15 bức ảnh trong bộ ảnh này được “trình làng” nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngành vệ tinh quan sát của NASA. Bức ảnh toàn cảnh địa cầu được chụp năm 1972 nhờ phi hành đoàn tàu Apollo 17 đưa máy ảnh lên Mặt trăng để có được khoảng cách đủ xa để chụp. Vệ tinh Terra được đưa vào không gian từ ngày 18/12/1999 và được thiết kế nhằm hoạt động trong 5 năm. Tuy nhiên, đến nay, Terra vẫn đang hoạt động rất tốt. Chính Terra đã ghi lại được hình ảnh độc đáo này, khi một khối băng hơn 3200 km2 tiến dần vào phần cột sống của bán đảo Nam Cực. Vệ tinh Aura quan sát được các tầng không khí từ bề mặt Trái đất lên cao dần, giúp các nhà khoa học có thể đo lượng chất lớp hóa học trong khí quyển theo từng lớp, góp phần giám sát lỗ thủng tầng ozone và đánh giá tác động của những đám mây đối với biến đổi khí hậu. Thiết bị MODIS trên Aqua và Terra cho phép các nhà khoa học biết lược lượng CO2 mà cây trồng có thể hấp thụ. Trong chu kỳ 1 năm, màu xanh đậm thể hiện tỷ lệ hấp thụ CO2 cao hơn. Thiết bị CERES trên Terra và Aqua đo lượng bức xạ mặt trời bị hấp thụ bởi Trái đất từ năm 2000. Bức ảnh này cho thấy, lượng hấp thụ bức xạ của Bắc Cực đã tăng 5% trong thời gian vừa qua, gây tác hại lớn bởi hiện tượng băng tan làm tăng mực nước biển. Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học NASA đã tìm ra cách đo nồng độ các chất ô nhiễm bằng cách sử dụng công cụ OMI trên vệ tinh Aura. Kết quả khá ngạc nhiên là môi trường của Mỹ trong những năm qua đã có dấu hiệu cải thiện. Hai vệ tinh Terra và Aqua cùng quét bề mặt Trái đất 4 lần/ngày và cho thấy mỗi năm khoảng 1/3 bề mặt Trái đất bị thần hỏa tấn công. Bản đồ đám cháy thực tế này là một trong những công cụ hữu hiệu giúp Mỹ và toàn cầu chống lại cháy rừng. Các thiết bị cảm biến trên vệ tinh không chỉ phát hiện ra nhiệt phát ra bởi cháy rừng mà còn đếm được số lượng các đám cháy trên toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào. Từ đây, các nhà khoa học có thêm cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của các đám cháy tới khí quyển của Trái đất. Aqua là vệ tinh đầu tiên cho thấy sự di chuyển của các chỏm băng Bắc Cực qua các mùa khác nhau trên cơ sở dữ liệu ghi lại theo ngày. Ngoài ra, nó cũng đo được lượng băng suy giảm liên tục vào mùa hè ở đây. Thiết bị AIRS của Aqua đo lượng CO2 trên độ cao vài ngàn mét từ bề mặt Trái đất, cho chúng ta thấy được chính xác sự phân bố của loại khí nhà kính này trên toàn cầu và mức độ thay đổi của nó trong năm. Các nhà khoa học sử dụng MODIS trên Terra và Aqua liên tục ghi lại hoạt động của các đám mây và sol khí (các phần từ nhỏ lơ lửng trong khí quyển) để đánh giá tác động của chúng tới biến đổi khí hậu. Thiết bị ASTER trên vệ tinh Terra cho phép các nhà khoa học hình dung địa hình của Trái đất trong không gian 3D. Ngoài ra, họ còn có thể sử dụng dữ liệu độ cao để tìm hiểu sự thay đổi của bề mặt địa cầu theo thời gian, đặc biệt là sau thảm họa thiên nhiên như lở đất, động đất, lũ lụt, sóng thần. Hình ảnh mô phỏng đầy màu sắc của Lòng chảo Los Angeles (Mỹ) tiếp giáp dãy núi San Gabriel do thiết bị ASTER thu được ngày 15/8/2006. Việc đo sự đổi màu của đại dương hàng ngày do vệ tinh Terra và Aqua thực hiện đã thay đổi đáng kể hiểu biết của các nhà khoa học về mối quan hệ phức tạp giữa thực vật phù du, hệ sinh thái biển, lượng CO2 toàn cầu. Bức ảnh cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các loài thực vật phù du. Việc đo khí ozone trong tầng bình lưu bằng vệ tinh được thực hiện nhằm theo dõi sự xuất hiện theo mùa của lỗ ozone vùng Nam Cực. Kết quả cho thấy sự ổn định và một vài dấu hiệu đáng mừng về việc lỗ thủng đang nhỏ dần lại.
