Việt Nam hoàn thành sửa chữa, nâng cấp tiêm kích Su-27SK

Google News

Nhà máy A32 - Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đang tích cực đại tu, tăng hạn cho các máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK.

Nhà máy A32 được biết đến như là cánh chim đầu đàn của Cục Kỹ thuật - Quân chủng Phòng không - Không quân trong việc đại tu, sửa chữa lớn tất cả các loại máy bay chiến đấu trực thuộc biên chế Không quân nhân dân Việt Nam.
Trong quá khứ, đơn vị đã làm tốt công tác trên với tiêm kích đánh chặn MiG-21, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 và tiến tới làm chủ toàn bộ dây chuyền tăng hạn sửa chữa lớn chiến đấu cơ Su-27 cùng với sửa chữa cục bộ tiêm kích đa năng Su-30MK2.
Năm 2017 đánh dấu một bước tiến lớn của Nhà máy A32 khi hoàn thành công tác đại tu, sửa chữa lớn chiếc tiêm kích hai chỗ ngồi Su-27UBK số hiệu 8526, máy bay sau khi hoàn thiện đã mang màu sơn mới tương tự Su-30MK2 và tiến hành bay thử thành công.
Viet Nam hoan thanh sua chua, nang cap tiem kich Su-27SK
Tiêm kích hai chỗ ngồi Su-27UBK số hiệu 8526 được Nhà máy A32 hoàn tất công tác đại tu, sửa chữa lớn 
Nối tiếp thành công của chiếc Su-27UBK số hiệu 8526, đầu năm 2018 Nhà máy A32 tiếp tục đưa lên dây chuyền sửa chữa lớn của mình cùng lúc 4 chiếc Su-27, đó là các tiêm kích Su-27SK mang số hiệu 6001, 6002 và 6003 cùng tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8522.
Sở dĩ đơn vị có thể tự tin thực hiện công việc với số lượng máy bay chiến đấu lớn như vậy là do đã nắm chắc toàn bộ dây chuyền công nghệ, đội ngũ kỹ thuật đã có kinh nghiệm, đủ khả năng chia làm nhiều tổ để phân công chức năng tốt hơn.
Sau hơn 1 năm tích cực làm việc của các cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật của Nhà máy A32 thì mới đây đã xuất hiện hình ảnh một chiếc tiêm kích Su-27SK tiến hành bay thử sau khi công tác đại tu, sửa chữa lớn hoàn tất.
Viet Nam hoan thanh sua chua, nang cap tiem kich Su-27SK-Hinh-2
 Tiêm kích Su-27SK bay thử sau khi hoàn thành công tác đại tu, sửa chữa lớn
Quan sát bức ảnh trên có thể dễ dàng nhận ra một chiếc máy bay chiến đấu Su-27SK (căn cứ vào cánh đuôi đứng vát cùng kết cấu buồng lái một chỗ ngồi) bắt đầu chạy đà trên đường băng để thực hiện chuyến bay nghiệm thu kỹ thuật.
Khác biệt của chiếc Su-27SK trên là rất rõ bởi vì mặc dù cùng mang màu sơn rằn ri xanh lá nhưng tiêm kích Su-27UBK có buồng lái rộng hơn, đủ chỗ cho 2 phi công, còn Su-30MK2 cùng kết cấu buồng lái nhưng cánh đuôi đứng là loại bằng chứ không vát.
Sau khi được bổ sung trở lại biên chế chiến đấu 3 tiêm kích Su-27SK cùng 1 chiếc Su-27UBK, lực lượng tác chiến của Không quân nhân dân Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Thành công này là tiền đề giúp Nhà máy A32 chuẩn bị các công tác tương tự cho tiêm kích Su-30MK2 khi đến hạn đại tu giữa vòng đời.
Theo Tùng Dương/Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)