Nền công nghiệp quốc phòng Mỹ đang chịu áp lực nặng nề, khiến quốc gia này rơi vào thế bị động trước nguy cơ xung đột cường độ cao với Trung Quốc. Việc hỗ trợ liên tục cho Ukraine và Israel đã làm cạn kiệt nhiều kho vũ khí quan trọng, như hệ thống tên lửa Patriot, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng chưa thể đáp ứng việc bổ sung nguồn cung. Ảnh: The National Interest. Mặc dù Sáng kiến Đối tác tăng cường công Nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương (PIPR) mở ra các giải pháp dài hạn thông qua hợp tác nguồn lực với đồng minh, nhưng không đủ để đáp ứng ngay lập tức trong một khoảng thời gian ngắn. Cải tổ nền công nghiệp quốc phòng là điều cần thiết ngay lúc này để tránh nguy cơ rơi vào thế bất lợi nghiêm trọng.Khi chính quyền của ông Trump tiếp quản và rà soát kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, nhiều khả năng họ sẽ nhận thấy lượng vũ khí cần thiết để đáp ứng nhu cầu phòng thủ hoặc chiến tranh trong tương lai không còn đủ. Nói cách khác, trong khi Mỹ tham gia vào hầu hết các cuộc chiến, nền công nghiệp quốc phòng của họ lại ngày càng trì trệ và thiếu hiệu quả.Khi Mỹ rút từ kho dự trữ một lượng vũ khí ngày càng lớn để hỗ trợ quân đội đồng minh như Ukraine, Israel, kho vũ khí của Mỹ đang dần trở nên cạn kiệt. Điều đáng lo ngại hơn là với cuộc khủng hoảng công nghiệp quốc phòng hiện tại, một khi kho vũ khí bị rút sạch, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ khó có thể tái bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu quân sự.Việc Mỹ vướng sâu vào hàng loạt cuộc xung đột dai dẳng đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại, gánh nặng lên nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ sẽ trở nên gần như không thể chịu nổi. Nếu hệ thống Patriot bị sử dụng hết ở Ukraine, Mỹ có thể sẽ không thể cung cấp kịp thời loại tên lửa này cũng như đạn dược khi Israel cần. Và đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng như vậy.Hãy thử hình dung, khi chính quyền Biden sắp mãn nhiệm vừa phê duyệt việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot cho Ukraine, nhiều chuyên gia quốc phòng đã tỏ ra lo ngại vì cho rằng, Ukraine có thể sử dụng hết số vũ khí này trước khi Mỹ kịp bổ sung kho dự trữ. Ví dụ vào hai năm trước, Nhà Trắng đã thông báo rằng phải đến năm 2027 hoặc muộn hơn, Đài Loan (Trung Quốc) mới có thể nhận được những khẩu pháo từ Mỹ vì Mỹ đang ưu tiên hỗ trợ Ukraine, và nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng không thể đáp ứng kịp với nhu cầu.Tất cả những điều này dẫn đến câu hỏi then chốt: Nếu một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra trong thời gian tới, Mỹ sẽ mất bao lâu để hoàn toàn cạn kiệt tên lửa và hệ thống đánh chặn tên lửa? Dựa vào những vấn đề đã nêu về nền công nghiệp quốc phòng và áp lực đối với kho vũ khí hiện có, có khả năng Mỹ sẽ cạn kiệt kho vũ khí rất nhanh trong một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc.Đặc biệt là vì bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc đều sẽ chứng kiến một số lượng tên lửa lớn từ các bên. Do đó, cả hai bên cũng sẽ triển khai một lượng lớn hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và hệ thống đánh chặn để chống lại những đợt tấn công tên lửa ồ ạt.Trung Quốc có thể duy trì một cuộc xung đột với cường độ cao liên quan đến tên lửa và hệ thống đánh chặn tên lửa lâu dài hơn nhiều so với Mỹ. Việc kho vũ khí của Mỹ bị suy giảm do các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông càng làm tình hình thêm nghiêm trọng.Mỹ có thể trụ được một thời gian trong xung đột với Trung Quốc, nhưng xét về các hệ thống vũ khí chủ chốt, khả năng cạn kiệt của Mỹ sẽ đến nhanh hơn so với Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc có thể có cơ hội chiến thắng cao hơn chỉ bằng cách kéo dài cuộc đối đầu với Mỹ.Chiến lược quân sự của Trung Quốc yêu cầu triển khai một loạt tên lửa tầm xa và thậm chí là vũ khí siêu thanh nhắm vào các mục tiêu quân sự của