15 bức ảnh trong bộ ảnh này được “trình làng” nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngành vệ tinh quan sát của NASA. Bức ảnh toàn cảnh địa cầu được chụp năm 1972 nhờ phi hành đoàn tàu Apollo 17 đưa máy ảnh lên Mặt trăng để có được khoảng cách đủ xa để chụp.
Vệ tinh Terra được đưa vào không gian từ ngày 18/12/1999 và được thiết kế nhằm hoạt động trong 5 năm. Tuy nhiên, đến nay, Terra vẫn đang hoạt động rất tốt. Chính Terra đã ghi lại được hình ảnh độc đáo này, khi một khối băng hơn 3200 km2 tiến dần vào phần cột sống của bán đảo Nam Cực.
Vệ tinh Aura quan sát được các tầng không khí từ bề mặt Trái đất lên cao dần, giúp các nhà khoa học có thể đo lượng chất lớp hóa học trong khí quyển theo từng lớp, góp phần giám sát lỗ thủng tầng ozone và đánh giá tác động của những đám mây đối với biến đổi khí hậu.
Thiết bị MODIS trên Aqua và Terra cho phép các nhà khoa học biết lược lượng CO2 mà cây trồng có thể hấp thụ. Trong chu kỳ 1 năm, màu xanh đậm thể hiện tỷ lệ hấp thụ CO2 cao hơn.
Thiết bị CERES trên Terra và Aqua đo lượng bức xạ mặt trời bị hấp thụ bởi Trái đất từ năm 2000. Bức ảnh này cho thấy, lượng hấp thụ bức xạ của Bắc Cực đã tăng 5% trong thời gian vừa qua, gây tác hại lớn bởi hiện tượng băng tan làm tăng mực nước biển.
Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học NASA đã tìm ra cách đo nồng độ các chất ô nhiễm bằng cách sử dụng công cụ OMI trên vệ tinh Aura. Kết quả khá ngạc nhiên là môi trường của Mỹ trong những năm qua đã có dấu hiệu cải thiện.
Hai vệ tinh Terra và Aqua cùng quét bề mặt Trái đất 4 lần/ngày và cho thấy mỗi năm khoảng 1/3 bề mặt Trái đất bị thần hỏa tấn công. Bản đồ đám cháy thực tế này là một trong những công cụ hữu hiệu giúp Mỹ và toàn cầu chống lại cháy rừng.
Các thiết bị cảm biến trên vệ tinh không chỉ phát hiện ra nhiệt phát ra bởi cháy rừng mà còn đếm được số lượng các đám cháy trên toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào. Từ đây, các nhà khoa học có thêm cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của các đám cháy tới khí quyển của Trái đất.
Aqua là vệ tinh đầu tiên cho thấy sự di chuyển của các chỏm băng Bắc Cực qua các mùa khác nhau trên cơ sở dữ liệu ghi lại theo ngày. Ngoài ra, nó cũng đo được lượng băng suy giảm liên tục vào mùa hè ở đây.
Thiết bị AIRS của Aqua đo lượng CO2 trên độ cao vài ngàn mét từ bề mặt Trái đất, cho chúng ta thấy được chính xác sự phân bố của loại khí nhà kính này trên toàn cầu và mức độ thay đổi của nó trong năm.
Các nhà khoa học sử dụng MODIS trên Terra và Aqua liên tục ghi lại hoạt động của các đám mây và sol khí (các phần từ nhỏ lơ lửng trong khí quyển) để đánh giá tác động của chúng tới biến đổi khí hậu.
Thiết bị ASTER trên vệ tinh Terra cho phép các nhà khoa học hình dung địa hình của Trái đất trong không gian 3D. Ngoài ra, họ còn có thể sử dụng dữ liệu độ cao để tìm hiểu sự thay đổi của bề mặt địa cầu theo thời gian, đặc biệt là sau thảm họa thiên nhiên như lở đất, động đất, lũ lụt, sóng thần.
Hình ảnh mô phỏng đầy màu sắc của Lòng chảo Los Angeles (Mỹ) tiếp giáp dãy núi San Gabriel do thiết bị ASTER thu được ngày 15/8/2006.
Việc đo sự đổi màu của đại dương hàng ngày do vệ tinh Terra và Aqua thực hiện đã thay đổi đáng kể hiểu biết của các nhà khoa học về mối quan hệ phức tạp giữa thực vật phù du, hệ sinh thái biển, lượng CO2 toàn cầu. Bức ảnh cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các loài thực vật phù du.
Việc đo khí ozone trong tầng bình lưu bằng vệ tinh được thực hiện nhằm theo dõi sự xuất hiện theo mùa của lỗ ozone vùng Nam Cực. Kết quả cho thấy sự ổn định và một vài dấu hiệu đáng mừng về việc lỗ thủng đang nhỏ dần lại.