Theo đó hình ảnh chiếc xe tăng PT-76 với khẩu pháo “lạ” xuất hiện trong đợt diễn tập thực binh đánh địch đổ bộ đường biển trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Trị năm 2018, và nếu so sánh với mẫu pháo D-56TS trên những chiếc PT-76B vốn phổ biến trong quân đội ta thì khẩu pháo “lạ” trên có sự khác biệt khá lớn về thiết kế. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Và dựa trên tìm hiểu của Kiến Thức, khẩu pháo “lạ” trên PT-76 tham gia diễn tập ở Quảng Trị hóa ra có một lai lịch khá đặc biệt khi nó chính là tiền thân của pháo D-56TS hiện nay và có tên mã là D-56T. Trong ảnh khoanh đỏ chính là pháo D-56T với thiết kế giảm giật đầu khác biệt hoàn toàn so với D-56TS. Nguồn ảnh: Báo Quảng TrịCũng từ hình ảnh trên có thể xác định chiếc PT-76 với pháo D-56T là mẫu sản xuất loạt đầu tiên của dòng tăng PT-76, hay nói cách khác nó là “anh cả” của PT-76B Việt Nam đang dùng. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Một trong những điểm khác biệt chính trên PT-76 đời đầu là sử dụng nòng pháo D-56T khác hẳn nòng D-56TS trên PT-76B, không có bọng hút khói thuốc phóng (nằm ở 2/3 nòng), giảm giật kiểu rãnh kéo dài từ đầu nòng, không có hệ thống ổn định giúp tăng bắn pháo trong khi di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Thế hệ PT-76 này còn được gọi là Object 740 hay PT-76 Model 1951, được sản xuất trong giai đoạn từ 1951-1957. Tuy nhiên giữa PT-76 và PT-76B vẫn có điểm chung đó là khung gầm bánh xích với thiết kế gần như không đổi. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Trước khi sử dụng D-56TS, PT-76B còn được trang bị một mẫu pháo 76.2mm khác là là D-56TM nhưng nó gần như không khác gì so với D-56T ngoài việc được trang bị giảm giật đầu mới. Lên đến D-56TS, mẫu pháo này được trang bị thêm hệ thống ổn định hai trục. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Từ những điểm trên có thể thấy, Binh chủng Tăng – Thiết giáp Việt Nam được trang bị gần như đầy đủ các biến thể cải tiến của xe tăng lội nước PT-76 do Liên Xô chế tạo trong giai đoạn từ 1951 cho đến 1969. Khi ngay đến cả phiên bản “cỗ” nhất là PT-76 Model 1951 chúng ta cũng có. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Hiện tại PT-76 là một trong hai dòng xe tăng chiến đấu chính của Binh chủng Tăng – Thiết giáp và nó cũng là dòng xe tăng hoi hiếm của chúng ta có khả năng lội nước. Tuy nhiên để có được tính năng này, PT-76 đã phải cắt giảm đáng kể lớp giáp bảo vệ chính của xe (tối đa chỉ 25mm phía trước tháp pháo chính). Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Vận hành cỗ xe tăng này cần ít nhất ba binh sĩ gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ. Trong đó thời gian đào tạo khung đối với một kíp lái PT-76 là khoảng 6 tháng. Trong đó nội dung khó nhất vẫn là kỹ năng điều khiển khối thép hơn 14 tấn này vượt chướng ngại nước. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Trong thời gian gần Việt Nam cũng đã bắt đầu có những đề án cải tiến và nâng cấp PT-76, trong đó đáng chú ý nhất là tích hợp khí tài ngắm bắn ngày – đêm cho cỗ xe tăng này. Việc bổ sung khí tài ngắm bắn ban đêm có tầm hoạt động trên 1.000 m nhưng không gây ảnh hưởng đến các thành phần kết cấu khác và thao tác của kíp xe là yêu cầu cấp thiết. Nguồn ảnh: QPVN.Thiết bị quang điện tử hoàn toàn mới mang tên DNS-PT-76 được ra đời trong khoảng thời gian chỉ 6 tháng, có thể quan sát cả ngày lẫn đêm nhờ tích hợp camera đặc chủng, hình ảnh sẽ được đưa qua màn hình vào xe với các thước ngắm cho từng loại đạn và cự ly khác nhau để trắc thủ theo dõi và ngắm bắn. Nguồn ảnh: QPVN.Kết quả thu được cho thấy cự ly quan sát trong đêm tối lên tới 1.500 m, hình ảnh quan sát trên màn hình trực quan, pháo thủ dễ dàng thao tác kết quả bắn đạn thật, đáp ứng tốt các yêu cầu về độ trúng và độ chụm. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Việt Nam trang bị khí tài đặc biệt cho xe tăng lội nước PT-76. (nguồn QPVN)