Mỹ khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mối đe dọa từ các cuộc tấn công này nhằm ngăn cản Mỹ mạo hiểm đưa các phương tiện quân sự đắt giá, như tàu sân bay, vào nguy cơ bị huỷ diệt bởi các đợt tấn công tên lửa hàng loạt của Trung Quốc.Quân đội Mỹ có thể sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa để tấn công các mục tiêu của Trung Quốc và tiêu diệt các căn cứ tên lửa của nước này. Tuy nhiên, lực lượng Trung Quốc có thể có số lượng tên lửa đánh chặn lớn hơn nhiều để đối phó với cuộc tấn công của Mỹ. Và đòn phản công của Trung Quốc có khả năng sẽ vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.Một báo cáo gần đây từ Hội đồng Đại Tây Dương kết luận rằng Mỹ sẽ nhanh chóng cạn kiệt kho vũ khí của mình. Đề xuất của họ là sử dụng Sáng kiến Đối tác tăng cường công nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương (PIPR) để tập hợp kho vũ khí và nguồn lực của Mỹ và các đối tác trong khu vực.Và nếu cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra trong 10 đến 15 năm tới, thì PIPR sẽ là một giải pháp tuyệt vời để hỗ trợ Mỹ, khi nguồn dự trữ vũ khí của nước này đang ngày càng kiệt quệ và căng thẳng vì những cuộc chiến kéo dài. Tuy nhiên, cuộc xung đột này có thể sẽ xảy ra trong vài năm tới, và PIPR không thể được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề ngay lập tức.Vì vậy, Chính quyền Trump mới, cùng với Quốc hội, cần phải ưu tiên việc khôi phụ nền công nghiệp quốc phòng đang yếu kém của quốc gia, đồng thời kiềm chế việc lao vào các cuộc chiến tranh. Mọi chính sách làm cạn kiệt kho vũ khí của Mỹ, trừ khi là để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia, nên được hoãn lại cho đến khi vấn đề về nền công nghiệp quốc phòng được giải quyết và kho vũ khí được bổ sung đầy đủ. Nếu không, nước Mỹ sẽ tự đặt mình vào nguy cơ thất bại trong một cuộc chiến tên lửa với Trung Quốc. (Nguồn ảnh: China Military, National Interest, Reuters, Quân đội Mỹ, Mạng X, Bộ quốc phòng Mỹ, Viện hải quân Mỹ, THX).
Nền công nghiệp quốc phòng Mỹ đang chịu áp lực nặng nề, khiến quốc gia này rơi vào thế bị động trước nguy cơ xung đột cường độ cao với Trung Quốc. Việc hỗ trợ liên tục cho Ukraine và Israel đã làm cạn kiệt nhiều kho vũ khí quan trọng, như hệ thống tên lửa Patriot, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng chưa thể đáp ứng việc bổ sung nguồn cung. Ảnh: The National Interest.
Mặc dù Sáng kiến Đối tác tăng cường công Nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương (PIPR) mở ra các giải pháp dài hạn thông qua hợp tác nguồn lực với đồng minh, nhưng không đủ để đáp ứng ngay lập tức trong một khoảng thời gian ngắn. Cải tổ nền công nghiệp quốc phòng là điều cần thiết ngay lúc này để tránh nguy cơ rơi vào thế bất lợi nghiêm trọng.
Khi chính quyền của ông Trump tiếp quản và rà soát kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, nhiều khả năng họ sẽ nhận thấy lượng vũ khí cần thiết để đáp ứng nhu cầu phòng thủ hoặc chiến tranh trong tương lai không còn đủ. Nói cách khác, trong khi Mỹ tham gia vào hầu hết các cuộc chiến, nền công nghiệp quốc phòng của họ lại ngày càng trì trệ và thiếu hiệu quả.
Khi Mỹ rút từ kho dự trữ một lượng vũ khí ngày càng lớn để hỗ trợ quân đội đồng minh như Ukraine, Israel, kho vũ khí của Mỹ đang dần trở nên cạn kiệt. Điều đáng lo ngại hơn là với cuộc khủng hoảng công nghiệp quốc phòng hiện tại, một khi kho vũ khí bị rút sạch, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ khó có thể tái bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu quân sự.
Việc Mỹ vướng sâu vào hàng loạt cuộc xung đột dai dẳng đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại, gánh nặng lên nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ sẽ trở nên gần như không thể chịu nổi. Nếu hệ thống Patriot bị sử dụng hết ở Ukraine, Mỹ có thể sẽ không thể cung cấp kịp thời loại tên lửa này cũng như đạn dược khi Israel cần. Và đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng như vậy.
