Cuối tuần này, người dân Việt được thấy nguyệt thực, sao chổi

Google News

Vào cuối tuần này, những người yêu thiên văn học sẽ có dịp được chiêm ngưỡng trăng tuyết, nguyệt thực nửa tối và sao chổi 45P.

Theo đó, các hiện tượng nguyệt thực nửa tối, sao chổi và trăng tuyết sẽ diễn ra vào khoảng từ rạng sáng, khoảng 4h30 ngày 11/2 theo giờ Việt Nam.
Trăng tuyết là cái tên truyền thống dành cho trăng tròn tháng 2, được đặt bởi người Bắc Mỹ. Lý do là vì vào tháng 2 ở đây, tuyết thường rơi rất dày. Trăng tròn tháng 2 sẽ xảy ra vào cuối tuần này và sẽ trùng với nguyệt thực nửa tối.
Nguyệt thực nửa tối (penumbral lunar eclipse) được dự đoán sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày 11/2 (giờ Việt Nam). Hầu hết châu Á có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực thú vị này, cũng như châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Cuoi tuan nay, nguoi dan Viet duoc thay nguyet thuc, sao choi
 Cùng với nguyệt thực, sao chổi 45P cũng sẽ tiến gần tới Trái đất
Cùng với nguyệt thực, sao chổi 45P, hay còn được gọi là sao chổi Năm Mới, cũng sẽ tiến gần tới Trái đất dịp cuối tuần này.
Sao chổi này được phát hiện lần đầu vào năm 1948. Nó xuất hiện cứ mỗi 5,5 năm và có thể quan sát được từ trái đất trong khoảng tháng 12 đến qua năm mới. Người ta có thể trông thấy nó với phần ánh sáng màu xanh và đuôi như hình quạt.
Sao chổi có thể sẽ khó quan sát được bằng mắt thường, do đó, một chiếc ống nhòm là cần thiết. Sao chổi sẽ xuất hiện vào buổi sáng 11/2 (giờ Việt Nam). Nếu bỏ lỡ, phải đến năm 2022 mới có thể nhìn thấy sao chổi này.
Theo Lê Cao/VietQ

>> xem thêm

Bình luận(0)