quái, khổng lồ này thực chất là một chiếc hố lớn trên vệ tinh Mimas của sao Thổ. Chiếc hố lớn có thể là kết quả của sự va chạm giữa Mimas với một thiên thạch lớn.
Chùm sáng xanh bí ẩn. Chùm bức xạ gamma này di chuyển theo mọi hướng trong vũ trụ và có độ sáng lớn đến nỗi có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu tới được Trái đất, bức xạ gamma có thể xé toạc tầng ozon và tàn sát mọi sinh vật, nhưng may là nó cách địa cầu khoảng 7,5 tỷ năm ánh sáng.
Tàu thăm dò Viking 1 chụp được hình ảnh các hình khối giống mặt người trên hành tinh đỏ vào năm 1976, dấy lên tranh cãi về những sinh vật ngoài hành tinh, nhưng thực chất đó chỉ là một quả đồi bị xói mòn.