Hãy thử hình dung, khi chính quyền Biden sắp mãn nhiệm vừa phê duyệt việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot cho Ukraine, nhiều chuyên gia quốc phòng đã tỏ ra lo ngại vì cho rằng, Ukraine có thể sử dụng hết số vũ khí này trước khi Mỹ kịp bổ sung kho dự trữ.
Ví dụ vào hai năm trước, Nhà Trắng đã thông báo rằng phải đến năm 2027 hoặc muộn hơn, Đài Loan (Trung Quốc) mới có thể nhận được những khẩu pháo từ Mỹ vì Mỹ đang ưu tiên hỗ trợ Ukraine, và nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng không thể đáp ứng kịp với nhu cầu.
Tất cả những điều này dẫn đến câu hỏi then chốt: Nếu một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra trong thời gian tới, Mỹ sẽ mất bao lâu để hoàn toàn cạn kiệt tên lửa và hệ thống đánh chặn tên lửa? Dựa vào những vấn đề đã nêu về nền công nghiệp quốc phòng và áp lực đối với kho vũ khí hiện có, có khả năng Mỹ sẽ cạn kiệt kho vũ khí rất nhanh trong một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc.
Đặc biệt là vì bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc đều sẽ chứng kiến một số lượng tên lửa lớn từ các bên. Do đó, cả hai bên cũng sẽ triển khai một lượng lớn hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và hệ thống đánh chặn để chống lại những đợt tấn công tên lửa ồ ạt.
Trung Quốc có thể duy trì một cuộc xung đột với cường độ cao liên quan đến tên lửa và hệ thống đánh chặn tên lửa lâu dài hơn nhiều so với Mỹ. Việc kho vũ khí của Mỹ bị suy giảm do các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông càng làm tình hình thêm nghiêm trọng.
Mỹ có thể trụ được một thời gian trong xung đột với Trung Quốc, nhưng xét về các hệ thống vũ khí chủ chốt, khả năng cạn kiệt của Mỹ sẽ đến nhanh hơn so với Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc có thể có cơ hội chiến thắng cao hơn chỉ bằng cách kéo dài cuộc đối đầu với Mỹ.
Chiến lược quân sự của Trung Quốc yêu cầu triển khai một loạt tên lửa tầm xa và thậm chí là vũ khí siêu thanh nhắm vào các mục tiêu quân sự của Mỹ khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mối đe dọa từ các cuộc tấn công này nhằm ngăn cản Mỹ mạo hiểm đưa các phương tiện quân sự đắt giá, như tàu sân bay, vào nguy cơ bị huỷ diệt bởi các đợt tấn công tên lửa hàng loạt của Trung Quốc.
Quân đội Mỹ có thể sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa để tấn công các mục tiêu của Trung Quốc và tiêu diệt các căn cứ tên lửa của nước này. Tuy nhiên, lực lượng Trung Quốc có thể có số lượng tên lửa đánh chặn lớn hơn nhiều để đối phó với cuộc tấn công của Mỹ. Và đòn phản công của Trung Quốc có khả năng sẽ vượt qua được hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Một báo cáo gần đây từ Hội đồng Đại Tây Dương kết luận rằng Mỹ sẽ nhanh chóng cạn kiệt kho vũ khí của mình. Đề xuất của họ là sử dụng Sáng kiến Đối tác tăng cường công nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương (PIPR) để tập hợp kho vũ khí và nguồn lực của Mỹ và các đối tác trong khu vực.
Và nếu cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra trong 10 đến 15 năm tới, thì PIPR sẽ là một giải pháp tuyệt vời để hỗ trợ Mỹ, khi nguồn dự trữ vũ khí của nước này đang ngày càng kiệt quệ và căng thẳng vì những cuộc chiến kéo dài. Tuy nhiên, cuộc xung đột này có thể sẽ xảy ra trong vài năm tới, và PIPR không thể được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Vì vậy, Chính quyền Trump mới, cùng với Quốc hội, cần phải ưu tiên việc khôi phụ nền công nghiệp quốc phòng đang yếu kém của quốc gia, đồng thời kiềm chế việc lao vào các cuộc chiến tranh. Mọi chính sách làm cạn kiệt kho vũ khí của Mỹ, trừ khi là để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia, nên được hoãn lại cho đến khi vấn đề về nền công nghiệp quốc phòng được giải quyết và kho vũ khí được bổ sung đầy đủ. Nếu không, nước Mỹ sẽ tự đặt mình vào nguy cơ thất bại trong một cuộc chiến tên lửa với Trung Quốc. (Nguồn ảnh: China Military, National Interest, Reuters, Quân đội Mỹ, Mạng X, Bộ quốc phòng Mỹ, Viện hải quân Mỹ, THX).