Theo đó hình ảnh chiếc xe tăng PT-76 với khẩu pháo “lạ” xuất hiện trong đợt diễn tập thực binh đánh địch đổ bộ đường biển trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Trị năm 2018, và nếu so sánh với mẫu pháo D-56TS trên những chiếc PT-76B vốn phổ biến trong quân đội ta thì khẩu pháo “lạ” trên có sự khác biệt khá lớn về thiết kế. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Và dựa trên tìm hiểu của Kiến Thức, khẩu pháo “lạ” trên PT-76 tham gia diễn tập ở Quảng Trị hóa ra có một lai lịch khá đặc biệt khi nó chính là tiền thân của pháo D-56TS hiện nay và có tên mã là D-56T. Trong ảnh khoanh đỏ chính là pháo D-56T với thiết kế giảm giật đầu khác biệt hoàn toàn so với D-56TS. Nguồn ảnh: Báo Quảng Trị
Cũng từ hình ảnh trên có thể xác định chiếc PT-76 với pháo D-56T là mẫu sản xuất loạt đầu tiên của dòng tăng PT-76, hay nói cách khác nó là “anh cả” của PT-76B Việt Nam đang dùng. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Một trong những điểm khác biệt chính trên PT-76 đời đầu là sử dụng nòng pháo D-56T khác hẳn nòng D-56TS trên PT-76B, không có bọng hút khói thuốc phóng (nằm ở 2/3 nòng), giảm giật kiểu rãnh kéo dài từ đầu nòng, không có hệ thống ổn định giúp tăng bắn pháo trong khi di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Thế hệ PT-76 này còn được gọi là Object 740 hay PT-76 Model 1951, được sản xuất trong giai đoạn từ 1951-1957. Tuy nhiên giữa PT-76 và PT-76B vẫn có điểm chung đó là khung gầm bánh xích với thiết kế gần như không đổi. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Trước khi sử dụng D-56TS, PT-76B còn được trang bị một mẫu pháo 76.2mm khác là là D-56TM nhưng nó gần như không khác gì so với D-56T ngoài việc được trang bị giảm giật đầu mới. Lên đến D-56TS, mẫu pháo này được trang bị thêm hệ thống ổn định hai trục. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Từ những điểm trên có thể thấy, Binh chủng Tăng – Thiết giáp Việt Nam được trang bị gần như đầy đủ các biến thể cải tiến của xe tăng lội nước PT-76 do Liên Xô chế tạo trong giai đoạn từ 1951 cho đến 1969. Khi ngay đến cả phiên bản “cỗ” nhất là PT-76 Model 1951 chúng ta cũng có. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Hiện tại PT-76 là một trong hai dòng xe tăng chiến đấu chính của Binh chủng Tăng – Thiết giáp và nó cũng là dòng xe tăng hoi hiếm của chúng ta có khả năng lội nước. Tuy nhiên để có được tính năng này, PT-76 đã phải cắt giảm đáng kể lớp giáp bảo vệ chính của xe (tối đa chỉ 25mm phía trước tháp pháo chính). Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Vận hành cỗ xe tăng này cần ít nhất ba binh sĩ gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ. Trong đó thời gian đào tạo khung đối với một kíp lái PT-76 là khoảng 6 tháng. Trong đó nội dung khó nhất vẫn là kỹ năng điều khiển khối thép hơn 14 tấn này vượt chướng ngại nước. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Trong thời gian gần Việt Nam cũng đã bắt đầu có những đề án cải tiến và nâng cấp PT-76, trong đó đáng chú ý nhất là tích hợp khí tài ngắm bắn ngày – đêm cho cỗ xe tăng này. Việc bổ sung khí tài ngắm bắn ban đêm có tầm hoạt động trên 1.000 m nhưng không gây ảnh hưởng đến các thành phần kết cấu khác và thao tác của kíp xe là yêu cầu cấp thiết. Nguồn ảnh: QPVN.
Thiết bị quang điện tử hoàn toàn mới mang tên DNS-PT-76 được ra đời trong khoảng thời gian chỉ 6 tháng, có thể quan sát cả ngày lẫn đêm nhờ tích hợp camera đặc chủng, hình ảnh sẽ được đưa qua màn hình vào xe với các thước ngắm cho từng loại đạn và cự ly khác nhau để trắc thủ theo dõi và ngắm bắn. Nguồn ảnh: QPVN.
Kết quả thu được cho thấy cự ly quan sát trong đêm tối lên tới 1.500 m, hình ảnh quan sát trên màn hình trực quan, pháo thủ dễ dàng thao tác kết quả bắn đạn thật, đáp ứng tốt các yêu cầu về độ trúng và độ chụm. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Việt Nam trang bị khí tài đặc biệt cho xe tăng lội nước PT-76. (nguồn QPVN)